Lại có trào lưu mới khoe dáng gầy ở Trung Quốc
Gần đây, mạng xã hội Trung Quốc lại rầm rộ trào lưu mới để thử thách độ gầy của cơ thể khi các cô gái trẻ đăng ảnh họ mặc thử quần áo dành cho trẻ em của Uniqlo.
Gần đây, các mạng xã hội như Xiaohongshu và Weibo của Trung Quốc tràn ngập ảnh tự chụp của những cô gái trẻ trong phòng thử đồ, mặc những chiếc áo phông “mini” của nhà bán lẻ nổi tiếng Nhật Bản, Uniqlo.
Chỉ tính riêng trên Weibo, hashtag “adults trying on Uniqlo children’s clothes” (tạm dịch: người lớn mặc thử quần áo trẻ em của Uniqlo) đã nhận được hơn 680 triệu lượt quan tâm.
Theo đó, xu hướng này dường như đã được cư dân mạng bắt đầu hưởng ứng trong những tuần gần đây. Sự việc đã gây ra một cuộc tranh luận không hồi kết trên mạng, không chỉ vì điều này có thể làm hỏng những chiếc áo phông mà còn vì nó là xu hướng mới nhất trong một loạt các xu hướng trên mạng xã hội Trung Quốc. Theo đó, các nhà quan sát cho biết điều này phản ánh nỗi ám ảnh của một số phụ nữ Trung Quốc bởi vẻ ngoài gầy.
Các trào lưu khoe dáng gầy trước đó
Trước đó, còn có các trào lưu khác gồm “thử thách chạm tay vào rốn”. Trào lưu này đòi hỏi người chơi phải vòng một tay qua sau lưng sao cho bàn tay chạm được vào rốn. Người nào có ảnh tay chạm rốn, người đó được chứng nhận là sở hữu thân hình “chuẩn” và ngược lại. Sau đó còn có trào lưu đặt đồng xu lên xương quai xanh, làm cho đồng xu cân bằng trên đó thì coi như vượt qua thử thách.
Dương Mịch và trào lưu “tay chạm rốn” hồi năm 2015. Ảnh: Weibo
Chưa kể, giới trẻ Trung Quốc còn có trào lưu đo đầu gối bằng iPhone 6. Hàng loạt thiếu nữ ở nước này đua nhau khoe ảnh thực hiện thử thách khoe chân thon gầy khi đặt những chiếc iPhone 6 trên đầu gối. Theo đó, iPhone 6 với chiều dài chưa đến 14cm được đặt trên hai đầu gối. Nếu chiếc điện thoại có thể che hết hai đầu gối thì thử thách thành công và điều này chứng tỏ bạn có đôi chân thon, thanh mảnh. Ngoài ra còn có “thử thách vòng eo A4″. Theo đó, bạn chỉ cần lấy một tờ giấy A4 và giữ nó phía trước eo. Nếu vòng eo của bạn không rộng quá hai cạnh dọc của tờ giấy thì bạn đã chiến thắng thử thách này.
“Thử thách vòng eo A4″ bắt nguồn từ giới trẻ Trung Quốc. Ảnh: Weibo
Phong cách BM – BM Style
Video đang HOT
Trên thực tế, những thử thách hay trào lưu về ngoại hình như vậy xuất hiện thường xuyên trên mạng xã hội Trung Quốc đến mức có cả những danh mục thích hợp. Xu hướng mới này là một ví dụ cho phong cách “BM Style”. Theo đó “BM” là viết tắt của Brandy Melville, một thương hiệu quần áo của Italy hướng đến đối tượng các cô gái tuổi teen và phụ nữ trẻ. Thương hiệu này phân phối các mặt hàng chủ đạo là áo crop top, áo ba lỗ và váy. Điều đặc biệt là tất cả sản phẩm chỉ có size 0 – kích cỡ dành riêng cho những cô gái gầy hoặc siêu gầy. Điều đó cũng có nghĩa là kích thước tiêu chuẩn của nó chỉ bằng với kích thước siêu nhỏ của các thương hiệu khác.
Trào lưu này bắt đầu trở nên phổ biến vào năm ngoái, sau khi những phụ nữ trẻ Trung Quốc bắt đầu chia sẻ hình ảnh của họ trong những chiếc áo crop top và váy của thương hiệu này với hashtag #TestIfYouCanRockTheBMStyle” (kiểm tra xem bạn có phù hợp với phong cách BM không”).
Một người dùng Weibo 22 tuổi thường xuyên đăng ảnh “dáng gầy” lên mạng xã hội chia sẻ rằng cô ấy thích phong cách “trông quyến rũ và ngọt ngào hơn … và nó làm cho chân cô trông dài hơn”.
Các bức ảnh “BM Style” đã trở nên phổ biến trên mạng xã hội Trung Quốc kể từ năm ngoái. Ảnh : XIAOHONGSHU
Áp lực về một cơ thể gầy của phụ nữ Trung Quốc
Sự gia tăng phổ biến của các xu hướng như vậy làm dấy lên lo ngại về áp lực khiến phụ nữ gầy đi một cách bất thường.
Theo một biểu đồ về chiều cao – cân nặng nên có với một người theo phong cách “BM Style” được lan truyền trên mạng xã hội và chưa được xác minh thì một cô gái cao 160cm chỉ nặng 43kg. Tuy nhiên, theo chỉ số khối cơ thể (BMI) thì số liệu trên biểu đồ cho thấy tình trạng thiếu cân và cần nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Trên Weibo, hashtag “phụ nữ nên vượt qua sự lo lắng về cơ thể như thế nào” cũng đã nhận được gần 70 triệu lượt xem. Một cư dân mạng chia sẻ: “Điều đáng sợ về ‘phong cách BM’ là mọi người đều biết nó không lành mạnh, nhưng lại cảm thấy áp lực khi theo đuổi phong cách này”.
Theo nghiên cứu mới nhất của ông He Jinbo ở Đại học Trung Quốc Hồng Kông, người chuyên nghiên cứu về sức khỏe tâm thần và hình ảnh cơ thể về thanh thiếu niên Trung Quốc cho biết nếu càng dành nhiều thời gian cho mạng xã hội, thì càng có nhiều khả năng con người không hài lòng với cơ thể của mình.
Mặc dù đây không phải là quốc gia duy nhất vật lộn với điều này, nhưng vấn đề này đang ngày càng trở nên gay gắt hơn ở Trung Quốc, nơi quan niệm về sự tích cực của cơ thể vẫn chưa được chấp nhận.
Một cuộc khảo sát trực tuyến năm 2019 của Ipsos (một trong những công ty hàng đầu trên thế giới về lĩnh vực Nghiên cứu thị trường) về các tiêu chuẩn sắc đẹp toàn cầu cho thấy trong số 27 quốc gia, Trung Quốc đứng đầu bảng vì cho rằng trọng lượng và hình dáng cơ thể là những đặc tính quan trọng trong việc tạo nên vẻ đẹp của một người phụ nữ. Người Trung Quốc cũng đứng thứ hai trong việc chọn cơ thể gầy là “lý tưởng” cho phụ nữ.
Quan niệm về phụ nữ đẹp ở Trung Quốc
Ke Han, nhà tâm lý học Trung Quốc ở Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore nhấn mạnh rằng truyền thông Trung Quốc có xu hướng đưa tin về “những cô gái rất gầy” và công chúng có xu hướng ưa chuộng những nữ minh tinh có thân hình đẹp. “Một quan niệm phổ biến của người Trung Quốc về cân nặng của phụ nữ nói rằng phụ nữ đẹp không nên nặng quá 50 kg”, ông Ke Han cho biết.
“Những phụ nữ nặng hơn 50 kg được coi là lười biếng và thiếu kỷ luật bản thân vì họ dường như không thể chăm sóc bản thân. Thực tế, một số phụ nữ tin vào điều này đến mức họ nghĩ rằng nó sẽ ảnh hưởng đến triển vọng hôn nhân của họ”, ông nói thêm.
Nhìn chung, ở Trung Quốc, việc thẳng thắn nói về cân nặng của ai đó vẫn được chấp nhận về mặt văn hóa. Tiến sĩ He Jinbo cho biết: “Phần lớn người Trung Quốc không nhận ra tác hại của việc chỉ trích người béo, những ảnh hưởng nó có thể gây ra đối với sức khỏe của một người”.
Một vài dấu hiệu tích cực
Tuy nhiên, cũng đã có một số dấu hiệu thay đổi, và hơn thế nữa đã “bắt đầu có những phong trào tích cực về hình ảnh cơ thể”, tiến sĩ Ke Han nói.
Năm ngoái, thương hiệu nội y Neiwai đã gây chú ý khi tung ra một chiến dịch quảng cáo tích cực đối với cơ thể. Theo đó, kích thước đa dạng của thương hiệu khiến chúng nổi bật trong số các nhà bán lẻ quần áo Trung Quốc, khi mà đa số có xu hướng chỉ bán các mặt hàng với kích thước nhỏ hơn.
Đầu tháng này, nữ diễn viên nổi tiếng Trung Quốc, Trương Manh – Hoa hậu Hoàn vũ Trung Quốc 2004 đã tiết lộ trên Weibo rằng cô phải đến khoa chấn thương chỉnh hình của một bệnh viện để thăm khám và có hướng điều trị kịp thời vì mặc một chiếc corset quá chật khiến cô bị đau xương sườn dữ dội.
Trương Manh đăng bức ảnh mình mặc chiếc váy khiến cô phải vào viện. Ảnh: WEIBO
Nói về điều này, cô cho biết vụ việc mình gặp phải như một lời cảnh tỉnh.
“Vẻ ngoài của chúng ta chỉ là một phần. Thay vì mỗi ngày phàn nàn rằng chúng ta không đủ gầy, tốt hơn là hãy dành thời gian đó để học những điều mới, làm giàu cho bản thân và tự tin hơn!” – Trương Manh chia sẻ.
Nhiều người dùng mạng xã hội đã ủng hộ lời chia sẻ của cô. Một cư dân mạng bình luận: “Thực sự là như vậy. Rất nhiều phụ nữ có vấn đề về cơ thể đều đang lo lắng điều này, nhưng sức khỏe quan trọng hơn nhiều. Bất kể chúng ta trông như thế nào, thì cũng đều đẹp nhất”.
Biến dạng xương sườn vì quần áo bó sát
Trang phuc bo sat được giới trẻ ưa chuộng nhưng cung tiềm ẩn nhiều nguy hại đôi vơi sức khỏe.
Trương Manh, Hoa hậu Hoàn Vũ Trung Quốc 2004, phải nhập viện khoa chấn thương chỉnh hình, sau khi mặc váy bó bụng. Bộ cánh người đẹp diện đến lễ trao giải Weibo ngày 28/2 có dây siết chặt vòng eo.
Trương Manh cho biết khi thử váy đã thấy chật, nhưng vì không có thời gian sửa, cô vẫn mặc tới sự kiện. Dù tình trạng của ngôi sao 40 tuổi không nghiêm trọng, các bác sĩ cảnh báo bó chặt vùng bụng thời gian dài sẽ khiến cấu trúc xương sườn bị biến dạng, siết chặt phổi, cản trở hô cấp.
"Khi thắt lưng bị siết chặt, xương sườn bị đẩy vào trong và hướng xuống, các cơ quan nội tạng có thể gặp một loạt vấn đề vì áp lực đó. Quần áo quá chật hay đai nịt bụng gây hại cho sức khỏe và không được khuyến khích", bác sĩ Wu, khoa chỉnh hình tại bệnh viện ở Sơn Tây, Trung Quốc, nói.
Bên cạnh những bộ váy ôm chặt cơ thể, chiếc quần bó cũng ẩn chứa tác hại đối với sức khỏe. Năm 2015, một phụ nữ Australia 35 tuổi đã gặp hội chứng chèn ép khoang, dẫn đến hiện tượng xuất huyết và sưng tấy bên trong các cơ. Một bài báo trên Tạp chí Thần kinh học, Phẫu thuật Thần kinh và Tâm thần cho biết tình trạng trở nên tồi tệ hơn do chiếc quần jeans bó cô mặc.
Nhiều nghiên cứu ghi nhận một số bệnh nhân bị đau hoặc ngứa ran ở đùi sau khi mặc quần bó. Loại quần này còn gây hại cho cơ quan sinh dục của đàn ông. Bác sĩ đa khoa Sarah Jarvis, Bệnh viện Shepherd's Bush, London, Anh khuyến khích đàn ông nên mặc đồ lót rộng hơn khi muốn có con vì nhiệt độ cao có thể tác động tiêu cực đến sản xuất tinh trùng.
Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu không nên mặc quần bó. Chúng cũng được cho là nguyên nhân làm trầm trọng thêm chứng ợ nóng do sản phẩm này gây áp lực lên bụng, đẩy axit dạ dày lên trên.
Tuy nhiên, bác sĩ Jarvis cho rằng không nên phóng đại mặt xấu của chiếc quần. Hội chứng chèn ép khoang thường khá hiếm và trường hợp của người phụ nữ Australia là sự cố nghiêm trọng. Độ bó sát của chiếc quần jeans dường như khiến cơ bắp phình ra bên trong thay vì ra ngoài. Việc ngồi xổm trong thời gian dài cũng khiến tình trạng của cô trở nên tệ hơn.
"Mọi người nên ý thức được rủi ro nhỏ này", Jarvis nói. "Nếu bạn đi tập gym mà lại quên bộ đồ thể thao, thì đừng cố tập trong những bộ đồ ôm sát cơ thể. Điều này thì ai cũng biết".
Trương Manh trong bộ váy công chúa thắt chặt phần eo tại sự kiện trao giải Weibo ngày 28/2 . Ảnh: Weibo .
Hiểm họa đằng sau sở thích mặc trang phục bó sát của sao Kim Kardashian, Elle Fanning đã trả giá đắt cho việc đánh đổi sức khỏe để khoác lên người những bộ trang phục bó sát cơ thể. Theo Sina , Trương Manh đã nhập viện sau khi tham gia Đêm hội Weibo 2021 vì trang phục bó sát cơ thể. Cô lăng xê bộ váy xanh lá cây phối cùng áo corset để định...