Lãi lớn, nợ nhiều, liệu 680 triệu cổ phiếu Vinacomin Power đổ bộ lên HNX có thu hút?
Sau khi nộp hồ sơ đăng ký lên HNX, Vinacomin Power liền có động thái muốn nâng sở hữu tại Nhiệt điện Cẩm Phả – TKV lên 100%.
Ngày 25/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) có thông báo nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu DTK của Tổng Công ty Điện lực TKV (Vinacomin Power). Công ty có vốn điều lệ 6.800 tỷ đồng, tương đương số lượng chứng khoán niêm yết là 680 triệu cổ phiếu.
Cô phiêu DTK băt đâu giao dich trên san UPCoM tư cuôi năm 2016 vơi gia tham chiêu ngay đâu tiên la 14.000 đông/cp. Hiên, cô phiêu nay đang đươc giao dich vơi mưc gia 9.000 đông/cp.
Vinacomin Power đươc thanh lâp vao thang 10/2009 vơi 100% vôn Nha nươc, thuôc Tâp đoan Than – Khoang san Viêt Nam (sơ hưu 99,67% vôn tai ngay 21/3/2018). Công ty hoat đông theo mô hinh me – con.
Trong mô hình hoạt động, Vinacomin Power có 2 công ty con là CTCP Nhiệt điện Cẩm Phả – TKV (NCP) và CTCP Than Điện Đông Sơn – TKV. Theo đó, Vinacomin Power đang sở hữu lần lượt 89,21% và 88,77% vốn điều lệ của 2 công ty trên.
Ngoài ra, Vinacomin Power còn có các đơn vị phụ thuộc khác như Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn – TKV, Công ty Nhiệt điện Na Dương – TKV, Công ty Nhiệt Điện Sơn Động – TKV, Công ty Nhiệt điện Đồng Triều – TKV và Công ty Thủy điện Đồng Nai 5. Công ty còn đang sở hữu 10,62% vốn điều lệ của CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP).
Vinacomin Power đưa 680 triệu cổ phiếu đổ bộ lên HNX.
Video đang HOT
Về hoạt động kinh doanh, 9 thang 2019, Vinacomin Power ghi nhân doanh thu gân 9.056 ty đông, tăng hơn 12% so cung ky. Chi phi lai vay trong ky ghi nhân thu hep hơn 26%, ơ mưc hơn 674 ty đông. Theo đo, Vinacomin Power báo lai rong luy kê hơn 346 ty đông, gâp 6 lân cung ky.
Theo đó, Công ty đa vượt 32% kê hoach doanh thu va thực hiện được 98% kê hoach lơi nhuân năm 2019. Ty lê chi tra cô tưc năm 2019 dư kiên ơ mưc lơn hơn 5%.
Tại ngày 30/9, tổng tài sản của Công ty đạt 21.937 tỷ đồng, giảm hơn 2.400 tỷ đồng so đầu năm. Nguyên nhân chính của sụt giảm giá trị tổng tài sản đến từ việc khấu hao tài sản cố định hữu hình.
Vinacomin Power đang có khoản vay và nợ thuê tài chính hơn 9.509 tỷ đồng, trong đó vay ngắn hạn 279 tỷ đồng, nợ dài hạn đến hạn trả dưới 1 năm là 2.198 tỷ đồng và nợ kỳ hạn 5 – 10 năm là 7.032 tỷ đồng.
Theo báo cáo tổng kết, năm 2019, Tổng công ty đã đạt một số chỉ tiêu chính như sản lượng điện sản xuất đạt 9,86 tỷ kWh, vượt 8% kế hoạch; Than tiêu thụ đạt 140 ngàn tấn, vượt 8% kế hoạch;
Doanh thu ước đạt 14.095 tỷ đồng; lợi nhuận đã bao gồm chênh lệch tỷ giá 559 tỷ đồng, vượt 33% kế hoạch.
Ch ào mua công khai 21,3 triệu cổ phiếu NCP
Vừa có động thái nộp hồ sơ niêm yết trên HNX, Vinacomin Power liền công bố kế hoạch chào mua công khai gần 21,3 triệu cổ phiếu NCP của CTCP Nhiệt điện Cẩm Phả – TKV (tương đương 10,79% vốn).
Được biết, giá chào mua công khai là 6.630 đồng/cp. Với mức giá trên, ước tính Công ty sẽ chi ra hơn 141 tỷ đồng cho đợt chào mua này.
Thời gian đăng ký chào mua từ 27/12/2019 đến ngày 24/2/2020. Nếu chào mua thành công, Vinacomin Power nâng tỷ lệ sở hữu tại Nhiệt điện Cẩm Phả – TKV lên 100%.
Hiện tại, Nhiệt điện Cẩm Phả – TKV chỉ có một cổ đông lớn duy nhất là Vinacomin TKV. Công ty sẽ sử dụng nguồn vốn từ vốn chủ sở hữu, các quý, các nguồn vốn hợp pháp khác để tăng sở hữu tại NCP mà không làm thay đổi hoạt động của công ty.
Cổ phiếu NCP của Nhiệt điện Cẩm Phả – TKV đang giao dịch quanh mức 8.800 đồng/cp. Như vậy, giá chào mua của Vinacomin Power đang thấp hơn khoảng 24,7% thị giá NCP.
Anh Nhi
Theo Vietnamdaily.net.vn
Chứng khoán ngày 21/11: Rơi thẳng đứng, VN-Index mất hơn 12 điểm
Thị trường chứng khoán ngày 21/11/2019: Hàng loạt cổ phiếu chịu áp lực bán mạnh ở cuối phiên đã khiến VN-Index rơi theo chiều thẳng đứng.
Chỉ số VN-Index giảm hơn 12 điểm sau phiên giao dịch ngày 21/11/2019.
Thị trường bước vào phiên giao dịch ngày 21/11/2019 với sắc đỏ bao trùm. Chỉ số sàn HOSE mở cửa giảm điểm ngay trong những phút đầu song cũng nhanh chóng có đợt hồi phục nhẹ lên gần 1.000 điểm sau đó. Tuy nhiên, với lực cầu yếu ớt, VN-Index một lần nữa lại quay đầu "đổ đèo" cho đến khi tạm nghỉ ở 994,14 điểm (giảm 0,64%).
Tới phiên chiều, diễn biến tiếp tục đi theo hướng kém khả quan, VN-Index chỉ giằng co trong biên độ hẹp quanh mốc 995 điểm. Đáng chú ý, trong đợt khớp lệnh ATC, hàng loạt trụ lớn chịu áp lực bán mạnh khiến chỉ số rơi theo chiều thẳng đứng và đóng cửa ở mức thấp nhất ngày.
Kết phiên, chỉ số VN-Index giảm 12,67 điểm (tương đương 1,27%) xuống 987,89 điểm. Toàn sàn có 114 mã tăng và 193 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 215,011 triệu đơn vị, giá trị hơn 5.442 tỷ đồng.
Như đã đề cập ở trên, nhiều cổ phiếu vốn hoá lớn giảm sâu trong phiên hôm nay cũng chính là nguyên nhân khiến VN-Index chịu áp lực. Cụ thể, VCB giảm 2,23% xuống 87.500 đồng/CP, VNM giảm 1,61% xuống 122.000 đồng/CP, SAB giảm 2,15% xuống 241.000 đồng/CP, TCB giảm 3,69% xuống 23.500 đồng/CP, MSN giảm 2,85% xuống 71.500 đồng/CP, MWG giảm 3,07% xuống 113.500 đồng/CP, NVL giảm 2,4% xuống 57.000 đồng/CP, BVH giảm 2,22% xuống 70.500 đồng/CP, HPG giảm 1,79% xuống 22.000 đồng/CP, VHM giảm 0,94% xuống 95.300 đồng/CP...
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cũng lình xình dưới tham chiếu trong hầu hết thời gian giao dịch và đóng cửa giảm 0,17 điểm (tương đương 0,16%) xuống 104,74 điểm. Toàn sàn này có 51 mã tăng và 72 mã giảm.
Hỗ trợ cho chỉ số HNX-Index không bị giảm sâu hơn có sự hiện diện chính của ACB tăng 0,42% lên 24.000 đồng/CP, NTP tăng 1,88% lên 32.500 đồng/CP, DGC tăng 0,37% lên 27.000 đồng/CP.
Ở chiều ngược lại vẫn còn có nhiều mã tạo gánh nặng như SHB giảm 1,52% xuống 6.500 đồng/CP, NVB giảm 1,1% xuống 9.000 đồng/CP, PVS giảm 0,54% xuống 18.400 đồng; CEO giảm 1,08% xuống 9.200 đồng/CP, TNG giảm 1,4% xuống 14.100 đồng/CP, PVI giảm 0,31% xuống 31.800 đồng/CP, VCS giảm 0,11% xuống 86.900 đồng/CP...
Trên UPCoM, toàn sàn có 82 mã tăng, 92 mã giảm. Chỉ số UPCoM-Index giảm 0,31 điểm (tương đương 0,54%) xuống 56,57 điểm.
Theo baogiaothong.vn
Nhận định chứng khoán 22/11: Kỳ vọng thị trường khả quan hơn sau phiên đáo hạn phái sinh Một lần nữa thị trường lại gây hụt hẫng và có phần hoảng loạn cho nhà đầu tư trong phiên đáo hạn phái sinh. Thời điểm trở lại (Trung lập) (Công ty chứng khoán TP. Hồ Chí Minh - HSC) Chỉ báo đà lan tỏa vốn hóa lớn đã về gần vùng tích cực (20%) đánh dấu sự kiệt quệ của các giao...