Lai rai mùa ốc bươu đồng
Nhà mợ tôi ở vùng chiêm trũng huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, ao hồ bọc quanh vườn, nơi có nhiều bông sen, lục bình, bèo… thường là nơi lý tưởng cho ốc bươu trú ngụ, ẩn nấp.
Ốc bươu hấp sả gừng ẢNH: VĂN HOÀNG
Những ngày tháng ba, như một cái hẹn của đất trời, khí hậu ấm áp, ao hồ trong vườn nhà, nước cũng cạn dần, thời điểm này ốc bươu con nào con nấy thân tròn mập, thịt ngọt. Chỉ cần trang bị một cái thùng hoặc giỏ, chúng tôi lội xuống dùng tay “chộp” từng con cho vào giỏ.
Cứ thế đến khi những giọt mồ hôi thấm đầy lưng, ốc đủ đầy chúng tôi mới quay về. Lần nào chúng tôi bắt ốc về mợ đều lựa lại, tôi cũng phụ giúp mợ lựa ốc. Thường mợ loại bỏ những con ốc bươu vàng. Ốc bươu đen dùng để chế biến món ngon có miệng tròn hơn, cái mày ốc gần như bằng với miệng nó, còn con ốc bươu vàng thì mày của nó lõm sâu vào trong nhiều.
Vườn nhà mợ như một xứ cây, bao giờ cũng có sẵn vài bụi gừng, sả, vài cây chanh, ổi… loại nào cũng xanh mướt lá, cho trái củ quanh năm. Một vòng quanh sau nhà đã bẻ được ít lá ổi, lá sả, nhổ thêm vài bụi sả, củ nghệ, gừng.
Trong khi mợ đi tìm chọn các loại gia vị thì chúng tôi khẩn trương mỗi người một tay đảm nhiệm công đoạn sơ chế. Ngâm ốc với nước, không quên cắt vài lát ớt hoặc rải ớt bột cho thật cay, chỉ chừng dăm phút ốc đã há miệng, nhả hết cát, bùn. Sau đó, tiếp tục dội sạch bằng nước lã, cứ làm như thế, chừng 3 đến 4 lần. Mợ đưa mắt tìm dao, khi cái thớt vừa đặt xuống nền đất, chúng tôi mỗi người một tay chặt đuôi ốc, thoăn thoắt từng con.
Video đang HOT
Công đoạn sơ chế xong, phải liền tay chế biến ốc mới ngon. Ốc bươu “dễ thương” ở chỗ chế biến kiểu gì cũng ngon, tùy thời tiết, tâm trạng, tình huống, sức khỏe… mà biến tấu ốc bươu theo từng món khác nhau. Món nào cũng mê hoặc những tâm hồn ẩm thực đồng quê.
Món ốc bươu hấp ngon nhất là ăn ngay sau khi chế biến xong
Ốc bươu sau khi luộc chỉ lấy thịt ốc xắt lát xào tiêu, xào nghệ thơm đến… sôi cả ruột những ngày giá lạnh. Ốc bươu nấu cháo giải nhiệt những ngày hè nóng bức, đấy là chưa kể ốc bươu nướng, chả, gỏi ốc bươu… Đặc biệt, ốc bươu hấp chanh sả, gừng thơm nồng mùi thảo mộc, dành cho cả nhà bất kể thời điểm nào.
Một điều lạ, ốc bươu hấp chế biến đơn giản nhưng luôn chiều lòng người, gia đình nhiều thế hệ ai cũng khoái món này. Ốc sau khi đã sơ chế cho vào hấp cách thủy với các loại củ gừng, lá sả, ổi… kèm theo một số phụ gia cần thiết như ít dầu, bột nêm… Chỉ mươi phút sau trong nồi kín, ốc tự tiết ra nước, gia vị thấm đều trong từng thớ thịt.
Khi nhấm nháp ốc bươu hấp, không cần dùng que khều, chỉ gõ nhẹ phần lưng hai con ốc lại với nhau thì phần thịt sẽ nhanh chóng tuột ra ngoài. Cứ thế chấm một chút nước mắm gừng rồi từ từ thưởng thức hương vị thơm của sả, béo, dai, ngọt của thịt ốc quyện với vị đậm đà của nước mắm.
Món ốc bươu hấp ngon nhất là ăn ngay sau khi chế biến xong, để hương vị của món ăn vẫn còn lưu giữ vẹn nguyên. Thường ốc bươu hấp có bạn đi kèm là cơm hoặc bún, nhưng đôi khi cũng chỉ để đưa cùng chén rượu nếp bên bếp lửa. Giản đơn vậy mà mỗi lần nghe mợ ở quê nhắc ốc bươu là muốn vượt mấy chục cây số chỉ để được xắn quần bắt ốc, rộn ràng các bước chế biến rồi hít hà, nhân nha từng con ốc để cảm nhận hương đồng gió nội mà chốn thành thị không dễ gì tìm kiếm được.
Món gà nướng mặt trời "có một không hai", 20 năm vẫn "cháy hàng"
Món gà nướng truyền thống của Thái Lan đã được một đầu bếp địa phương biến tấu với cách chế biến "có một không hai"... bằng năng lương mặt trời.
Trong"bản đồ du lịch" Thái Lan, ít người nhắc đến Phetchaburi. Thế nhưng với những tín đồ du lịch mê khám phá ẩm thực địa phương thì đây lại là điểm đến thú vị. Tại đây, họ có cơ hội thưởng thức món gà "có một không hai" mang tên... gà nướng mặt trời.
Phetchaburi là một tỉnh nằm cách Bangkok khoảng hai tiếng rưỡi đi xe về phía nam. Đến đây, bạn có thể hỏi người dân địa phương về ông chủ quán hàng rong tên Sila Sutharat - người chuyên cung cấp món gà nướng gai yang được nấu trên ngọn lửa mặt trời suốt hơn 20 năm qua.
Ở tuổi 60 với hơn 20 năm làm gà nướng mặt trời, Sila Sutharat có cực kì nhiều kinh nghiệm. Trước khi đổi sang cách nấu "có một không hai", ông Sutharat cũng giống như hầu hết những đầu bếp khác, đều nướng món gà truyền thống của người Thái bằng lửa than.
Cho đến một ngày nóng nực năm 1997, khi ông đang ngồi ở quầy hàng của mình, thảnh thơi đưa mắt ngắm nhìn xe buýt và các phương tiện khác đi ngang qua, ông chợt nhận ra: một sức nóng khủng khiếp của mặt trời phản chiếu lên mình từ một chiếc xe buýt đi qua. Cũng giây phút đó ông nảy ra ý tưởng nấu nướng mới. Ông đã bắt tay thử nghiệm việc đặt gương ở các vị trí khác nhau sao cho có thể tập trung ánh sáng vào một vị trí.
Sau đó không lâu, ông sáng tạo ra loại lò nướng ngoài trời đặc biệt từ khung sắt lớn và khoảng 1.000 tấm gương nhỏ đặt trên đó, tập trung ánh nắng vào những con gà đã được tẩm ướp cẩn thận. Chính "chiếc bếp mặt trời" đã giúp làm nên món gà gai yang vàng đều, không bị ám đen hay ám khỏi như những miếng thịt nướng trên lửa than khác.
"Chiếc bếp này" có thể tạo ra nhiệt lượng tới 312 độ C, tức là có thể nướng chín một con gà 1,2kg trong vỏn vẹn 12 phút. Thời gian tốt nhất để nướng là 7-10h sáng và 14-17h chiều.
Món gà "ra lò" vàng ruộm, đậm đà, da giòn tan. Chính vì cách làm đặc biệt tạo ra hương vị đặc biệt cho món ăn truyền thống mà quán của ông bán được trên 40 con gà mỗi ngày. Nhiều khách hàng từ tận Bangkok tìm đến mua.
Bà Mali Pansari vợ của ông Sila Sutharat luôn chân luôn tay đóng gói món gà nướng mặt trời.
Ông Sutharat tự hào cho biết: ánh sáng mặt trời hoàn toàn miễn phí, là nguồn đốt bền vững, sạch sẽ không giống như than hay các loại khí đốt khác. Bên cạnh đó, chiếc bếp mặt trời còn mang đến màn trình diễn ẩm thực bắt mắt, thu hút thực khách. "Chúng tôi đã tiết kiệm được khá nhiều tiền chất đốt nhưng số lượng hàng bán được lại tăng gấp nhiều lần", ông cho hay.
Nhược điểm duy nhất của phương pháp nấu ăn này là ông Sutharat không thể nấu ăn khi mặt trời lặn.
Món ngon với rong biển vừa dễ ăn vừa tăng tuổi thọ Rong biển chứa rất nhiều chất dinh dưỡng làm giảm sự hấp thụ nicotine, giúp độc tố và các chất chuyển hóa nhanh ra khỏi cơ thể. Rong biển là thực phẩm chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe đánh giá sự kết hợp của rong biển, tảo bẹ và đậu phụ là một sự...