Lại đâm dao tập thể ở Trung Quốc, 5 người chết
Báo chí Trung Quốc đưa tin, ở tỉnh Hồ Nam nước này vừa xảy ra một vụ đâm dao tập thể làm 4 người thiệt mạng. Cảnh sát đã bắn chết một đối tượng trong nhóm tấn công.
Hiện trường vụ tấn công dao ở Changsha, Hồ Nam.
Theo hãng tin AP, nhóm đàn ông mang dao đã đâm chém nhằm vào dân thường sáng nay (14/3) trên một con phố ở Changsha, thủ phủ tỉnh Hồ Nam. Ngoài đối tượng bị cảnh sát bắn chết có một tên bị bắt giữ và 3 tên chạy trốn.
Cảnh sát và các nhà chức trách đã có mặt tại hiện trường ngay khi nhận được tin báo. Hiện chưa có xác nhận chính thức nào về động cơ của vụ tấn công.
Video đang HOT
Một quan chức ở Changsha cho biết: “Tôi có thể đảm bảo đó không phải là một vụ tấn công khủng bố. Nó xảy ra ở một khu chợ do tranh cãi nào đó”.
Báo chí địa phương đưa tin, một người trong nhóm hung thủ dường như là chủ một hiệu bánh mì và vụ tấn công xảy ra sau một cuộc cãi vã trong cửa hiệu.
Đến nay dư luận ở Trung Quốc vẫn chưa hết sốc sau vụ đâm dao kinh hoàng ở tỉnh Vân Nam ngày 1/3 làm 29 người chết và 143 người bị thương.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Trung Quốc đối mặt nguy cơ khủng bố kiểu mới
Vụ "khủng bố" đẫm máu ở Trung Quốc có thể đánh dấu một giai đoạn mới, đầy nguy hiểm về an ninh của nước này.
Vụ tấn công tại một nhà ga ở thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam hôm 1/3 được cho là hành động bạo lực mới nhất của những người li khai Duy Ngô Nhĩ ở khu tự trị Tân Cương.
Vụ tấn công tại nhà ga Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc đã khiến 29 người thiệt mạng.
Trong nhiều thập kỷ qua, người Duy Ngô Nhĩ bị cáo buộc là thủ phạm của hàng chục vụ tấn công ở cả bên trong lẫn bên ngoài Tân Cương. Gần đây, Bắc Kinh cũng khẳng định lực lượng li khai này là thủ phạm của vụ tấn công tại quảng trường Thiên An Môn khiến 5 người - trong đó có 3 nghi phạm - thiệt mạng. Tuy nhiên, vụ tấn công vừa qua ở Côn Minh cho thấy bước chuyển biến lớn.
Theo tác giả Nicholas Dynon trên tờ Diplomat, vụ thảm sát Côn Minh cho thấy hoạt động bạo lực của các nhóm li khai ở Trung Quốc đã bước sang giai đoạn mới. Sự bất ngờ, tàn bạo và bừa bãi - được thể hiện qua những bức ảnh đẫm máu được lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc - khiến vụ việc trở thành một trong những chương đẫm máu nhất của lịch sử khủng bố ở nước này.
Khi chọn một khu vực công cộng tại nhà ga Côn Minh đông đúc, những kẻ khủng bố đã nhìn ra một địa điểm tấn công với tính sát thương cao nhất. Không diễn ra tại vùng hẻo lánh như Tân Cương, một vụ tấn công như ở nhà ga Côn Minh vừa qua có thể được "sao y bản chính" tại bất kỳ nhà ga hay trạm xe buýt nào khác ở Trung Quốc.
Vụ tấn công ở Côn Minh không còn mang tính chất biểu tượng mà những kẻ chủ mưu muốn reo rắc sự sợ hãi đối với người dân Trung Quốc. Tàu hỏa là phương tiện đi lại phổ biến ở Trung Quốc và giống như bất kì nhà ga nào khác, nhà ga Côn Minh thường là nơi chật kín người đi làm, khách du lịch và công nhân làm xa nhà. Có thể nhìn thấy rõ thông điệp đáng sơ đằng sau vụ tấn công này: những vụ tấn công kiểu này có thể xảy ra ở bất kỳ nơi đâu và với bất kỳ ai.
Những kẻ tấn công đã không bị phát hiện thông qua những thủ tục an ninh thông thường ở nhà ga và điều đó chắc chắn sẽ làm chấn động hệ thống giao thông nội địa Trung Quốc. Kết quả là nước này sẽ phải thực hiện các biện pháp kiểm tra và thắt chặt an ninh.
Cách đây không lâu, những vụ tấn công ở Trung Quốc như vụ Côn Minh hiếm khi được truyền thông quốc tế đăng tải. Với vụ tấn công ở quảng trường Thiên An Môn và vụ Côn Minh, hoạt động bạo lực của người Duy Ngô Nhĩ đã xuất hiện nổi bật trên các trang báo quốc tế. Mạng xã hội Trung Quốc cũng truyền tải tin tức và ý kiến người dân tới khắp đất nước này. Chắc chắn những người Trung Quốc đi lại bằng các phương tiện công cộng sẽ cảm thấy lo ngại cho sự an toàn của mình, một cảm giác mà trước đây họ chưa bao giờ có.
Tác giả Nicholas Dynon cho rằng vấn đề không phải người Duy Ngô Nhĩ có phải là thủ phạm của các vụ tấn công này hay không, hay họ có phải là lực lượng thánh chiến tấn công vì mục đích li khai, và các cuộc tấn công này có thể được coi là một hành động "khủng bố" hay không. Xét đến cùng, vấn đề nằm ở chỗ chính quyền Trung Quốc đang đối mặt với thách thức mới: làm sao phải ngăn chặn những vụ bạo lực như vậy và bảo vệ an ninh cho người dân.
Theo infonet
Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay Sơn Đông vào năm 2015 Chiếc tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc độc lập tự chủ chế tạo có khả năng sẽ được đặt tên là Sơn Đông và có thể sẽ được hạ thủy vào năm 2015. Trung Quốc đang chế tạo chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên, chuyện này đã không còn mới mẻ nữa bởi sau những đồn đoán của truyền...