Lại có thêm ứng cử viên Tổng thống Mỹ muốn… tách đảng
Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ ông Jim Webb – hiện đang xem xét việc đứng ra tranh cử với tư cách độc lập. Theo kế hoạch, ông sẽ sớm tổ chức một cuộc họp báo nói về việc ứng cử với khả năng “tách đảng” của mình.
Là cựu thượng nghị sỹ Mỹ từ bang Virginia, ông Webb đã bị tụt lại phía sau bà Hillary Clinton cũng như Thượng nghị sỹ Bernie Sanders trong cuộc chạy đua trở thành ứng viên chính thức của đảng Dân chủ để tranh ghế tại Nhà Trắng.
Hiện nay, bà Clinton và ông Sanders là 2 gương mặt nổi bật nhất để giành suất ứng cử viên của đảng Dân chủ, bỏ lại loạt ứng viên khác như ông Webb, cựu Thống đốc Maryland Marin O”Malley và cựu Thống đốc đảo Rhode Lincoln Chaffee.
Ông Jim Webb đang tính tới nước “tách đảng” để có cơ hội tranh cử Tổng thống Mỹ vào năm 2016
Với những bất lợi như vậy, đội ngũ tranh cử của ông Webb đã ra thông báo về việc tổ chức cuộc họp báo tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia Mỹ ở Washington với lời đề ngắn gọn “Jim Webb đang xem xét chạy đua độc lập”.
Video đang HOT
Ngoài quyết định nói trên, dự kiến ông Webb sẽ thảo luận “về chiến dịch của mình cùng tầm nhìn về các đảng chính trị trong cuộc đua bầu cử hiện tại (2016)”.
Về phần mình, Ủy ban Quốc gia Dân chủ chi phối đảng Dân chủ Mỹ đã từ chối đưa ra bình luận về thông báo “ra riêng” của ông Webb.
Nếu ông Webb quyết định “tách đảng” để ra ứng cử độc lập thì đây cũng không phải là trường hợp đầu tiên làm như vậy. Trước đó, vào các năm 2000, 2004 và 2008, ứng viên Ralph Nader đã tự ứng cử độc lập chứ không đại diện cho đảng nào. Tuy nhiên, ông này đều thất bại trong cả 3 lần đó.
Trong khi gần đây, tỷ phú Donald Trump gây tranh cãi cũng từng “dọa” có thể tách khỏi đảng Cộng hòa để ra tranh cử độc lập.
Theo_An ninh thủ đô
Bà Clinton tự tin tranh luận tổng thống
Ngày 14.10, 5 ứng cử viên của Đảng Dân chủ đã có cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên trong cuộc đua trở thành đại diện của đảng này ra tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016.
Tranh luận nóng bỏng
Cuộc tranh luận kéo dài hơn 2 giờ do kênh truyền hình CNN phối hợp với trang mạng xã hội Facebook tổ chức với sự tham gia của 5 ứng cử viên bên phía Đảng Dân chủ là bà Clinton, ông Sander, cựu Thống đốc bang Maryland Martin O'Malley, Thượng nghị sĩ bang Virginia Jim Webb và cựu Thống đốc bang Rhode Island Lincoln Chafee. Về cơ bản, các ứng viên đã thể hiện quan điểm thống nhất đối với chính sách nhập cư khi kêu gọi một hành động pháp lý nhằm chấm dứt thực trạng hàng triệu người nhập cư đang sinh sống trái phép tại nước này.
Bà Hillary tự tin trong cuộc tranh luận đầu tiên của Đảng Dân chủ để chạy đua vào Nhà Trắng. Ảnh: CNN
Tuy nhiên, qua tranh luận, bà Clinton và ông Sander trở thành hai nhân vật gây sự chú ý nhất. Hai ứng cử viên hàng đầu của Đảng Dân chủ đã trình bày những quan điểm trái ngược về chính sách can dự của Mỹ ở Trung Đông, vấn đề kiểm soát súng đạn ở Mỹ và chính sách kinh tế cũng như một số vấn đề trong đường lối đối ngoại của nước này.
Bên cạnh việc tập trung vào các vấn đề chính như kiểm soát súng đạn, chăm sóc y tế hay quản lý Phố Wall, bà Hillary Clinton đã chứng tỏ rằng bà có thể trở thành người phụ nữ đầu tiên chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng bất chấp tỉ lệ ủng hộ bà có giảm đi trong các đợt thăm dò dư luận gần đây. Tuy nhiên, việc ông Sander đang nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân cũng là một trong những áp lực lớn đối với bà Hillary.
Bà Clinton khẳng định trong cuộc tranh luận rằng, nhất quán là tính cách đặc trưng của bà khi xử lý công việc. Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh, bà luôn nhìn vấn đề thực tế từ những gì đang xảy ra trên thế giới.
Lợi thế cho bà Clinton
Theo kế hoạch, Đảng Dân chủ đã lên kế hoạch tổ chức 6 cuộc tranh luận trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu sơ bộ của đảng này vào tháng 2.2016.
Sau hơn 2 giờ tranh luận, bà Clinton được giới chuyên gia đánh giá nổi bật hơn nhờ phong thái tự tin khi đề ra một loạt các giải pháp để giải quyết những vấn đề nóng hiện nay. Về vấn đề kiểm soát súng đạn, bà Clinton kêu gọi siết chặt những quy định hiện nay, đồng thời cho rằng quan điểm của ứng cử viên Sanders là chưa đủ mạnh mẽ. Trái lại, ông Sanders cho rằng để giải quyết vấn đề này, Mỹ cần phải cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần. Về chính sách đối ngoại, bà Clinton thể hiện những quan điểm cứng rắn hơn so với ông Sanders và các ứng cử viên còn lại.
Về chiến dịch quân sự của Mỹ ở Syria, bà Hillary có quan điểm hoàn toàn khác ông Sander. Trong khi nữ cựu ngoại trưởng kêu gọi hành động cương quyết hơn nhằm giải quyết cuộc nội chiến ở Syria và bảo vệ quan điểm ủng hộ phát động cuộc chiến tranh Iraq năm 2002, thì ông Sanders đã phản bác lại và gọi cuộc chiến ở Iraq là "sai lầm tồi tệ nhất về chính sách đối ngoại trong lịch sử nước Mỹ".
Bà Hillary cũng bị chỉ trích vì quan điểm phản đối hôn nhân đồng tính và đặc biệt là việc phản đối Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Với quan điểm của bà Hillary, TPP sẽ không giúp tăng thu nhập cho người lao động Mỹ và hiệp định này không đáp ứng được các tiêu chuẩn của bà. Hiện không rõ những quan điểm của bà Hillary có thực sự thuyết phục để bà dành được vị trí đại diện duy nhất cho Đảng Dân chủ giành vé chạy đua chiếc ghế Tổng thống Mỹ hay không.
Trước những phản bác, bà Hillary mạnh mẽ tuyên bố rằng: "Tôi biết làm thế nào để giữ vững lập trường của mình, và tôi biết làm thế nào để tìm thấy điểm chung với tất cả".
Theo Danviet
Bầu cử Mỹ: Các ứng viên Dân chủ có cuộc tranh luận đầu tiên Các ứng cử viên tổng thống triển vọng của đảng Dân chủ là bà Hillary Clinton và ông Bernie Sanders đã giáp mặt trong cuộc tranh luận đầu tiên của đảng này cho chiến dịch bầu cử năm 2016. Trang tin Channel NewsAsia cho biết, cả hai đối thủ đã tranh luận về bất bình đẳng thu nhập - thách thức của nước...