Lãi lỗ thất thường, lãnh đạo bị bắt, ai sẽ chịu chi 1.200 tỷ mua Nhiệt điện Quảng Ninh?
Ngày 15/11, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) công bố đấu giá toàn bộ cổ phần đang nắm giữ tại CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (UPCoM: QTP).
Cụ thể, SCIC sẽ đấu giá 51,4 triệu cổ phần, chiếm 11,42% vốn điều lệ của Nhiệt điện Quảng Ninh với giá khởi điểm là 23.800 đồng/cp, tương ứng khoảng 1.200 tỷ đồng.
Đáng nói, giá cổ phiếu QTP của Công ty hiện giao dịch trên sàn tại mức giá chỉ 11.200 đồng/cp, tăng 5,6% so với thời điểm cuối năm 2018. Như vậy, mức giá mà SCIC đưa cổ phiếu QTP ra đấu giá cao hơn gấp đôi so với thị giá.
Hình thức đấu giá là trọn lô. Theo đó, mỗi nhà đầu tư phải đăng ký mua toàn bộ số cổ phần chào bán. Thời gian dự kiến diễn ra vào ngày 5/12 tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).
SCIC đấu giá toàn bộ vốn tại Nhiệt điện Quảng Ninh.
Nhiệt điện Quảng Ninh có vốn điều lệ 4.500 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh là sản xuất, truyền tải và phân phối điện; bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng; dịch vụ lưu trú ngắn ngày; sản xuất xi măng, vôi và thạch cao…
Về hoạt động kinh doanh, sau năm 2015 lỗ nặng 1.321 tỷ đồng thì từ năm 2016 đến nay, Nhiệt điện Quảng Ninh kinh doanh lãi lớn từ 275 tỷ đồng đến 708 tỷ đồng.
Gần đây nhất, quý 3/2019, Nhiệt điện Quảng Ninh báo lỗ hơn 5 tỷ đồng, cải thiện hơn rất nhiều so với số lỗ 311 tỷ đồng cùng kỳ.
Doanh thu trong kỳ đạt 2.268 tỷ đồng, tăng 51% so với quý 3/2018, trong khi chi phí giá vốn 2.149 tỷ đồng, nên lợi nhuận gộp còn 119 tỷ đồng – cải thiện hơn rất nhiều so với số lỗ gộp 10 tỷ đồng ghi nhận quý 3 năm ngoái.
Nhiệt điện Quảng Ninh được biết đến xưa giờ được biết đến phải chịu áp lực về nợ vay. Tuy nhiên, trong quý này đã khởi sắc, bằng chứng là chi phí tài chính giảm 167 tỷ đồng, tương ứng giảm 59%, trong đó chủ yếu do giảm chi phí lãi vay và không ghi nhận khoản lỗ tỷ giá 145 tỷ đồng như cùng kỳ (quý 3 năm nay lỗ tỷ giá chưa đến 14 tỷ đồng).
Lũy kế 9 tháng, Công ty có doanh thu thuần đạt 7.385 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2018. Lãi ròng đạt 264,7 tỷ đồng, tăng đột biến so với số lỗ hơn 35 tỷ đồng cùng kỳ.
Video đang HOT
Tính đến ngày cuối quý 3, Nhiệt điện Quảng Ninh vẫn ghi nhận lỗ lũy kế gần 235 tỷ đồng. Tuy nhiên, Công ty còn nguồn thặng dư vốn cổ phần hơn 230 tỷ đồng.
Dù vậy, vấn đề nặng nhất của Nhiệt điện Quảng Ninh là vào ngày 25/3/2019, Công an tỉnh Quảng Ninh đã bắt khẩn cấp ông Lê Duy Hạnh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Nhiệt điện Quảng Ninh về hành vi “lạm dụng chức vụ, quyền hạn”.
Công an tỉnh Quảng Ninh không nói rõ hành vi “lạm dụng chức vụ, quyền hạn” của ông Hạnh là gì và cho biết thêm rằng cơ quan điều tra mới “khởi tố vụ án, nhưng chưa khởi tố bị can”.
Mặc dù xuất hiện nhiều thông tin tiêu cực xoay quanh vấn đề Chủ tịch bị bắt nhưng cổ phiếu QTP khi ấy vẫn được giao dịch bình thường, có xu hướng tăng trưởng.
Anh Nhi
Theo vietnamdaily.net.vn
Quản lý quỹ Amber: Đổi chủ chưa đổi vận
Với lần đổi chủ mới nhất diễn ra vào cuối tháng 10 vừa qua, Công ty cổ phần Quản lý quỹ Amber đã trải qua ba lần đổi chủ. Dẫu vậy, tình trạng thua lỗ vẫn tiếp tục kéo dài.
Thua lỗ triền miên
Báo cáo tài chính quý III/2019 cho thấy, Công ty cổ phần Quản lý quỹ Amber (AFM) chỉ đạt doanh thu 297 triệu đồng, ghi nhận khoản lỗ 2,1 tỷ đồng trong quý. Cùng kỳ năm trước, các chỉ tiêu này lần lượt là 1,2 tỷ đồng và âm 28 triệu đồng.
Nguyên nhân thua lỗ mạnh hơn là trong quý này, doanh thu hoạt động nghiệp vụ của Công ty lao dốc, nhưng chi phí hoạt động tăng mạnh, từ mức gần 984 triệu đồng quý III/2018 lên hơn 2,7 tỷ đồng quý III năm nay.
Kinh doanh thua lỗ triền miên, khiến khoản lỗ lũy kế tính đến hết quý III/2019 của Công ty tăng lên hơn 27 tỷ đồng, dẫn đến vốn chủ sở hữu giảm còn 22,9 tỷ đồng. Với tình trạng lỗ lũy kế vượt quá 50% vốn chủ sở hữu, một lần nữa AFM đối diện với nguy cơ bị ngừng hoạt động.
Tiền thân là Công ty Quản lý quỹ Hữu Nghị, sau khi hết thời gian bị kiểm soát hoạt động, vào đầu tháng 6/2013, Công ty bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) yêu cầu tạm ngừng hoạt động. iều này đã khiến chủ mới phải bơm vốn để giải cứu Công ty khỏi bị "xóa tên" trên thị trường.
Dù trải qua nhiều lần đổi tên, đổi chủ, nhưng thành tích kinh doanh của AFM không được cải thiện. Dớp thua lỗ mãi bám riết Công ty từ năm 2017 tới nay (xem bảng).
2 lần đổi tên, 3 lần thay chủ
Cách đây 11 năm (tháng 10/2008), UBCK cấp phép thành lập Công ty Quản lý quỹ SME, với vốn điều lệ 25 tỷ đồng. ặt trụ sở chính tại Hà Nội, người đại diện theo pháp luật của Công ty là Tổng giám đốc Cao Thị Vân Anh.
Sau 4 năm hoạt động mờ nhạt, chẳng để lại dấu ấn gì trên thị trường, vào đầu năm 2012, Công ty ghi nhận lần đổi tên thứ nhất thành Công ty Quản lý quỹ Hữu Nghị.
Gắn liền với lần đổi tên thứ nhất là cú đổi chủ đầu tiên sau 4 năm hoạt động, khi ông Phạm Hữu Hòa lên giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị. Dẫu vậy, dưới thời ông Hòa, tình trạng kinh doanh thua lỗ, mất vốn của Công ty vẫn tiếp diễn.
Nghiêm trọng hơn, đến giữa tháng 11/2012, UBCK đã đặt Công ty vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, với thời gian từ ngày 14/11/2012 đến ngày 14/5/2013, do không đáp ứng được các chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định...
Không lâu sau khi bị đặt vào kiểm soát đặc biệt, Công ty bị UBCK phạt 82,5 triệu đồng do nhiều lỗi vi phạm như chuyển trụ sở chính khi chưa được UBCK chấp thuận; chưa có quy trình phân bổ tài sản; không thực hiện thu thập và cập nhật thông tin về khả năng tài chính, mức chấp nhận rủi ro, hạn chế đầu tư, xây dựng chiến lược đầu tư cho nhà đầu tư ủy thác; không có đủ nhân viên có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ theo quy định; báo cáo không đúng thời hạn theo quy định.
Hết thời gian bị kiểm soát đặc biệt, vào đầu tháng 6/2013, Công ty bị UBCK yêu cầu tạm ngừng hoạt động.
ể giải cứu Công ty khỏi tình trạng bi đát này, cuối năm 2015, chủ mới đã tăng vốn điều lệ lên gấp đôi, 50 tỷ đồng. Sau cú tăng vốn này, tình hình kinh doanh của Công ty vẫn không khởi sắc.
Cú đổi chủ lần thứ hai tại Công ty diễn ra vào đầu tháng 11/2017, ông Trần Anh Thắng ngồi vào ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị, thay ông Phạm Hữu Hòa.
Tương tự như lần đổi chủ thứ nhất, sau khi lên ngồi vào vị trí "thuyền trưởng" của Công ty, như muốn xóa đi "dớp" thua lỗ, vào tháng 6/2018, Công ty thực hiện đổi tên thành Công ty cổ phần Quản lý quỹ Amber (AFM).
Chủ mới xuất hiện đã có một số động thái với tham vọng làm hồi sinh AFM. Bước đi đầu tiên sau khi được UBCK cấp phép, AFM đã lập Quỹ đầu tư tài chính AFM, với vốn điều lệ 50 tỷ đồng, thời gian hoạt động 15 năm.
áng chú ý, toàn bộ lượng vốn này do hai tổ chức tham gia góp vốn gồm: Công ty cổ phần Ô tô Á Châu và Công ty cổ phần Apollo Finance, với mức lần lượt là 15 tỷ đồng và 35 tỷ đồng. Cả hai tổ chức này đều được cấp phép kinh doanh tại Hà Nội.
Trong đó, Công ty cổ phần Apollo Finance đăng ký hoạt động vào tháng 8/2018, tại số 3 Pha-n Huy Ích, Hà Nội, với người đại diện theo pháp luật là Lê Hồng Quang.
Ngành nghề kinh doanh chính của Apollo Finance là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê...
Có vốn mới, quỹ mới, AFM không giấu giếm tham vọng mở rộng địa bàn hoạt động, khi vào tháng 3/2019, Công ty mở văn phòng đại diện tại miền Nam, đặt trụ sở tại TP.HCM.
Nhưng xem ra những "phương thuốc" trên của chủ mới vẫn chưa "đúng bệnh", nên từ năm 2018 đến hết tháng 9/2019, Công ty vẫn tiếp tục thua lỗ. Kịch bản cũ một lần nữa được lặp lại, AFM tiếp tục đổi chủ.
Theo đó, vào cuối tháng 9/2019, sau sự cho phép của UBCK, nhiều cổ đông cũ của Công ty, bao gồm cả pháp nhân lẫn cá nhân như Công ty TNHH Amino Finance Group, Công ty TNHH I Capital, Công ty cổ phần Ampire, ông Nguyễn Trung Kiên, ông Lê Hồng Quang đã chuyển nhượng toàn bộ lượng cổ phần nắm giữ, tổng cộng 49,5% vốn điều lệ tại AFM, cho nhà đầu tư Lê Mạnh Linh.
Sau giao dịch này, ông Linh nâng tỷ lệ cổ phần nắm giữ tại Công ty từ 19,8% lên 69,3%. Ngoài ông Linh, công ty này còn 3 cổ đông khác gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị Trần Anh Thắng nắm giữ 10,9% cổ phần; hai cổ đông Louis T Nguyễn và Công ty cổ phần Amber Capital, mỗi cổ đông nắm giữ 9,9% cổ phần.
Thực ra, ông Linh không phải là người xa lạ ở AFM, bởi cho đến trước khi gia tăng mạnh lượng nắm giữ cổ phần tại AFM, ông Linh được biết đến với vai trò là thành viên Hội đồng quản trị tại Công ty.
Tuy nhiên, sau cú mua gom mạnh cổ phần, ông Linh ngồi vào ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị AFM thay ông Trần Anh Thắng. Bà Doãn Hồ Lan lên giữ chức Tổng giám đốc thay bà Nguyễn Thị Mai Trinh.
Thị trường đang dõi xem chủ mới sẽ đi nước cờ tiếp theo ra sao, để có thể xoay chuyển tình cảnh khó khăn hiện tại của AFM. Nếu nỗ lực đổi vận cho AFM lại thêm một lần nữa thất bại, chẳng biết số phận của Công ty sẽ đi về đâu, khi mà cuộc cạnh tranh trên thị trường ngành quỹ đang diễn ra ngày một khốc liệt, mà ở đó các công ty nhỏ như AFM luôn đứng trước nguy cơ bị đào thải khỏi thị trường.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
SCIC thoái toàn bộ vốn tại Nhiệt điện Quảng Ninh với giá khởi điểm gấp đôi thị giá, dự thu nghìn tỷ SCIC muốn thoái toàn bộ 11,42% vốn điều lệ của Công ty Nhiệt điện Quảng Ninh với giá khởi điểm 23.800 đồng/cổ phiếu, gấp đôi thị giá hiện tại. Để mua trọn lô cổ phiếu trên, nhà đầu tư sẽ phải bỏ ra ít nhất 1.223 tỷ đồng. SCIC thoái toàn bộ vốn tại Nhiệt điện Quảng Ninh với giá khởi điểm gấp...