Lại mất nước, dân chung cư Hateco Xuân Phương ì ạch xách nước lên tầng cao
Cảnh xếp hàng lấy nước rồi khuân lên tầng cách đây 1 tháng lại tái diễn ở chung cư Hateco Xuân Phương (Hà Nội) suốt 2 ngày qua.
Cảnh xếp hàng dài lấy nước ở khu chung cư Hateco Xuân Phương (Hà Nội) diễn ra trong 2 ngày (22, 23/11).
Các hộ gia đình huy động nhân lực, vật dụng xuống tầng 1 kiếm nước về dùng.
Sở dĩ có cảnh này là do Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà sửa chữa, khắc phục sự cố rò rỉ ống nước. Đơn vị cấp nước là Viwaco tạm ngừng cấp nước cho khách hàng, trong đó có khu chung cư Hateco Xuân Phương.
Nước tại đây không phải do xe chở nước sạch đưa tới mà được lấy từ bể ngầm tích trữ của toà nhà.
Cư dân cho biết bể dự trữ của toà chung cư đủ dùng trong vài ngày nhưng không đủ áp suất để bơm lên tầng cao khiến mọi người phải tự xuống hứng xách lên.
Video đang HOT
Người dân cho biết khu chung cư Hateco có khoảng 1.500 căn thì khoảng 1.300 hộ dân đã nhận bàn giao nhà.
Mọi người nhận được thông báo của Ban quản lý sẽ không có nước từ 17h ngày 20/11 nhưng đến hai hôm sau mới mất nước. “Thông báo một đằng, mất nước một nẻo, không biết xoay sở thế nào, không kịp trở tay. Nhiều người có họ hàng để nhờ vả, chúng tôi chắc chỉ có cách ra khách sạn ở mới tắm giặt được”, một cư dân phàn nàn.
Anh Tiến cho biết xếp hàng mất 20 phút mới lấy được một bình nước về dùng tạm. Anh còn phải quay vòng vài lần mới đủ dùng cho gia đình.
Còn anh Nghĩa cho biết lấy tạm hai xô về để dội bồn cầu. Việc tắm rửa anh sẽ lên công ty, còn ăn uống thì mua nước lọc đóng chai để nấu hoặc ra nhà hàng.
Nguyễn Văn Thoan cho biết mới mua nhà ở đây và dọn về ở được 2 tháng thì 3 lần mất nước. “ Một lần do nhiễm dầu nguồn nước sông Đà, một lần thau rửa bể, còn lần này vỡ đường ống“, anh nói.
Một số cô gái chân yếu tay mềm phải giúp sức lẫn nhau để xách nước đi bộ dài gần 100 m từ khu vực bể chứa đến thang máy.
Một gia đình tận dụng các loại bình, chai có thể đựng để đỡ tốn nhiều lần lên xuống.
Chị Hằng (ở tầng 25, cao nhất toà chung cư) tâm sự gia đình khốn khổ vì mất nước, mọi sinh hoạt bị đảo lộn, bát ăn xong ko có nước rửa, nhà vệ sinh ko có nước dội. Sáng nay gia đình chị phải đi ăn ngoài.
Trang (nhà ở tầng 5) do ở với mẹ và 3 em nhỏ đã đảm đương công việc của một người đàn ông. Sau khi đi xách nhiều chuyến được vài thùng nước, cô dồn hết vào một thùng to để dùng dần. Trang cho biết lấy nước về để tắm, mọi sinh hoạt phải tiết kiệm hết mức có thể.
Cách đây chưa đầy một tháng cũng xảy ra tình trạng tương tự với cư dân Hateco.
Nguồn: Zing News
Cháy thiệt hại rất lớn, có bao nhiêu cán bộ bị kỷ luật, mất chức?
Hàng nghìn vụ cháy xảy ra, thiệt hại rất lớn nhưng có bao nhiêu cán bộ bị kỷ luật, mất chức hoặc xử lý liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước trong PCCC?
Sáng nay, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) giai đoạn 2014 - 2018.
Theo thống kê của Bộ Công an, từ 7/2014 - 5/2018, cả nước xảy ra 13.149 vụ cháy, làm chết 346 người, bị thương 823 người, thiệt hại về tài sản ước tính trên 6.500 tỷ đồng và 6.400 ha rừng.
Đại biểu Cao Thị Xuân.
Trong số 13.149 vụ cháy nêu trên thì cháy nhà dân chiếm 40% tổng số vụ cháy, Nguyên nhân chủ yếu là do không bảo đảm an toàn hệ thống điện (chiếm 57%) và do sơ suất trong quá trình sử dụng lửa, xăng dầu, khí đốt (chiếm trên 29%). Số vụ cháy lớn tuy chỉ chiếm 1% tổng số vụ nhưng chiếm trên 76% tổng thiệt hại.
Đại biểu Cao Thị Xuân (đoàn Thanh Hoá) đặt câu hỏi, theo báo cáo giám sát cho thấy hàng nghìn vụ cháy xảy ra, hàng trăm người thiệt mạng, nhiều héc ta rừng, cơ sở vật chất bị thiêu rụi, thiệt hại là rất lớn nhưng có bao nhiêu cán bộ bị kỷ luật, mất chức hoặc xử lý liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước trong PCCC?
Ngoài ra, tính đến tháng 7/2018, cả nước vẫn tồn tại 110 công trình chung cư, nhà cao tầng đã được đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy.
" Vậy tại sao có tình trạng này, là do vi phạm của chủ đầu tư hay do tiêu cực trong công tác kiểm tra, xử lý sai phạm trong công tác phòng cháy, chữa cháy? Điều gì sẽ xảy ra nếu hỏa hoạn tại hàng trăm chung cư, cao ốc đang ẩn chứa nguy cơ an toàn cháy nổ?"
Từ đó, đại biểu Xuân khẳng định công tác xử lý trách nhiệm về quản lý nhà nước thời gian qua không tương xứng với những tồn tại, vi phạm, sai phạm trong công tác PCCC. Đại biểu đề nghị Chính phủ, Bộ Công an và chính quyền địa phương xử lý nghiêm tình trạng này, đặc biệt với các chung cư, nhà cao tầng khi đã đưa vào sử dụng thì bắt buộc phải đáp ứng các yêu cầu về PCCC theo đúng quy định.
Đại biểu Xuân nhấn mạnh: " Chỉ có giám sát thường xuyên, xử lý nghiêm minh mới khắc phục được những tồn tại như báo cáo đã nêu".
Chung quan điểm, đại biểu Ngô Thị Minh (đoàn Quảng Ninh) đề nghị Chính phủ xem xét kiểm điểm trách nhiệm những người đứng đầu trong từng mắt xích công việc, khi gây hậu quả hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của nhân dân.
Bà Minh cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương, chính quyền địa phương thường xuyên rà soát nhiệm vụ, liên tục khắc phục tình trạng nể nang, né tránh trách nhiệm, vô cảm với người dân, đẩy những kiến nghị chính đáng của người dân thành những nhóm yếu thế dễ khiến người dân trở nên thiếu niềm tin khi kiến nghị quá nhiều mà không được giải quyết.
Đối với vụ cháy đã xảy ra, đại biểu Minh đề nghị Chính phủ xử lý nghiêm khắc, răn đe nhất.
NHẠC DƯƠNG
Theo vtc.vn
Nam thanh niên rơi từ tầng 21 chung cư Đạt Gia ở Sài Gòn tử vong, bỏ lại thư tuyệt mệnh Nam thanh niên rơi từ tầng 21 chung cư Đạt Gia nằm trên đường Cây Keo, phường Tam Phú, quận Thủ Đức, TPHCM xuống dưới tử vong. Kiểm tra căn hộ của nạn nhân công an thu giữ 1 lá thư tuyệt mệnh. Ngày 7/11, Công an quận Thủ Đức, TPHCM đang điều tra làm rõ vụ nam thanh niên rơi từ tầng...