Lại phát hiện Công ty Môi trường đô thị Kỳ Anh xử lý rác trái phép
Lực lượng chức năng Hà Tĩnh vừa phát hiện và lập biên bản đình chỉ Công ty CP Tư vấn xây dựng Quản lý môi trường đô thị Kỳ Anh (gọi tắt Công ty Môi trường đô thị Kỳ Anh) xử lý rác trái phép. Rác mà công ty này đưa vào đốt là một lượng lớn hải sản chưa rõ nguồn gốc.
Tối 19.12, Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Hà Tĩnh nhận được tin báo tại nhà máy xử lý rác sinh hoạt của Công ty môi trường đô thị Kỳ Ạnh ở thôn Nam Xuân Sơn xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh đang có hành vi đốt các chất thải trái phép nên đã phối hợp lực lượng chức năng ập vào kiểm tra.
1,2 tấn hải sản đưa vào Công ty Môi trường đô thị Kỳ Anh xử lý bị lực lượng chức năng phát hiện lập biên bản.
Ghi nhận của PV Dân Việt, tại hiện trường vào lúc 20h27 phút ngày 19.12, đại diện đoàn liên ngành đã lập biên bản yêu cầu nhà máy xử lý rác của Công ty Môi trường đô thị Kỳ Anh dừng ngay việc xử lý rác trái phép. Đoàn liên ngành gồm: ông Phan Đăng Hùng – cán bộ Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Hà Tĩnh, ông Nguyễn Minh Diễn – Trưởng Phòng Tài nguyên & môi trường huyện Kỳ Anh, ông Nguyễn Gia Ngọc – cán bộ đội điều tra Công an huyện Kỳ Anh, ông Hoàng Nhật Quang – Trưởng Công an xã Kỳ Tân và ông Nguyễn Hồ Phương – công chức địa chính xã Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh.
Số hải sản này chủ yếu là cá, mực hư hỏng chưa rõ nguồn gốc.
Video đang HOT
Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện, ở lò đốt số 2 của Công ty Môi trường đô thị Kỳ Anh đang đốt hải sản và yêu cầu công nhân dừng ngay hành vi đốt rác trái phép. Số rác được bọc trong bao tải gồm 41 bao hải sản với khối lượng 1.200kg (1,2 tấn), 46 bao đựng vỏ trấu (vỏ lúa).
Theo lời khai của công nhân đốt rác Nguyễn Văn Chanh: “Khoảng 17h35, có một xe tải loại 1,4 tấn chở số hải sản và vỏ trấu nói trên. Sau đó anh Hòa – Giám đốc Công ty Môi trường đô thị Kỳ Anh điện thoại bảo tôi đốt thử lò cùng với số hải sản và số vỏ trấu nói trên”. Tại thời điểm kiểm tra, tại lò đã đốt được khoảng 10 bao tải trong đó có 5 bao đựng hải sản, 5 bao đựng trấu.
Lợi dụng đêm tối để đốt.
Theo trình bày của anh Nguyễn Hồ Phương – đại điện UBND xã Kỳ Hà, số hải sản trên là của 2 chủ hộ dân Trần Đình Lăng và Trần Thị Thinh trú tại thôn Hải Hà, xã Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh. Hai chủ hộ trên khai với UBND xã Kỳ Hà số hải sản này do hư hỏng sau bão số 10 năm 2017. Ngày 23.11 vừa qua, tổ công tác của thị xã Kỳ Anh, UBND xã Kỳ Hà tiến hành kiểm tra số hải sản trên, sau đó 2 chủ hộ này có đơn đề nghị UBND thị xã Kỳ Anh, UBND xã Kỳ Hà tiêu hủy số hải sản trên và hỗ trợ kinh phí.
UBND xã Kỳ Hà đã có văn bản đề nghị Công ty Môi trường đô thị Kỳ Anh xử lý số hải sản này. Vì vậy, chiều 19.12, UBND xã Kỳ Hà thông báo cho 2 chủ hộ chở số hải trên lên nhà máy xử lý rác của Công ty Môi trường đô thị Kỳ Anh để tiêu hủy.
Cảnh sát môi trường phối hợp với lực lượng chức năng lập biên bản.
Theo trình bày của ông Lê Anh Tài – Phó GĐ Công ty Môi trường đô thị Kỳ Anh: “Từ ngày 10 đến 15.12, Công ty nhận được 2 công văn của UBND xã Kỳ Hà, Trưởng phòng y tế thị xã Kỳ Anh nhờ Công ty tạo điều kiện tiêu hủy số hải sản nói trên (không có hợp đồng) nên chiều 19.12, hai hộ dân và UBND xã Kỳ Hà chở số hải sản đi tiêu hủy. Công ty chúng tôi đủ đảm bảo điều kiện để đốt và xử lý số hải sản nói trên”.
Tuy nhiên, sau khi lấy lời khai của các bên liên quan, đoàn kiểm tra liên ngành kết luận: “Việc xử lý chất thải sau sản xuất (đặc biệt là hải sản chưa rõ nguồn gốc) của Công ty Môi trường đô thị Kỳ Anh là chưa đúng theo quy định, khi chưa có kết quản phân tích mẫu và được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Yêu cầu Công ty dừng ngay việc xử lý, phối hợp với UBND xã Kỳ Hà quản lý bảo quản chờ ý kiến của cấp có thẩm quyền. UBND xã Kỳ Tân có trách nhiệm giám sát việc quản lý bảo quản số hải sản trên. Đoàn công tác có trách nhiệm báo cáo sự việc trên cho UBND huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh, Sở TNMT, UBND tỉnh Hà Tĩnh xem xét xử lý”.
Trước đó, vào ngày 14.12, UBND tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định xử phạt hành chính Công ty CP Tư vấn xây dựng Quản lý môi trường đô thị Kỳ Anh do ông Lê Quang Hòa làm Giám đốc với số tiền 450 triệu đồng về hành vi “Chôn lấp, đổ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường trái quy định về bảo vệ môi trường”.
Theo Danviet
Gây thất thoát, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng, 5 cán bộ xã lĩnh án
Từ năm 2008 đến 2016, nhiều cán bộ xã Hương Lâm, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã câu kết lập hồ sơ thanh toán không đúng quy định, chi sai nguyên tắc, làm thất thoát ngân sách nhà nước hàng trăm triệu đồng...
Các bị cáo tại phiên xét xử
TAND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) vừa xét xử 5 cán bộ xã Hương Lâm (huyện Hương Khê) về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo cáo trạng, thực hiện Quyết định 112/CP/2007 ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ học sinh con hộ nghèo và kinh phí xây dựng NTM thuộc chương trình 135; Quyết định 160/2007-TTg ngày 17/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển KT-XH, QP-AN các xã biên giới Việt - Lào, Campuchia; Quyết định số 800 ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020, UBND xã Hương Lâm được phân bổ tổng số tiền hơn 12 tỷ đồng.
Từ đầu năm 2008 đến tháng 6/2016, Đinh Viết Mạnh, Chủ tịch UBND xã, Phan Văn Thông, Bí thư Đảng ủy xã, Võ Thị Hồng Nhung, kế toán ngân sách xã, Nguyễn Thị Thuận, thủ quỹ xã đã lập khống 90 bộ hồ sơ hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng, giấy xin thanh toán, giấy rút vốn giải ngân tại Kho bạc Nhà nước với tổng số tiền gần 2,2 tỷ đồng. Quản lý tùy tiện không ghi vào sổ nhật ký thu, chi kế toán tiền mặt và sổ quỹ tiền mặt mà lập sổ riêng theo dõi các khoản chi ngoài quỹ ngân sách trái nguyên tắc về tài chính gây thất thoát số tiền hơn 536,2 triệu đồng.
Đối với Đinh Văn Hồng, Trưởng ban tài chính đã 2 lần lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ để chiếm đoạt gần 45,3 triệu đồng.
Khi sự việc bị phát hiện, Đinh Viết Mạnh, Phan Văn Thông, Võ Thị Hồng Nhung đã khắc phục hậu quả, mỗi người nộp 30 triệu đồng; Nguyễn Thị Thuận nộp 10 triệu đồng; Đinh Văn Hồng đã khắc phục hậu quả, giao nộp đủ số tiền chiếm đoạt.
Căn tính chất tội phạm, vai trò của từng bị cáo, tình tiết giảm nhẹ tại phiên tòa, TAND huyện Hương Khê phạt bị cáo Đinh Văn Hồng 42 tháng tù giam; Đinh Viết Mạnh, Phan Văn Thông mỗi người 36 tháng tù treo; Võ Thị Hồng Nhung 30 tháng tù treo; Nguyễn Thị Thuận 24 tháng tù treo;
Xuân Sinh
Theo Dantri
Hai đối tượng người Lào "cắt rừng" đưa lượng lớn ma túy về Việt Nam Nhận túi ma túy gồm 1 bánh heroin và 2000 viên hồng phiến, Xồng Lò và Pó Xồng "cắt rừng" theo đường tiểu ngạch sang địa phận Việt Nam. Khi đến địa phận xã Sơn Hồng (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh), cả hai bị lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ Hai bị cáo tại phiên xét xử Ngày 14/12, TAND tỉnh...