Lại đây mà xem: NASA mới làm ra bức hình về hố đen vũ trụ và nó khiến fan hâm mộ phải khóc thét vì… quá đẹp
Không những đẹp, đây còn được xem là bức hình mô phỏng xịn và chuẩn xác nhất từ trước đến nay.
Hình minh họa
Còn nhớ hồi tháng 4/2019, thế giới và cộng đồng khoa học nói riêng đã phải rạo rực và chấn động đến thế nào khi dự án EHT (Event Horizon Telescope – Kính thiên văn chân trời sự kiện) công bố bức hình đầu tiên trong lịch sử của hố đen vũ trụ.
Một công bố mang tính chất thế kỷ, được xem là một trong những sự kiện quan trọng nhất lịch sử thiên văn. Tuy nhiên do hạn chế về mặt công nghệ, bức ảnh ấy có chất lượng khá thấp, mờ ảo và không rõ ràng.
Làm sao để mô phỏng lại một hố đen?
Bức ảnh đầu tiên về hố đen M87
Cũng phải thôi, chụp ảnh về hố đen – thứ có thể hút mọi thứ kể cả ánh sáng thì chắc chắn không dễ dàng rồi.
Nhưng công nghệ rồi sẽ phát triển, sớm muộn gì những bức hình rõ nét nhất về hố đen vũ trụ cũng sẽ ra đời. NASA, trong lúc chờ đợi điều đó, đã quyết định làm ra một bức hình mô phỏng lại những gì có khả năng sẽ là hình ảnh của hố đen vũ trụ trong tương lai.
Được biết, hình ảnh mô phỏng này được NASA thực hiện cho tạp chí Black Hole Week. Và nó đẹp đến mức khiến cộng đồng fan thiên văn vũ trụ trên internet phải rơi nước mắt.
Video đang HOT
Làm sao để mô phỏng lại một hố đen?
Bức hình hồi tháng 4 của NASA công bố là về một siêu hố đen.
Theo những kiến thức hiện tại của con người, hầu hết các thiên hà trong vũ trụ đều có một siêu hố đen nằm ở trung tâm, nhưng tại sao chúng lại ở đó thì vẫn còn là điều bí ẩn. Thứ gì có trước, hố đen hay thiên hà? Chẳng ai biết cả.
Những gì chúng ta biết về hố đen cho đến thời điểm hiện tại, đó là chúng rất khổng lồ, với khối lượng gấp hàng triệu, thậm chí hàng tỉ lần Mặt trời của Thái dương hệ. Chúng có thể kiểm soát quá trình hình thành của một ngôi sao. Và khi chúng thức tỉnh và bắt đầu nuốt mọi thứ, cũng là lúc chúng trở thành một trong những vật thể sáng rực rỡ nhất vũ trụ.
Trên thực tế, đã có những hình ảnh mô phỏng lại hố đen trong quá khứ, như phiên bản xuất hiện đầu tiên từ thập niên 1960 bởi máy tính IBM 7040, hay được vẽ tay bởi nhà thiên văn học Jean-Pierre Luminet năm 1978… Tất cả đều khá tương tự với bản mô phỏng của NASA.
Ở các bản mô phỏng, chúng ta đều thấy một vòng tròn màu đen ở trung tâm. Nó được gọi là “đường chân trời sự kiện” – event horizon – ranh giới trước khi một vật chất bị hố đen hút gọn và không thể quay trở lại được nữa vì lực hấp dẫn cực mạnh của hố đen.
Bản vẽ của Jean-Pierre Luminet (1978)
Tính từ tâm hố đen, có một vòng đĩa vật chất xoay xung quanh. Khối vật chất này rất lớn, có khả năng phát ra bức xạ thông qua lực ma sát, đủ để chúng ta thu nhận được tín hiệu bằng kính tiềm vọng. Đó cũng là cách để con người có được bức hình đầu tiên về hố đen vũ trụ M87 hồi tháng 4 vừa qua.
Xung quanh khu vực chân trời sự kiện là một vòng photon tỏa sáng, xuất phát từ vùng đĩa bồi tụ phía sau hố đen. Nhưng vì hố đen có lực hấp dẫn quá đặc, nên ngay cả khu vực không thời gian bên ngoài vùng chân trời sự kiện cũng bị bẻ cong, khiến ánh sáng uốn xung quanh hố đen.
Một bên của đĩa bồi tụ cũng sáng hơn nửa còn lại, do hiện tượng ánh sáng tương đối. Một bên đĩa chuyển động về phía chúng ta sẽ sáng hơn, vì nó gần chạm đến vận tốc ánh sáng. Nửa còn lại dịch xa khỏi chúng ta sẽ có hiệu ứng ngược lại.
Dựa trên các yếu tố ấy, NASA đã tạo ra một hình ảnh mới, được xem là phiên bản hết sức chính xác. Những bức hình mô phỏng này sẽ trở thành công cụ, cho phép khoa học hiểu được thêm những hiện tượng vật lý xung quanh một hố đen vũ trụ, và từ đó có được hình ảnh thật của chúng.
Theo Helino
Phát hiện hành tinh K2-18b, hành tinh có đầy đủ mọi điều kiện để làm nơi ở mới cho loài người, ngoại trừ việc quá to
Thật thú vị vào tuần trước khi các nhà khoa học công bố hành tinh K2-18b sở hữu bầu khí quyển có tồn tại hơi nước và nhiệt độ phù hợp cho sự sống, hành tinh này nặng gấp 8 lần và to gấp đôi Trái Đất.
K2-18b, cũng gọi là EPIC 201912552 b, là một hành tinh ngoài hệ Mặt Trời quay xung quanh sao lùn đỏ K2-18, có cự ly 124 năm ánh sáng tính từ Trái Đất.
Hành tinh này ban đầu được phát hiện thông qua chương trình Kepler, sau đó được xác định là có khối lượng gấp 8 lần Trái đất với quỹ đạo 33 ngày trong khu vực có thể ở được của ngôi sao.
Cách đây vài ngày, EarthSky đã báo cáo rằng có lẽ chúng ta hoàn toàn không hề đơn độc khi phát hiện ra bầu khí quyển của một "siêu Trái Đất" tồn tại hơi nước cũng như những điều kiện để sự sống có thể sinh sôi nảy nở.
K2-18b có nhiệt độ phù hợp để cho nước tồn tại ở thể lỏng, đồng thời hành tinh này hoàn tất quỹ đạo của mình chỉ trong 33 ngày, vậy nên một năm trên đó trôi qua chỉ bằng một tháng trên Trái Đất.
Như mong đợi, phát hiện này đã nhận được rất nhiều sự chú ý của giới truyền thông. Nhưng hóa ra câu chuyện có thể không hoàn toàn giống như báo cáo đầu tiên và được mô tả có phần sai lệch ở một mức độ nào đó.
Khám phá này được nêu trong hai bài báo khác nhau, người đầu tiên được công bố vào ngày 10/9/2019 trên arXiv - cơ sở dữ liệu lưu trữ điện tử dạng tiền in ấn của các bài báo khoa học trong các lĩnh vực toán học, vật lý, khoa học máy tính, sinh học định lượng và thống kê và báo cáo thứ hai được công bố trên tạp chí Nature Astronomy vào ngày 11/9.
Lần đầu tiên các nhà khoa học đã xác định sự tồn tại của nước trong bầu khí quyển bao quanh một hành tinh có nhiệt động tương đương Trái Đất và được cho là có thể hỗ trợ sự sống. Theo báo cáo khoa học mới công bố ngày 11/9 trên tạp chí Nature Astronomy, bầu khí quyển bao quanh hành tinh K2-18b tồn tại nước ở dạng lỏng.
Các bản báo cáo mô tả chi tiết về việc tìm thấy hơi nước trong bầu khí quyển của K2-18b, một ngoại hành tinh có nhiệt độ có thể cho phép nước lỏng tồn tại - cách Trái đất 124 năm ánh sáng.
Chính xác rằng đây là lần đầu tiên hơi nước được xác định trong bầu khí quyển tại vùng có thể sống của một ngoại hành tinh.
Bản thân việc phát hiện hơi nước đã được xác nhận, nhưng có rất nhiều tranh luận về việc hành tinh K2-18b thực sự có thể là nơi sinh sống là là ngôi nhà mới cho nhân loại hay không?
"Đây là ngoại hành tinh duy nhất tính cho đến nay mà chúng ta biết có nhiệt độ chính xác để hỗ trợ sự tồn tại của nước, dù là nước trong bầu khí quyển hay trên bề mặt, thì K2-18b chính là ứng viên tốt nhất cho khả năng sinh sống mà chúng ta có được." - Nhà thiên văn học Angelos Tsiaras thuộc Đại học London (Anh) - đồng tác giả nghiên cứu mới nhất về K2-18b, phấn khích cho biết.
Một số nhà khoa học đã gọi hành tinh này là một siêu Trái Đất bởi kích thước của nó lớn hơn hành tinh của chúng ta, nhưng nhỏ hơn Sao Hải Vương.
Hành tinh K2-18b được xác định có lớp vỏ hầu hết được cho là đá - tương tự như Trái đất, và có kích thước lớn gấp 2 lần hành tinh của chúng ta.
Được phát hiện từ năm 2015, K2-18b là một trong hàng trăm hành tinh có khối lượng gấp chưa đến 10 lần so với Trái Đất mà tàu vũ trụ Kepler của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện ra. Trong những thập kỷ tới, loài người sẽ triển khai những sứ mệnh không gian mới để phát hiện thêm hàng trăm hành tinh kiểu này.
Nhưng có lẽ nếu hành tinh này phù hợp mới sự sống một cách thực sự thì con người chắc cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi sinh sống tại đây bởi chúng có trọng lượng gấp 8 lần trái đất, đồng nghĩa với việc lực hấp dẫn của chúng cũng lớn hơn.
Để dễ hiểu hơn, nếu bạn nặng 70kg trên trái đất, khi đặt chân đến K2-18b, bạn sẽ nặng tới 560kg, điều này sẽ khiến cho xương khớp và các cơ bắp của bạn không thể hoạt động một cách bình thường.
Theo Trí thức trẻ
Sao chổi bí ẩn đang hướng về Trái đất có thể là "du khách" từ một hệ sao khác Sao chổi bí ẩn được cho sẽ bay gần sao Hỏa vào tháng 10 và có thể chạm tới điểm gần Mặt trời nhất vào cuối tháng 12. Một sao chổi có lai lịch bí ẩn tương tự như tảng đá vũ trụ bí ẩn được gọi là Oumuamua đã đi qua hệ Mặt trời của chúng ta vào năm 2017, đang tiến...