Lãi kép và bài học làm từ thiện hàng tỷ USD ở tuổi 94 của Warren Buffett
Huyền thoại đầu tư Warren Buffett vừa công bố kế hoạch chi tiết để phân chia khối tài sản khổng lồ trị giá 150 tỷ USD sau khi ông qua đời.
Tỷ phú Warren Buffett vừa công bố một bức thư gửi cổ đông. Trong đó, ông cho biết sẽ thực hiện đổi 1.600 cổ phiếu Berkshire Hathaway hạng A sang 2,4 triệu cổ phiếu hạng B (loại có ít quyền biểu quyết hơn).
Sau đó, 1,5 triệu cổ phiếu sẽ được quyên góp cho quỹ Susan Thompson Buffett Foundation mang tên người vợ đã mất của Buffett. 3 quỹ do các con của ông quản lý sẽ nhận mỗi nơi 300.000 cổ phiếu. Tổng cộng, lần này Buffett cho đi 1,2 tỷ USD.
“Tôi hiểu rõ 3 người con và hoàn toàn tin tưởng họ”, ông khẳng định.
Vị tỷ phú năm nay đã 94 tuổi. Ông cũng tiết lộ rằng đã chọn 3 người ủy thác tiềm năng để quản lý các quỹ từ thiện trong trường hợp 3 người con là Susie (71 tuổi), Howard (69 tuổi) và Peter (66 tuổi) không thể tiếp tục công việc. Những người này trẻ và quen thân với các con của ông tuy nhiên danh tính của họ không được tiết lộ.
Năm 2006, ông ký cam kết cho đi, nhằm quyên góp 99% tài sản làm từ thiện. Theo Forbes, Buffett hiện sở hữu hơn 150 tỷ USD. Sau khi ông qua đời, các con của ông sẽ có 10 năm để cho đi toàn bộ phần tài sản còn lại. Họ phải thống nhất số tiền này phục vụ mục đích từ thiện nào.
Đến nay, ông đã quyên góp hơn 58 tỷ USD. Số tiền này được đưa vào nhiều quỹ khác nhau. Nhiều nhất là Bill & Melinda Gates Foundation với hơn 43 tỷ USD.
Tỷ phú Warren Buffett (Ảnh: Bloomberg).
Hồi tháng 6, Buffett đã sửa đổi di chúc. Sau khi ông qua đời, quỹ này sẽ không nhận được thêm tiền quyên góp. Thay vào đó, tài sản của Buffett chuyển vào một quỹ từ thiện mới do 3 người con của mình giám sát.
Video đang HOT
“Tác động thực sự của lãi kép diễn ra trong 20 năm cuối đời. Bằng cách không mắc sai lầm nào, giờ đây ở tuổi 94 tôi vẫn còn hoạt động với khoản tiết kiệm khổng lồ và có thể chuyển cho những người không may mắn ngay từ khi sinh ra”, ông chia sẻ.
Warren Buffett đã lãnh đạo công ty đầu tư Berkshire Hathaway từ năm 1965. Ông hiện sở hữu 14,4% cổ phần công ty này.
Với vị thế khổng lồ tại Berkshire, việc bán ra cổ phiếu của ông Buffett có thể ảnh hưởng tới giá cổ phiếu Berkshire Hathaway. Buffett cũng dặn dò con cái nên phân phối cổ phiếu dần dần, theo cách không phản bội lòng tin đặc biệt mà các cổ đông Berkshire đã trao cho ông và Charlie Munger.
Tỷ phú Warren Buffett: AI giống việc tạo ra bom nguyên tử
Ông Warren Buffett so sánh trí tuệ nhân tạo (AI) với việc tạo ra bom nguyên tử, trở thành doanh nhân nổi tiếng mới nhất bày tỏ lo ngại về sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ này.
Phát biểu tại cuộc họp thường niên của tập đoàn kinh doanh đa ngành Berkshire Hathaway mới đây, Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Warren Buffett vừa hoài nghi về khả năng thay thế con người của AI, vừa nhận thức được những gì công nghệ này có thể làm được.
Dù nói rằng công nghệ hiện có giới hạn, chẳng hạn không thể kể những câu chuyện cười thuyết phục, nhà đầu tư huyền thoại 92 tuổi cho hay: " Nó có thể làm được mọi thứ. Khi một thứ gì đó có thể làm được mọi thứ, tôi có chút lo lắng".
" Chúng ta đã phát minh ra bom nguyên tử vì lý do rất chính đáng. Trong Thế chiến thứ hai, việc chúng ta làm như vậy là vô cùng quan trọng. Song liệu việc phát triển AI và công nghệ hiện đại có thể gây ra những hậu quả và rủi ro không tốt cho thế giới trong 200 năm tiếp theo không?", Warren Buffett nói.
Warren Buffett đã diễn giải câu nói của Albert Einstein (một trong những nhà khoa học lỗi lạc và tài năng nhất thế kỷ 20) sau sự phân tách nguyên tử, dẫn đến việc tạo ra bom nguyên tử. Albert Einstein chỉ ra rằng quả bom đã "thay đổi mọi thứ trừ cách suy nghĩ của chúng ta".
" Với AI, nó có thể thay đổi mọi thứ trên thế giới, ngoại trừ cách con người suy nghĩ và hành xử. Đó là một bước tiến lớn", tỷ phú 92 tuổi người Mỹ kết luận.
Warren Buffett từ lâu đã lên tiếng phản đối vũ khí hạt nhân, nay nhấn mạnh điều này khi so sánh nó với AI. Chủ tịch Berkshire Hathaway nhiều lần đưa ra một số bình luận về sự nguy hiểm của vũ khí hạt nhân trong nhiều thập kỷ, nói rằng ông sẵn sàng đưa toàn bộ tiền của mình vào việc giảm khả năng xảy ra các vụ tấn công (bằng vũ khí hạt nhân) nếu biết cách.
Trong cuộc phỏng vấn vào tháng 4 với trang CNBC, Warren Buffett cho biết viễn cảnh về một đại dịch hoặc chiến tranh hạt nhân khác khiến ông "thao thức hàng đêm", hơn là thành công của Berkshire Hathaway.
Tỷ phú Warren Buffett so sánh AI với việc tạo ra bom nguyên tử - Ảnh: CNBC
Bình luận của Warren Buffett được đưa ra sau khi Geoffrey Hinton (có biệt danh Bố già của AI) rời Google vào tuần trước. Geoffrey Hinton là một trong những người tiên phong về AI và đã được trao Giải thưởng Turing để ghi nhận những đột phá trong nghiên cứu về AI.
Theo New York Times, Geoffrey Hinton nói rằng giờ đây ông sợ công nghệ này có thể gây hại với loài người. Ông cũng lo ngại về cuộc đua AI đang diễn ra giữa những gã khổng lồ công nghệ và đặt câu hỏi rằng liệu có quá muộn để tạm dừng lại hay không.
Ngoài ra, Geoffrey Hinton tiết lộ rằng ông rời Google để có thể "nói về sự nguy hiểm của AI mà không cần xem xét điều này tác động đến Google như thế nào", đồng thời tuyên bố công ty cũ đã hành động rất có trách nhiệm.
Trong cuộc phỏng vấn với Reuters, Geoffrey Hinton cho biết mối đe dọa của AI với thế giới có thể cấp bách hơn biến đổi khí hậu.
" Tôi không muốn giảm giá trị của biến đổi khí hậu. Tôi không muốn nói các bạn không nên lo lắng về biến đổi khí hậu, nhưng nghĩ rằng AI là vấn đề cấp bách hơn. Với biến đổi khí hậu, rất dễ dàng đề xuất những gì nên làm: Bạn chỉ cần ngừng đốt carbon. Nếu bạn làm điều đó, mọi thứ cuối cùng sẽ ổn. Với AI, bạn không rõ nên làm gì", ông nói thêm.
Hồi tháng 4, Elon Musk cũng cho rằng rủi ro từ AI giống như khai thác sức mạnh của bom nguyên tử.
Elon Musk cho biết ông đồng sáng lập OpenAI với hy vọng nó sẽ đóng vai trò là đối trọng với Google. Vào thời điểm đó, tỷ phú công nghệ cảm thấy Google không quá quan tâm đến những rủi ro đi kèm với công nghệ.
Ông yêu cầu thành lập một cơ quan quản lý quy định để giám sát AI, theo tinh thần của Cục An toàn Giao thông Đường bộ Quốc gia với an toàn xe cộ hoặc Cục Hàng không Liên bang với an toàn máy bay.
" Tôi nghĩ đó thực sự là một rủi ro lớn hơn với xã hội so với ô tô, máy bay hay thuốc men. Điều này có thể làm chậm AI một chút, nhưng tôi nghĩ đó cũng có thể là một điều tốt", Elon Musk phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Chính phủ Thế giới ở thành phố Dubai (UAE).
Tỷ phú giàu thứ hai thế giới kêu gọi các nhà hoạch định chính sách không lặp lại những sai lầm trong quá khứ bằng cách đợi cho đến khi thảm kịch xảy ra trước khi hành động.
" Những rủi ro lớn nhất với tương lai của nền văn minh là gì? AI vừa là tích cực vừa là tiêu cực: Nó có nhiều hứa hẹn và khả năng tuyệt vời, nhưng đi kèm với đó cũng là mối nguy hiểm lớn. Với việc khám phá ra vật lý hạt nhân, bạn đã có năng lượng hạt nhân, nhưng cũng có bom hạt nhân", Giám đốc điều hành SpaceX nói.
Elon Musk cho biết ChatGPT "đã minh họa cho mọi người thấy AI đã trở nên tiên tiến như thế nào".
" AI đã phát triển được một thời gian. Nó chỉ không có giao diện người dùng mà hầu hết mọi người đều có thể truy cập được", tỷ phú công nghệ nói thêm.
Trước đây, Elon Musk từng bày tỏ sự lo ngại về AI. " Cho đến khi người ta nhìn thấy robot xuống đường giết người, họ không biết phải phản ứng như thế nào vì nó có vẻ rất thanh tao. AI là một trường hợp hiếm hoi mà tôi nghĩ rằng chúng ta cần chủ động trong việc điều chỉnh thay vì phản ứng. Tôi nghĩ rằng khi chúng ta phản ứng lại với quy định về AI thì đã quá muộn".
Năm 2018, ông cho biết AI có khả năng nguy hiểm hơn cả vũ khí hạt nhân.
Chính phủ Mỹ đã chú ý đến AI. Hôm 4.5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gặp giám đốc điều hành các công ty AI hàng đầu, gồm cả Google, Microsoft, OpenAI và Anthropic, để nói rõ rằng họ phải đảm bảo sản phẩm của mình an toàn trước khi được triển khai ra công chúng.
Ông Biden tuyên bố: " Những gì bạn đang làm có tiềm năng to lớn và nguy hiểm cũng rất lớn. Tôi biết bạn hiểu điều đó. Tôi hy vọng bạn có thể giới thiệu cho chúng tôi về những gì bạn nghĩ là cần thiết nhất để bảo vệ xã hội cũng như sự tiến bộ".
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris nói với các giám đốc điều hành rằng họ có nghĩa vụ về "đạo đức" để bảo vệ xã hội khỏi những nguy cơ tiềm ẩn từ AI.
Sau cuộc họp, bà Kamala Harris cho biết các hãng công nghệ lớn "phải tuân thủ luật pháp hiện hành để bảo vệ người dân Mỹ cũng như đảm bảo an toàn và bảo mật cho các sản phẩm của họ".
Nhà Trắng đã sử dụng cuộc họp hôm 4.5 để công bố các hành động mới nhằm "thúc đẩy sự đổi mới có trách nhiệm của Mỹ trong lĩnh vực AI". Điều đó bao gồm cả việc cấp quỹ 140 triệu USD để mở rộng nghiên cứu AI và thiết lập một hệ thống đánh giá sẽ hợp tác với các hãng công nghệ lớn để "khắc phục sự cố".
Thế giới sẽ có 'nghìn tỷ phú' trong 10 năm tới? Theo một báo cáo mới, không chỉ dừng lại ở tỷ phú, thế giới sẽ có nghìn tỷ phú đầu tiên trong vòng 10 năm tới. Một góc Davos (Thụy Sĩ). Ảnh: Bloomberg Dự đoán này được tổ chức phi chính phủ Oxfam đưa ra trong báo cáo bất bình đẳng hàng năm, công bố hôm 15/1. Nghìn tỷ phú là cá nhân...