Lãi hơn 11.000 tỷ, Vietcombank vững ngôi quán quân lợi nhuận nhưng lại thua BIDV ở điểm này
Tổng hợp báo cáo tài chính quý II/2019, 5 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất lần lượt là Vietcombank, Techcombank, VietinBank, MBBank và BIDV. Trong đó có một ngân hàng gây nhiều bất ngờ khi có lượng tiền gửi của khách hàng cực “khủng”.
Căn cứ báo cáo tài chính quý II/2019, trong 6 tháng đầu năm 2019 đã có 14 ngân hàng báo lãi trước thuế đạt trên 1.000 tỷ đồng, gồm Vietcombank, Techcombank, BIDV, VPBank, VietinBank, MBBank, VPBank, ACB, HDBank, TPBank, Sacombank, VIB, SHB, OCB, LienVietPostBank.
6 tháng đầu năm 2019, Vietcombank giành vị trí quán quân lợi nhuận sau khi thu về tới hơn 11.000 tỷ đồng
Đáng chú ý, tổng lợi nhuận của 14 ngân hàng này trong nửa đầu năm là hơn 50.800 tỷ, tăng 18% so với cùng kỳ. Trong đó, 5 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất lần lượt là Vietcombank, Techcombank, VietinBank, MBBank và BIDV, riêng Quán quân Vietcombank đóng góp tới 22% con số trên với con số lợi nhuận kỷ lục – 11.303 tỷ đồng, bỏ xa các ngân hàng đứng sau.
Trong số các doanh nghiệp niêm yết hiện nay, lợi nhuận trước thuế của Vietcombank trong 6 tháng đầu năm 2019 cũng rất “khủng”, chỉ đứng sau VinHomes (13.425 tỷ đồng).
So với cùng kỳ năm 2018, danh sách này có thêm 2 cái tên mới là Sacombank và LienVietPostBank, đặc biệt, ghi điểm ấn tượng nhất là LienVietPostBank với tốc độ tăng trưởng mạnh nhất – tăng 81% so với cùng kỳ năm 2018 – đạt lãi trước thuế 1.117 tỷ đồng.
Tính đến hết tháng 6/2019, số tiền gửi của khách hàng tại BIDV tăng lên hơn 1 triệu tỷ đồng
Video đang HOT
Tuy thuộc nhóm dẫn đầu nhưng BIDV lại cho thấy mức tăng trưởng âm, giảm 4% xuống 4.772 tỷ đồng. Vậy nhưng, xét ở tiêu chí tiền gửi ngân hàng thì nhà băng này lại đứng đầu danh sách.
Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2019 của BIDV, tính đến thời điểm 30/6/2019, tổng số tiền gửi của khách hàng vào nhà băng này lên tới 1.059.790 tỷ đồng (hơn 1 triệu tỷ đồng), bỏ khá xa ngân hàng đứng thứ 2 là Vietcombank với 870.860 tỷ đồng tiền gửi của khách hàng.
Đứng thứ 3 về tiêu chí này là ngân hàng Vietinbank với 846.859 tỷ đồng tiền gửi. MBBank đứng thứ 4 với 260.089 tỷ đồng. Ngân hàng Techcombank của tỷ phú Hồ Hùng Anh đứng thứ 5 với 220.262 tỷ đồng tiền gửi.
Theo nguoiduatin.vn
Cao tốc đói vốn, nguy cơ "vỡ trận"
Các ý kiến đều tỏ ra không mấy lạc quan về tiến độ dự án và nguy cơ "vỡ trận" là hoàn toàn có thể xảy ra...
UBND tỉnh Tiền Giang đã tổ chức cuộc họp với chủ đầu tư và các nhà thầu liên quan đến dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, vào sáng 24/7. Tại đây, các ý kiến đều tỏ ra không mấy lạc quan về tiến độ dự án và nguy cơ "vỡ trận" là hoàn toàn có thể xảy ra.
Hiện nay, Chính phủ đã có tờ trình trình Quốc hội xem xét, bố trí nguồn vốn ngân sách hỗ trợ cho dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận khoảng 2.186 tỷ đồng để giải ngân cho dự án năm 2019 - 2020. Tổng giám đốc Công ty Cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, Mai Mạnh Hồng cho biết như vậy.
Doanh nghiệp đề nghị tạm dừng kỹ thuật
Theo đơn vị thực hiện dự án, đến nay, phía Ngân hàng Vietinbank tài trợ vốn đang thẩm định phương án tài chính, cho vay được khoảng 50% vốn đầu tư của dự án. Tuy nhiên, các điều kiện kèm theo là khó khả thi và nằm ngoài khả năng của chủ đầu tư.
Cụ thể là: về cơ cấu nguồn vốn, với phần vốn ngân sách tham gia, ngân hàng yêu cầu bảo đảm 2.575 tỷ đồng (tương ứng 20,5% tổng mức đầu tư). Trong quá trình khai thác dự án không được làm thay đổi phương án tài chính, không được mở những con đường mới làm giảm nguồn thu của dự án.
Đại diện doanh nghiệp thực hiện dự án cũng than thở rằng, nhà đầu tư và các nhà thầu khác đã bỏ tiền vào dự án đến nay khoảng 3.000 tỷ đồng và tình hình tài chính đã gần như khánh kiệt.
Ông Mai Mạnh Hồng xác nhận đã có xảy ra sự việc giữa Công ty TNHH Thành Nơi yêu cầu chủ đầu tư và các nhà thầu thi công gói thầu XL-13 tạm dừng thi công để giải quyết các khoản nợ giữa Công ty Thành Nơi và Công ty Cổ phần cầu 12.
Ông Lưu Xuân Thủy, Phó chủ tịch Công ty Cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, sau khi cho biết những khó khăn không thể vượt qua được của chủ đầu tư và các nhà thầu, đã đề nghị dự án cần tạm dừng thi công để các bên liên quan ngồi lại với nhau tìm ra giải pháp nhằm hạn chế tối đa những tổn thất của doanh nghiệp để dự án có thể triển khai lại khi điều kiện thuận lợi. Đồng tình với nhận xét của chủ đầu tư, các nhà thầu liên quan cũng cho rằng, họ chỉ có thể cầm cự đến hết tháng 8 năm nay.
Phía doanh nghiệp dự án cho biết cũng đã trình UBND tỉnh Tiền Giang và Bộ Giao thông vận tải hồ sơ điều chỉnh dự án. Bộ Giao thông vận tải đã có ý kiến thẩm định hồ sơ thiết kế cơ sở điều chỉnh; nhưng phía tỉnh Tiền Giang chưa phê duyệt dự án do chưa thống nhất với doanh nghiệp dự án về hai giải pháp điều chỉnh là điều chỉnh giải pháp xử lý nền đất yếu và điều chỉnh kết cấu mặt đường.
Dự án tái khởi công lại vướng mắc
Trước các phản ảnh của doanh nghiệp dự án cùng các nhà thầu, đại diện ban quản lý dự án xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Tiền Giang, cho rằng hiện đang còn vướng mắc hai nội dung như đã nêu trên.
Đại diện ban quản lý cho biết đã xin ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải nhưng chưa thống nhất cao về giải pháp và phương án của doanh nghiệp dự án đưa ra. Việc điều chỉnh dự án cùng những khó khăn vướng mắc, nhất là nguồn vốn mà dự án đang gặp phải, tỉnh Tiền Giang đã có báo cáo với Thủ tướng và đã đăng ký lịch làm việc. Tuy nhiên, bao giờ làm việc thì tỉnh vẫn chưa biết trước, vì vậy cả UBND tỉnh và phía doanh nghiệp dự án cùng các nhà thầu đều phải chờ.
Trước đó, ngày 20/4/2019, tại hội nghị tháo gỡ và thúc đẩy dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, tại tỉnh Bến Tre, phía chủ đầu tư đã cam kết sẽ đẩy nhanh tiến độ dự án để không lỗi hẹn với người dân Đồng bằng sông Cửu Long.
Vào cuối tháng 3/2019, dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã chính thức được Bộ Giao thông vận tải chuyển quản lý nhà nước về UBND tỉnh Tiền Giang. Dịp này, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả đã tham gia vào dự án thay thế cho Công ty TNHH Yên Khánh đang liên quan đến nhiều vụ án hình sự, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ dự án.
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận nối Tiền Giang - Vĩnh Long là tuyến huyết mạch, giữ vai trò đặc biệt quan trọng kết nối vùng Đồng bằng sông Cửu Long với Tp.HCM và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Được khởi công vào tháng 11/2009, sau 5 năm giậm chân tại chỗ, đến tháng 2/2015 dự án được tái khởi động và dự kiến sẽ hoàn thành vào quý 2/2020. Ngay sau khi tái khởi động, dự án lại gặp khó, đặc biệt là phương án tài chính bị phá vỡ. Cụ thể, lãi suất giữa vốn vay của hợp đồng dự án và lãi suất vay ngân hàng có sự chênh lệch lớn dẫn đến không giải ngân được vốn vay tín dụng.
Để tháo gỡ các khó khăn, phía doanh nghiệp dự án là Công ty Cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận đã đề xuất Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận cho mời Tập đoàn Đèo Cả vào tham gia quản trị, điều hành dự án. Sau 3 tháng tái khởi động rầm rộ, dự án lại có nguy cơ "vỡ trận" vì đói vốn.
Tại cuộc họp thường trực Chính phủ về các giải pháp đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đầu tư xây dựng cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận ngày 20/02 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các bộ ngành, địa phương cần quan tâm chỉ đạo đặc biệt đến dự án để hoàn thành đúng tiến độ, phấn đấu thông xe tuyến cao tốc trong năm 2020.
Theo Xuân Thái
Vneconomy
Giá USD giảm tới 40 đồng trong tuần qua Tính từ đầu tuần, tỷ giá trung tâm được điều chỉnh giảm 5 đồng, tương đương 0,02% trong khi giá USD tại các ngân hàng thương mại giảm khoảng 40 đồng, tương đương 0,17% giá trị. Ảnh minh họa. Sáng nay (5/7), Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.061 đồng, không đổi so với mức công bố...