Lai rai thịt nướng than hoa bên Hồ Tây
Món thịt nướng than hoa giữ được chất ngọt tươi và hương thơm tỏa ra gây kích thích ‘tâm hồn ăn uống’ của nhiều người.
Nướng là một trong những món ăn đường phố hấp dẫn ở Việt Nam. Trước đây, các cửa hàng thường sử dụng bếp cồn nhưng có thêm chút dầu ăn và bơ vào thực phẩm nên tạo cảm giác hơi ngấy. Một vài năm trở lại đây, đồ nướng than hoa được nhiều người ưa thích và lựa chọn, đặc biệt là lúc tụ tập bạn bè lai rai ngày cuối tuần.
Nướng than hoa loại bỏ muội than nên ít ảnh hưởng đến thức ăn và sức khỏe. Thực đơn nướng than hoa rất đa dạng, trong đó các món phổ thông mà quán nào cũng thường có là thịt bò, thịt lợn, nội tạng như dạ dày, lòng non…
Trong quá trình tìm hiểu về đồ nướng than hoa, người viết bài này được một số “tín đồ” món nướng giới thiệu tới một quán đường Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội). Dọc con đường dài chừng hơn 2km có tới hơn chục quán nướng nhưng chỉ duy nhất quán này bán đồ nướng bằng than hoa.
Quán khá gần hồ Tây, là điểm đến quen thuộc của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ vì thực phẩm ở đây có dạ dày, nầm, lòng non, bò, sụn, ba chỉ…được tẩm ướp ngon, sạch sẽ và giá bình dân.
Anh Nguyễn Chiến Thắng là chủ quán cho biết, khâu tẩm ướp rất quan trọng, nó quyết định đồ nướng có ngon hay không. “Có nhiều thứ gia vị để ướp như tỏi, hành khô, hạt tiêu, xả, hạt nêm… nhưng không phải loại thịt nguyên liệu nào cũng ướp giống nhau về gia vị, liều lượng”, anh Thắng chia sẻ.
Khách đến đây sau khi gọi món thì chủ động bày thịt vào vỉ nướng trên bếp than hoa cháy đỏ rực. Mùi thơm bắt đầu bốc lên ngào ngạt, cuốn theo gió hồ Tây lan tỏa khắp phố. Quả thật, khó ai có thể cưỡng lại được mùi thịt nướng than hoa tỏa khói thơm lừng.
Lai rai từng món nướng nóng hổi, chấm với nước mắm hoặc muối tiêu ớt cay cay rất thú vị. Dải thịt ba chỉ có sụn không chỉ thơm ngậy mà miếng sụn giòn sần sật sẽ làm thực khách nao lòng. Thịt nướng than hoa ăn kèm với bánh mì, những loại rau quả như xoài bao tử chua ngọt, củ đậu hay dưa chuột chẻ… Giá cả ở quán này khá bình dân, một đĩa thịt bò là 60.000 đồng, còn thịt lợn các loại là 50.000 đồng.
Hà Nội đang ở những ngày chuyển sang mùa hè, thời tiết vương chút se lạnh. Đây là dịp lý tưởng để những tín đồ của món nướng tụ tập bạn bè thưởng thức món ăn đường phố độc đáo này như lời tạm biệt những ngày đông rét buốt.
Theo PNO
8 món ăn vặt đặc trưng của Sài Gòn
Kem nhãn, nước sâm, bột chiên, bánh tráng trộn... được ví như những cô gái Sài Gòn chân phương, giản dị song cũng đầy sức hút.
Há cảo
Video đang HOT
Ảnh: Báo Mới
Ảnh: Báo Mới
Với giá thành mềm, dễ ăn, há cảo là một trong những món xuất hiện với mật độ dày quanh các trường từ tiểu học đến đại học của Sài Gòn.
Có hai loại há cảo là há cảo hấp và há cảo chiên. Khác nhau trong khâu chế biến cuối cùng nên mỗi món ăn mang lại hương vị khác nhau. Há cảo hấp ngọt mềm, há cảo chiên giòn rụm, thơm đậm. Cả hai món này đều dùng kèm rau răm và có chung một món nước chấm. Nước chấm của món ăn này là hỗn hợp của tương, giấm và ớt.
Bánh flan
Ảnh: Hoàng Nhi
Ảnh: Forum.zing.vn
Bánh flan hay còn gọi caramen là một trong những món quà vặt có sức ảnh hưởng không nhỏ đến tín đồ ăn vặt.
Bánh có cách làm khá đơn giản, nhưng để có ổ bánh mịn màng không rỗ mặt là sự kết hợp không dễ dàng giữa tỷ lệ trứng và sữa. Món bánh này thường được dùng chung với đá bào mỏng (đập nhuyễn) và cà phê. Bánh flan hấp dẫn thực khách với vị mềm mịn, béo ngọt của bánh, thơm nồng, đắng nhẹ của cà phê.
Ngoài bánh flan thông thường, tại khu chung cư Chợ Quán (Q. 5) còn có món bánh flan nước cốt dừa trứ danh.
Nước sâm
Ảnh: Hoàng Nhi
Nước sâm được ví như món nước có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, giải khát, giải độc nên được người Sài Gòn ưa chuộng. Cách nấu nước sâm tưởng như đơn giản nhưng khá cầu kỳ với hàng loạt công đoạn khác nhau. Bù lại, món nước này có thể được nấu từ một loại nguyên liệu (sâm bí đao) hay hàng loạt nguyên liệu khác.
Bạn có thể thưởng thức nước sâm ở bất kỳ con đường nào của Sài Gòn. Điểm bán nước sâm được nhiều người đánh giá ngon nhất tọa lạc ngay ngã ba Điện Biên Phủ - Đinh Tiên Hoàng.
Gỏi khô bò
Ảnh: Huỳnh Hằng
Nhắc đến gỏi khô bò, không ai không nhớ đến hương, vị cùng cách bán không đụng hàng của món này ở công viên Lê Văn Tám.
Gỏi khô bò hay còn gọi gỏi đu đủ, xập xập gồm đu đủ bào mỏng, khô bò, đậu phộng, rau răm, bánh phồng tôm. Thành phần quan trọng nhất của món ăn này là nước trộn gỏi - hỗn hợp của nước tương, giấm. Món ăn là sự tổng hòa giữa các cị chua, cay, ngọt, mặn, giòn của các thành phần trên.
Kem nhãn
Ảnh: An Huỳnh
Tạo lạc trên đường Trương Hán Siêu, kem nhãn chú Tám từ lâu là một điểm đến quen thuộc của người mê quà vặt.
Kem được làm từ nhãn tươi và cùi nhãn cũng không được xay mịn nên khi nhấm nháp, thỉnh thoảng bạn sẽ cảm nhận được vị thơm, ngọt của loại trái cây này. Điều thú vị là nếu những loại kem khác, gồm kem của Pháp, Mỹ, Úc... khi dọn cho khách thường kèm theo hàng loạt nguyên phụ liệu khác nhau để vừa bắt mắt, vừa để khách "đổi vị", thì kem nhãn của quán chỉ có đậu phộng rang vàng. Dân dã như vậy nhưng không ít thực khách nhận định, món kem tại đây hấp dẫn không kém so với các loại kem khác.
Bánh tráng trộn
Ảnh: Zingme
Bánh tráng trộn là sự kết hợp nhuần nhuyễn của nhiều nguyên vật liệu, từ miếng bánh tráng dai mỏng, miếng khô bò cay thơm, trứng cút béo mềm, chua thơm của tắc, chua thanh của xoài, cay nồng ớt sa tế, thơm thơm muối tôm... Nhờ nhiều vị như thế mà món ăn này chiếm được cảm tình thực khách nhiều độ tuổi.
Bạn có thể thưởng thức món ngon này ở bất kỳ đường phố, con hẻm nào của Sài Gòn, nhưng nhộn nhịp và tập trung nhất là đường Trần Hưng Đạo (khúc giao nhau giữa Trần Hưng Đạo - Nguyễn Thái Học) và đường Nguyễn Văn Cừ (khúc trước trường PTTH Lê Hồng Phong).
Chuối nếp nướng
Ảnh: Zingme
Chuối nếp nướng khá đơn giản với chuối sứ chín vừa, lột vỏ, bọc xôi nếp trộn nước cốt dừa, gói lá chuối bên ngoài và nướng trên lửa than. Món này dùng kèm với nước cốt dừa và đậu phộng rang chín đập dập. Đơn giản như thế nhưng những buổi chiều "buồn miệng", người ta thường khó cưỡng hương thơm của món này từ xe chuối nướng đi ngang.
Bột chiên
Ành: Zini.vn
Bột chiên được làm từ bột nếp. Sau khi nhào nặn, tán đều để có thành phẩm là những khối bột có độ dai, mềm nhất định, bột được cắt thành những khối vuông khoảng đầu ngón chân cái.
Khi có khách gọi món, người bán sẽ xúc ít bánh, cho lên chiếc chảo gang đã có sẵn dầu nóng, đảo đều. Khi bánh đã có độ chín, thơm, giòn nhất định, người bán tiếp tục đập thêm trứng gà cho các miếng bột kết với nhau. Cuối cùng là cho thêm chút tỏi, cải muối và hành lá xắt nhỏ.
Vị dẻo, thơm, giòn của bột hòa cùng vị béo mềm của trứng gà, thơm thơm của hành lá, nồng nồng cải muối mặn nhẹ, của nước tương pha loãng khiến thực khách ăn tù tì đến hết hay no bụng mới dừng lại.
Theo MNMN
Đổi gió với bánh mì sốt vang phố Khương Đình Bánh mì sốt vang phố Khương Đình không chỉ có khá nhiều thịt mà còn rất lạ miệng và đẹp mắt do được nấu cùng khoai tây, cà rốt. Vào những ngày thời tiết giao mùa của Hà Nội, bánh mì sốt vang trở thành một món ăn "hot" và được rất nhiều người ưa thích. Cùng với bánh mì Đình Ngang, Thái...