Lái máy bay bỏ trốn, phi công Afghanistan sợ bị Taliban trả thù
Các phi công Afghanistan bỏ trốn sang Uzbekistan cảm thấy lo sợ nếu bị đưa trở lại Afghanistan – nơi hiện do lực lượng Taliban nắm quyền.
Một phi công Afghanistan chuẩn bị cất cánh tại sân bay Kandahar (Ảnh: Reuters).
“Các anh không thể ở lại đây mãi”, một nhân viên an ninh Uzbekistan nói với các phi công Afhganistan.
Sau khi chạy khỏi đất nước, các phi công Afghanistan, những người từng được Mỹ đào tạo, đã đợi suốt 3 tuần qua tại một trại ở Uzbekistan để chờ cơ hội được Mỹ sơ tán.
“Nếu họ (Uzbekistan) đưa chúng tôi trở lại (Afghanistan), tôi chắc chắn 100% rằng họ (Taliban) sẽ sát hại chúng tôi”, một phi công giấu tên cho biết.
Trao đổi với Reuters qua điện thoại, các phi công Afghanistan đã mô tả cảm giác như đang sống trong tù. Họ bị hạn chế di chuyển, không có đủ thức ăn và thuốc men.
“Chúng tôi giống như đang ở trong tù. Chúng tôi không có tự do ở đây”, phi công nói, ước tính có khoảng 465 người Afghanistan đang bị tạm giữ trong trại ở Uzbekistan.
Phi công Afghanistan cho biết, lính gác Uzbekistan được trang bị vũ khí, một số có súng ngắn và những người khác có vũ khí bán tự động.
Ngay từ trước khi Taliban tiếp quản thủ đô Kabul, các phi công Afghanistan, những người có khả năng nói tiếng Anh và được Mỹ đào tạo, đã trở thành mục tiêu hàng đầu của Taliban. Các chiến binh Taliban được cho là đã theo dõi các phi công này khi họ rời khỏi căn cứ và ám sát một số người.
Video đang HOT
Hình ảnh vệ tinh ngày 29/8 cho thấy trại tạm giữ các phi công Afghanistan do Mỹ đào tạo và các nhân viên khác ở Uzbekistan (Ảnh: Reuters).
Trong những ngày và những giờ cuối cùng trước khi chính phủ Afghanistan sụp đổ và thủ đô Kabul rơi vào tay Taliban, một số phi công Afghanistan đã tổ chức một cuộc chạy trốn ngoạn mục bằng cách lái 46 máy bay ra khỏi đất nước. Số máy bay này chiếm hơn 1/4 trong số khoảng 160 máy bay hiện có của Afghanistan.
Hầu hết máy bay cất cánh từ Kabul nhưng một số khác xuất phát từ căn cứ ngay bên kia biên giới gần thành phố Mazar-i-Sharif ở phía bắc Afghanistan. Họ chạy trốn trước khi các tay súng Taliban xông vào căn cứ.
Trong một tình huống kịch tính, một trong số máy bay của Afghanistan đã va chạm với một máy bay phản lực của Uzbekistan, buộc các phi công phải bật ghế phóng để thoát hiểm.
Phi công Afghanistan tiết lộ với Reuters rằng, ước tính có khoảng 15 phi công lái máy bay tấn công hạng nhẹ A-29 Super Tucano, 11 phi công lái trực thăng UH-60 Black Hawk, 12 phi công lái trực thăng MD-530 và nhiều phi công lái trực thăng Mi-17.
Ngoài hàng chục phi công, còn có các nhân viên bảo trì của lực lượng không quân và các lực lượng an ninh Afghanistan khác chạy sang Uzbekistan. Một số người kịp đưa thêm các thành viên trong gia đình lên máy bay, trong khi phần lớn gia đình của các phi công khác vẫn ở lại Afghanistan.
Một quan chức quân đội Mỹ giấu tên đã khen ngợi các phi công Afghanistan ở Uzbekistan vì đã đưa máy bay ra khỏi Afghanistan.
“Điều duy nhất họ làm được là đưa mọi máy bay khỏi tay Taliban. Họ đã tin tưởng vào chúng tôi”, quan chức Mỹ nói.
Ngày 1/9, các viên chức chính phủ Mỹ đã đến trại ở Uzbekistan để lấy dữ liệu sinh trắc học của các nhân viên Afghanistan tại đây. Một phi công Afghanistan cho biết phía Mỹ đã lấy dấu vân tay và kiểm tra thẻ căn cước của họ.
Sự xuất hiện của các viên chức Mỹ đã phần nào giải tỏa tâm lý lo sợ của các phi công Afghanistan. Tuy vậy, hiện vẫn chưa có tín hiệu rõ ràng về việc liệu phía Mỹ có hỗ trợ sơ tán công dân Afghanistan tại Uzbekistan hay không.
Phi công Afghanistan cho biết khi Taliban càng tiến gần hơn trong việc thiết lập chính phủ mới và xây dựng quan hệ với các nước láng giềng, trong đó có Uzbekistan, tình hình của họ càng trở nên rủi ro hơn.
Chính quyền Mỹ đang bị chỉ trích vì sự chậm trễ trong việc sơ tán các nhân viên Afghanistan khỏi Uzbekistan, trong bối cảnh Taliban được cho là đang gây sức ép với Uzbekistan về việc trao trả các nhân viên này.
John Herbst, cựu đại sứ Mỹ tại Uzbekistan, tin rằng Uzbekistan phải đối mặt với sức ép đáng kể từ Taliban về việc phải “giao nộp” các phi công và nhân viên Afghanistan bỏ trốn.
“Họ (Uzbekistan) muốn có quan hệ tốt với Taliban. Họ không muốn khiêu khích Taliban, nhưng cũng không muốn chọc tức chúng tôi (Mỹ)”, ông Herbst cho biết.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington đang phối hợp với Uzbekistan về vấn đề này, nhưng cũng nhấn mạnh rằng các nhân viên và máy bay của Afghanistan vẫn được đảm bảo an toàn.
Mỹ kêu gọi tất cả các nước láng giềng của Afghanistan cho phép người Afghanistan nhập cảnh và tôn trọng luật pháp quốc tế, tránh đưa những người tị nạn trở lại quốc gia nơi họ rời đi vì có nguy cơ bị trả thù.
B-52 Mỹ không kích chặn đà tiến của Taliban
Mỹ điều oanh tạc cơ B-52 cùng các loại cường kích tấn công vị trí của Taliban nhằm ngăn nhóm phiến quân chiếm các thành phố quan trọng của Afghanistan.
Các oanh tạc cơ B-52 Mỹ ngày 7/8 xuất phát từ một căn cứ không quân ở Qatar tấn công các mục tiêu Taliban tại tỉnh Kandahar, Herat và thành phố Lashkar Gah ở tỉnh Helmand. Đây là lần đầu Mỹ triển khai B-52 làm nhiệm vụ tại Afghanistan sau gần một năm.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh Taliban đẩy mạnh đánh chiếm các thành phố lớn tại Afghanistan, sau khi Mỹ cùng đồng minh rút gần hết lực lượng quân sự khỏi quốc gia Trung Á này.
Taliban hiện đã kiểm soát thủ phủ của 4 tỉnh Sar-e Pol, Kunduz, Jowzjan và Nimroz. Lầu Năm Góc ước tính nhóm phiến quân đã kiểm soát một nửa trong số 419 huyện lỵ của Afghanistan.
Oanh tạc cơ B-52 của Mỹ tại căn cứ không quân Al Udeid ở Qatar ngày 4/5. Ảnh: USAF .
Mỹ cũng điều cường kích AC-130 Spectre và máy bay không người lái (UAV) vũ trang MQ-9 Reaper tấn công các mục tiêu Taliban tại Afghanistan, với ít nhất 5 lần xuất kích mỗi ngày, tờ Times của Anh đưa tin.
Việc huy động oanh tạc cơ, cường kích, UAV Mỹ tham gia không kích Taliban cho thấy không quân Afghanistan vẫn phải phụ thuộc rất lớn vào sự hỗ trợ của Mỹ. Ít nhất 7 phi công Afghanistan thiệt mạng trong các vụ ám sát của Taliban, những người khác được cho là đã kiệt sức sau loạt nhiệm vụ không ngừng nghỉ.
Không quân Afghanistan chủ yếu sử dụng máy bay do Mỹ cung cấp, song cạn phụ tùng thay thế và thiếu kỹ thuật viên trình độ cao sau khi các nhà thầu Mỹ rút khỏi nước này.
"Tình hình tại Afghanistan ngày càng trở nên tồi tệ hơn", chuyên gia an ninh Mohammad Hassan nói. "Việc các chuyến bay đến thành phố Herat bị hủy và Mỹ quay lại dùng B-52 không phải dấu hiệu tốt. Điều này gây thêm hoảng sợ cho dân chúng và cho thấy sự bấp bênh của tình hình".
Chính phủ Afghanistan ước tính hơn 40.000 hộ gia đình phải đi sơ tán sau khi giao tranh leo thang từ đầu tháng 5. Bộ Quốc phòng Afghanistan cho biết lực lượng chính phủ đang chiến đấu để giành lại các thành phố rơi vào tay Taliban.
Khu vực do Taliban và quân đội chính phủ Afghanistan kiểm soát tính đến 8/8. Đồ họa: NY Times .
Taliban chiếm tỉnh lỵ đầu tiên của Afghanistan Đánh bom, đấu súng ở thủ đô Afghanistan Nga tăng gấp đôi lực lượng sát biên giới Afghanistan Cường kích Nga diễn tập diệt phiến quân sát Afghanistan Tướng Mỹ dằn mặt Taliban
Sai lầm của phi công khiến Mỹ mất máy bay liên lạc chiến trường Phi công thao tác sai sau sự cố động cơ khiến một trong 4 máy bay E-11A, khí tài quan trọng và rất khan hiếm của Mỹ, rơi ở Afghanistan. Không quân Mỹ hồi đầu tuần công bố kết quả điều tra vụ máy bay E-11A số hiệu 11-9358 gặp nạn ở tỉnh Ghazni, phía tây Afghanistan hôm 27/1/2020, khiến hai thành viên...