Lại một thi thể ‘cậu bé di cư nằm trên bờ biển’ khiến thế giới bàng hoàng
Một chiếc thuyền chở 120 người di cư đã bị chìm trên đường đến đảo Lesbos của Hy Lạp. Trong số đó có những đứa trẻ nhỏ bé và đáng thương.
Năm 2015, hình ảnh cậu bé tị nạn Syria 3 tuổi nằm chết trên bờ biển gần khu nghỉ dưỡng Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ đã làm cả thế giới bàng hoàng, trở thành hình ảnh đại diện cho những hành trình tị nạn đầy khắc nghiệt.
Trong nỗi ám ảnh đau đáu đó, đầu năm 2016, cả thế giới tiếp tục bị chấn động một lần nữa về một bức ảnh ghi lại cảnh một sĩ quan cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ nhẹ nhàng nâng cậu bé đáng thương nằm chết trên bãi biển đặt vào trong một chiếc túi chứa thi thể.
Thi thể một bé trai được cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ nâng nhẹ nhàng và đặt vào chiếc tụi đựng thi thể.
Đứa trẻ đáng thương này nằm trong số 120 người tị nạn đang cố gắng vượt biển từ đất liền Thổ Nhĩ Kỳ để đến được đảo Lesbos của Hy Lạp, một chặng dừng chân quen thuộc của người di cư để tìm cách nhập cảnh vào châu Âu.
Tuy nhiên, chiếc thuyền của họ cũng cùng chung số phận với nhiều chiếc thuyền di cư trước đó bị nhấn chìm trong những cơn sóng dữ. Những cảnh sát bảo vệ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng kiếm tìm những người sống sót.
Nhiều người trong số họ nhảy xuống biển và bơi đến nơi an toàn nhưng nhiều người khác vẫn bị mắc kẹt. Vào sáng ngày 30/1, thi thể của những người không mau mắn đã bắt đầu trôi về phía bờ biển, gần khu nghỉ mát của Ayvack, anakkale, Thổ Nhĩ Kỳ.
Video đang HOT
Người dân địa phương kinh hoàng khi chứng kiến các thi thể mắc kẹt trên bờ biển. Trong số đó còn có một em bé cùng chiếc mũ len màu xanh che đi gương mặt đang phơi mình trên bờ biển lạnh lẽo.
Thị trưởng Mehmut Sahin cho biết: “Sáng sớm người dân địa phương tỉnh dậy vì tiếng la hét của những người di cư và chúng tôi đã triển khai công tác cứu hộ ngay lúc đó. Tôi sợ rằng số người chết sẽ còn tăng khi các thợ lặn tiếp tục tìm kiếm”.
Lực lượng cứu hộ cho biết họ đã cứu ít nhất 60 người di cư đến từ các nước và đưa họ đến bệnh viện trong tình trạng bị hạ thân nhiệt.
Một người phụ nữ may mắn sống sót bật khóc nói rằng: “Chúng tôi rất đau buồn. Ít nhất 20 người bạn của tôi vẫn đang mất tích. Những người trên tàu đến từ Syria, Afghanistan và Miến Điện”.
Thi thể một em bé cùng chiếc mũ len màu xanh nằm trên bờ biển.
Thi thể em nhỏ bé, nằm trơ trọi giữa bờ biển hoang vắng và lạnh lẽo.
Cảnh sát bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục tìm kiếm người di cư bị mất tích. Nhiều thi thể vẫn bị mắc kẹt trên bờ biển.
Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cho biết đã có khoảng 244 người di cư đã bị chết đuổi ở Địa Trung Hải trong đầu năm nay, trong khi 55.568 người sống sót sau cuộc hành trình di cư khắc nghiệt. Hơn một triệu người di cư đến Châu Âu năm ngoái và một số 3.600 chết hoặc đã đi mất tích.
Thảm kịch chìm thuyền di cư mới nhất này xảy ra sau 4 tháng diễn ra vụ chìm thuyền gây chấn động thế giới. Chiếc thuyền của em bé Syria Alan Kurdi đã bị đắm vào tháng 9/2015. Khiến 26 người di cư bị chết đuối. Alan Kurdi cùng với người anh trai năm tuổi, Galip, và mẹ của họ, Rehan đều thiệt mạng trong chuyến đi định mệnh này.
Hình ảnh cậu bé tị nạn Syria 3 tuổi nằm chết trên bờ biển gây chấn động thế giới năm 2015.
Theo Xã hội
Báo chí toàn cảnh 31/1: Tương lai u ám của Hiệp ước Schengen
Các báo tại châu Âu tuần qua đều có bài về tương lai u ám của một hiệp ước được coi là thành tựu lớn nhất của châu Âu bãi bỏ biên giới, đi lại tự do không cần xin phép.
Tờ Mặt trời 24h của Italy đặt trên trang nhất bài "Khủng hoảng tỵ nạn đe dọa Hiệp ước Schengen". Tờ Thời báo Thụy Sĩ có bài "Làm thế nào để cứu Schengen khỏi cái chết lâm sàng". Báo Tấm gương hàng ngày của Đức đặt tít "Schengen bên bờ vực". Còn tờ Thời báo tại Ireland, nước không ký hiệp ước về đi lại tự do, có bài "Nếu không xử lý được vấn đề Schengen, các nước châu Âu sẽ phải tái lập biên giới quốc gia".
Trong khi đó, "Đàm phán căng thẳng về số phận của khối Schengen" là đầu đề một bài trên báo Thế giới của Pháp. Còn tại Hy Lạp, tờ Kathimerini nhấn mạnh: "Liên minh châu Âu gây sức ép về Schengen".
Sức ép ở đây là với Hy Lạp. Trong bài "Hy Lạp trước nguy cơ bị khai trừ khỏi khối Schengen", về cuộc họp không chính thức của Ngoại trưởng 28 nước hôm 25/1 tại Amsterdam, trên tờ Diário de Notícias của Bồ Đào Nha viết rằng: "Chính phủ Hy Lạp bị chê trách là đã bất lực trước làn sóng tỵ nạn, một số nước muốn Hy Lạp phải ra khỏi khối Schengen". Lý do bởi đa số người tỵ nạn vượt Địa Trung Hải tới bờ Hy Lạp, lợi dụng chính sách đi lại tự do, đã dễ dàng từ Hy Lạp đi sang các nước khác trong khối Schengen. Nếu Hy Lạp bị cách ly khỏi khối Schengen, người tỵ nạn sẽ không còn hy vọng qua Hy Lạp mà đi lên phía Bắc được nữa.
Một số nước kêu gọi Ủy ban châu Âu áp dụng điều 26 trong Hiệp ước Schengen, cho phép một quốc gia tái lập kiểm soát biên giới khi an ninh bị đe dọa. Báo La Vanguardia của Tây Ban Nha nhắc lại là "đang có 6 nước áp dụng phần nào điều khoản này với mức độ nhiều ít khác nhau. Đó là Đức, Áo, Pháp, Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy". Bài báo bình luận: "Các nước châu Âu đã thất bại, không thể đối phó với làn sóng tị nạn lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai".
Theo_VTV
Thụy Điển tính trục xuất 80.000 người tị nạn, Đan Mạch tịch thu tài sản Thụy Điển đang tính trục xuất tới 80.000 người di cư trong thời gian tới, sau khi tiếp nhận 163.000 người xin tị nạn năm 2015. Trong khi đó, Đan Mạch tịch thu tài sản của người nhập cư để hạn chế lượng người đổ về. 163.000 người xin tị nạn đã đổ về Thụy Điển năm 2015. (Ảnh: AFP) Thông tin được...