Lại ghi nhận thêm 1 ổ dịch chó dại tại Định Quán
Chiều 4-7, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trên địa bàn huyện Định Quán vừa ghi nhận ổ dịch chó dại tại xã Túc Trưng.
Đáng lưu ý, con chó bị dại đã cắn 1 trẻ em.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh hiện có vaccine phòng dại để tiêm cho người dân sau khi bị chó, mèo cắn. Ảnh: H.Dung
Người bị con chó dại cắn là em T.B.Q., 13 tuổi, ngụ ấp 94, xã Túc Trưng.
Video đang HOT
Con con chó trên do nhà em Q. nuôi, thả rông không rọ mõm và chưa tiêm vaccine ngừa bệnh dại. Con chó này bỏ ăn từ ngày 28-6-2024. Tối ngày 30-6, trong khi em Q. đang chơi trước nhà thì bị con chó trên chạy đến cắn vào bắp tay và đùi.
Sau khi gia đình phát hiện đã bắt và đập chết con chó trên, đồng thời thông báo cho cán bộ thú y xã đến lấy mẫu để làm xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm con chó dương tính với virus dại. Em Q. sau khi bị chó cắn đã được sơ cứu tại nhà và được đưa đến Bệnh viện Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh để tiêm vaccine, huyết thanh ngừa dại.
Qua điều tra dịch tễ xung quanh nhà em Q. ghi nhận trong khu vực có 5 hộ dân nuôi 5 con chó (1 con dương tính với virus dại, 1 con đã được lấy mẫu đợi kết quả, 3 con chưa có dấu hiệu bệnh), 3 con chó chưa tiêm ngừa vaccine dại, 2 con đã tiêm vaccine dại được hơn 1 năm.
Từ kết quả điều tra dịch tễ trên cho thấy chưa khẳng định được nguồn lây mầm bệnh dại. Do đó, người dân cần chú ý theo dõi, cảnh giác đặc biệt với các con chó lạ, chó thả rộng trên địa bàn.
Trung tâm Y tế huyện Định Quán đề xuất Trạm Chăn nuôi – thú y huyện Định Quán, UBND xã Túc Trưng tiến hành các biện pháp quản lý đàn chó mèo, nâng cao tỷ lệ tiêm phòng dại cho đàn chó, mèo trên phạm vi toàn xã, theo dõi tình trạng đàn chó trong khu vực ấp 94, xã Túc Trưng.
Đề nghị Trạm y tế xã Túc Trưng phối hợp với UBND xã Túc Trưng tăng cường công tác truyền thông đến người dân không chủ quan với dịch bệnh dại lây truyền từ động vật sang người. Khi bị chó, mèo cắn, cào, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cấp cứu, tư vấn, hỗ trợ để được tiêm vaccine phòng bệnh dại. Khi phát hiện chó, mèo có biểu hiện lạ nghi bệnh dại, hãy báo ngay cho chính quyền địa phương để được hỗ trợ giải quyết.
Tính từ đầu năm 2024 đến nay đã phát hiện tổng số 19 ổ dịch chó dại trên địa bàn tỉnh .
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã có huyết thanh kháng dại
Sau một thời gian hết huyết thanh kháng dại, đến nay, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC Đồng Nai) đã có huyết thanh để tiêm cho người dân được bác sĩ chỉ định tiêm.
Qua đó giúp người dân không phải di chuyển lên tuyến trên, đỡ tốn kém thời gian, công sức, tiền bạc.
Nhân viên y tế CDC Đồng Nai chuẩn bị tiêm huyết thanh kháng dại cho một trường hợp bị chó nghi dại cắn
Trước đó, khi CDC Đồng Nai hết huyết thanh kháng dại, người dân bị chó, mèo cắn mức độ nặng phải đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới ở TP.Hồ Chí Minh để tiêm.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người dân nếu bị chó, mèo nghi bị dại cắn, cào rách da ở vùng gần thần kinh trung ương (đầu, mặt, cổ) hoặc vùng nhiều đầu dây thần kinh như các đầu ngón tay, đầu ngón chân, bộ phận sinh dục hoặc bị nước bọt của chó, mèo nghi dại dính vào niêm mạc hoặc vùng da bị tổn thương, bị cắn nhiều vết thương sâu trên cơ thể thì cần được tiêm huyết thanh kháng dại và vaccine phòng dại ngay lập tức.
Kháng thể có trong huyết thanh có tác dụng trung hòa và làm chậm sự lan tỏa virus dại, làm cho các tính chất gây bệnh và gây nhiễm sẽ bị ức chế, nhờ đó bảo vệ được người bệnh cho tới khi các kháng thể kháng dại được sản sinh sau khi tiêm vaccine.
Tùy thuộc vào mức độ của vết thương và trọng lượng cơ thể người bị chó, mèo cắn, cào, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định liều lượng huyết thanh phù hợp. Người dân cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, tiêm đủ liều huyết thanh và vaccine để phòng ngừa bệnh dại.
Từ đầu năm 2024 đến nay, Đồng Nai ghi nhận 3 ổ dịch chó dại tại Nhơn Trạch, Định Quán và Trảng Bom. Ngoài ra, có nhiều người khác cũng bị chó, mèo cắn, cần phải tiêm huyết thanh và vaccine phòng dại.
Quảng Bình: Nhiều người đến tiêm vaccine phòng dại sau Tết Nguyên đán Trong 3 ngày làm việc gần đây, Phòng Tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình thực hiện tiêm huyết thanh kháng dại và vaccine phòng dại cho 50 người, trong đó có 14 người tiêm mũi đầu tiên do chó cắn trong dịp nghỉ Tết. Trao đổi với phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống, Bác sĩ...