Lãi khủng, ngân hàng tiếp tục lạc quan về triển vọng kinh doanh 2019
Các ngân hàng dự báo nhu cầu vay vốn từ doanh nghiệp, thị trường sẽ tăng mạnh nhất giúp tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng ở mức khoảng 15,27% trong năm nay.
Vụ Dự báo thống kê, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố kết quả điều tra mới nhất về triển vọng kinh doanh 2019 của ngành NH.
Theo đó, dù tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm hơn so với năm trước nhưng 88% tổ chức tín dụng đánh giá tình hình kinh doanh của đơn vị trong năm 2018 được cải thiện hơn, trong đó 35% nhận định cải thiện nhiều. Nhu cầu của khách hàng về sử dụng sản phẩm dịch vụ gia tăng; thanh khoản và mặt bằng lãi suất ổn định, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp… Đây là cơ sở để các tổ chức tín dụng lạc quan hơn về triển vọng kinh doanh của ngành trong năm nay.
Đánh giá của các NH, môi trường kinh doanh đang tiếp tục được cải thiện mạnh mẽ. Nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ NH có sự gia tăng nhanh trong năm 2018 và được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn trong năm nay, đặc biệt, nhu cầu vay vốn tiếp tục được kỳ vọng tăng trưởng cao nhất.
Vietcombank vừa công bố mức lợi nhuận trước thuế trên 18.000 tỉ đồng
Đa số tổ chức tín dụng kỳ vọng thanh khoản của hệ thống NH tiếp tục diễn biến khả quan đối với cả VNĐ và ngoại tệ. Mặt bằng lãi suất tiền gửi – cho vay được kỳ vọng tiếp tục duy trì xu hướng ổn định. Huy động vốn được kỳ vọng tăng trưởng bình quân 13,9%, trong khi dư nợ tín dụng của toàn hệ thống sẽ tăng trưởng bình quân 15,27% đến cuối năm 2019.
Về kết quả kinh doanh 2018, đến thời điểm này, một số NH thương mại đã công bố lợi nhuận cao.
Video đang HOT
Tại Vietcombank, lợi nhuận trước thuế đạt tới 18.016 tỉ đồng, tăng 63,5% so với năm trước và là mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm qua. Lợi nhuận cao có được từ 3 lĩnh vực chính là bán lẻ, kinh doanh vốn và dịch vụ của NH này. Tỉ lệ nợ xấu của NH này cũng được đưa về dưới 1%, mức thấp nhất trong 10 năm kể từ khi cổ phần hoá.
NH TMCP Quân đội (MB) cũng vừa công bố kết quả hoạt động kinh doanh 2018 với mức lợi nhuận trước thuế (của riêng NH) đạt trên 7.000 tỉ đồng, tăng 31% so với năm trước. Nhiều chỉ tiêu kinh doanh khác của NH cũng hoàn thành, trong đó tỉ lệ nợ xấu ở mức thấp 1,21%.
Trước đó, Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia, cho biết năm 2018 kết quả kinh doanh của các tổ chức tín dụng tăng trưởng khả quan. Lợi nhuận sau thuế ước tăng khoảng 40% so với năm trước, các chỉ tiêu sinh lời tiếp tục cải thiện…
Thái Phương
Theo nld.com.vn
Cung, cầu tín dụng eo hẹp hơn, tăng trưởng tín dụng sẽ giảm tốc trong trung hạn?
Theo BVSC, tăng trưởng tín dụng trong 3-5 năm tới sẽ duy trì ở mặt bằng khoảng 14%/năm, thấp hơn so với giai đoạn 2015-2017 (trung bình 18,1%), do cung và cầu tín dụng đều eo hẹp hơn. Ở phía cầu là do tăng trưởng GDP dự báo sẽ chậm lại; ở phía cung là do áp lực vốn chuẩn bị cho Basel II, cùng với đó là việc siết nguồn cung tín dụng bất động sản.
Cung, cầu tín dụng eo hẹp hơn, tăng trưởng tín dụng sẽ giảm tốc trong trung hạn?
Bức tranh ngành ngân hàng vừa được Công ty Chứng khoán Bảo Việt phác họa trong "Báo cáo Triển vọng ngành ngân hàng 2019" có nhiều điếm nhấn đặc biệt.
Theo BVSC, tăng trưởng tín dụng trong 3-5 năm tới sẽ duy trì ở mặt bằng khoảng 14%/năm, thấp hơn so với giai đoạn 2015-2017 (trung bình 18,1%), do cung và cầu tín dụng đều eo hẹp hơn.
BVSC cho rằng cầu tín dụng được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại do tăng trưởng kinh tế nhiều khả năng sẽ thấp hơn năm 2018, dự báo ở mức 6,4-6,5% trong năm 2019, kéo theo nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh từ phía doanh nghiệp có thể giảm tốc. Ngoài ra, lãi suất dự báo tăng nhẹ trong 2019 cũng sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Trong khi đó, cung tín dụng chịu áp lực từ vốn chuẩn bị cho Basel II. Theo ước tính của BVSC, nhu cầu vốn ước tính để đáp ứng được mức tăng trưởng tín dụng 14-15%/năm ở các ngân hàng niêm yết là khoảng 237.000 tỷ VND trong 2018-2019.
Cùng với đó, nguồn cung tín dụng bất động sản đang bị siết lại thông qua nâng hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay kinh doanh bất động sản lên 200% vào đầu 2018 và 250% vào đầu 2019, đồng thời giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn xuống 40% vào đầu 2019.
Nguồn: BVSC
Về hoạt động kinh doanh, BVSC dự báo tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) toàn ngành năm 2019 sẽ duy trì ở mức 3,2%. BVSC cho rằng ngành ngân hàng có thể đạt mức NIM tương đương 2018 do tỷ lệ LDR tại hầu hết các ngân hàng vẫn đang ở dưới mức quy định theo Thông tư 36 và "quyền mặc cả" của ngân hàng vẫn tốt hơn so với khách hàng, nhờ đó có thể thay đổi lãi suất đầu ra theo biến động lãi suất đầu vào, duy trì chênh lệch lãi suất hợp lý.
Hai yếu tố tác động tiêu cực tới NIM là việc đưa tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn phải về 40% vào 1/1/2019 và nguồn vốn giá rẻ từ Kho bạc Nhà nước có thể sẽ giảm trong 2019 do tình hình giải ngân đầu tư công tốt hơn so với 2018. Tuy nhiên, tiền gửi kho bạc nhà nước chỉ ảnh hưởng đến 3 ngân hàng gốc quốc doanh là BIDV, VietinBank, Vietcombank và những ngân hàng đang có thể có tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn quanh mức 40% gồm có VIB, TPBank, LienPostBank, Eximbank và BacABank.
Theo BVSC, xu hướng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đang là cải thiện hiệu quả kinh doanh tín dụng. BVSC kỳ vọng các ngân hàng vẫn có thể mở rộng lợi nhuận đối với hoạt động tín dụng do chi phí dự phòng giảm. Với các nguồn thu đột biến, công ty chứng khoán này cho rằng sẽ các ngân hàng sẽ không còn thu nhập đột biến từ hiện thực hóa trái phiếu đầu tư cũng như các khoản lãi đột biến liên quan đến hoạt động bancassurance và thu từ xử lý nợ xấu.
Nguồn: BVSC
Đối với vấn đề nợ xấu, BVSC nhận định rủi ro tỷ lệ nợ xấu tăng trở lại trong năm 2019 là không lớn. Theo BVSC, chất lượng tài sản của các ngân hàng vẫn tốt, do tỷ lệ nợ nhóm 2 chưa có dấu hiệu tăng; thêm vào đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu hiện tốt hơn nhiều so với giai đoạn trước và các ngân hàng có nguồn lực tốt hơn để xử lý nợ xấu.
Ngoài ra, rủi ro nợ xấu bán cho VAMC quay lại nội bảng là không lớn. Mặc dù phần lớn số nợ được bán cho VAMC trong năm 2014 và 2015 sẽ đáo hạn vào 2019 và 2020 nhưng BVSC cho hay, phần lớn lượng trái phiếu này tập trung ở những ngân hàng đang tái cơ cấu và những ngân hàng này có thể có thời gian xử lý trái phiếu VAMC dài hơn 5 năm.
Hiện 5 ngân hàng lớn bao gồm Vietcombank, ACB, MB, Techcombank, VietinBank đã trích lập hết và tất toán trái phiếu VAMC. Lợi nhuận tốt của 2018 có thể giúp các ngân hàng còn lại có nguồn lực trích lập nốt số trái phiếu VAMC đã mua năm 2014.
Minh Tâm
Theo vietnamfinance.vn
Đã có ngân hàng được nới "room" cho vay Đã có ngân hàng thương mại được nâng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ 14% lên 20% trong bối cảnh tín dụng của hệ thống tăng chậm hơn so với cùng kỳ. Ông Nguyễn Lê Quốc Anh, Tổng giám đốc Techcombank, cho biết ngân hàng ông vừa được Ngân hàng Nhà nước nới hạn mức (room) tăng trưởng tín dụng từ 14%...