Lại chuyện dự án 8B Lê Trực
Câu chuyện xử lý sai phạm tại dự án nhà ở số 8B Lê Trực vẫn đang khiến dư luận bức xúc khi các giới hạn về thời gian tháo dỡ công trình sai phép tiếp tục có nguy cơ bị xô ngã. Và chỉ một dự án không quá lớn, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần phải nhắc nhở, yêu cầu xử lý mà vẫn chưa thể rốt ráo.
Ảnh Internet
Câu chuyện xử lý sai phạm tại dự án nhà ở số 8B Lê Trực vẫn đang khiến dư luận bức xúc khi các giới hạn về thời gian tháo dỡ công trình sai phép tiếp tục có nguy cơ bị xô ngã. Và chỉ một dự án không quá lớn, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần phải nhắc nhở, yêu cầu xử lý mà vẫn chưa thể rốt ráo.
Mắc hàng loạt sai phạm, trong đó nghiêm trọng nhất là việc xây vượt tầng và xây dựng sai thiết kế đã được duyệt, ban đầu chủ đầu tư là Công ty May Lê Trực được yêu cầu phải tự tháo dỡ phần sai phạm tại dự án nhà 8B Lê Trực.
Thế nhưng, việc này liên tục bị trì hoãn do chủ đầu tư muốn tiếp tục “hợp thức hóa” sai phạm. Doanh nghiệp thậm chí tìm cách gây khó cho hoạt động tháo dỡ bằng việc lôi kéo khách hàng phản ứng để kéo dài thời gian tháo dỡ công trình.
Bị trì hoãn liên tục, việc tháo dỡ công trình sai phạm sau đó được giao cho nhà thầu độc lập là Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Hải Anh Phát. Dù vậy, việc tháo dỡ vẫn chậm chạp.
Theo tin từ Sở Xây dựng Hà Nội, đến ngày 15/8, ngày cuối cùng trong đợt cam kết rút ngắn thời gian phá dỡ còn 45 ngày tính từ 1/7, nhà thầu mới phá dỡ được tổng cộng hơn 620 m2 sàn, trên tổng số 1.800 m2 sàn tầng 19.
Video đang HOT
Như vậy, đây là lần thứ ba, cam kết phá dỡ tầng 19 tòa nhà này không được thực hiện đúng theo kế hoạch.
Mặc dù Thành phố đã có những quyết định xử lý kỷ luật nhiều cán bộ có sai phạm trong việc để xảy ra vụ 8B Lê Trực, nhưng việc khắc phục hậu quả quá chậm trễ vẫn là vấn đề thời sự nóng bỏng của Hà Nội trong suốt 1 năm qua. Sự chậm chạp trong xử lý sai phạm tại dự án nhà 8B Lê Trực đã khiến Thủ tướng Chính phủ phải 3 lần nhắc nhở.
Câu chuyện xử lý sai phạm tại nhà 8B Lê Trực đang nóng hơn khi đoàn công tác của Chính phủ tiếp tục có buổi làm việc với UBND Thành phố trong 3 ngày từ 21 đến 23/9. Theo đó, một trong những nội dung làm việc dự kiến là UBND TP. Hà Nội phải báo cáo tình hình xử lý sai phạm tại nhà 8B Lê Trực với đoàn công tác của Chính phủ.
Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản hối thúc UBND TP. Hà Nội phải đẩy nhanh tháo dỡ phần sai phạm dự án, xử lý nghiêm đối với các trường hợp ngăn cản công việc tháo gỡ. Đồng thời, có báo cáo Chính phủ việc xử lý sai phạm tại dự án này.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ trong xử lý công trình sai phạm 8B Lê Trực, Hà Nội đã đưa ra khá nhiều thời hạn cam kết cụ thể về tiến độ hoàn thành tháo dỡ công trình.
Mới đây nhất, Thành phố dự kiến sẽ hoàn thành phá dỡ bê tông sàn mái tầng 19 dự kiến xong trước ngày 31/8. Việc lập phương án phá dỡ giai đoạn 2 cũng phải được thực hiện xong trước ngày 30/9 để thẩm định.
Để hoàn thành các mục tiêu này, thời gian qua, Hà Nội tiếp tục chấm dứt hợp đồng với Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Hải Anh Phát, thay bằng Công ty cổ phần Hạ tầng Phương Bắc. Đồng thời, ứng trước 3 tỷ đồng để có nguồn kinh phí tháo dỡ.
Có quyết tâm của chính quyền, có đơn vị xử lý độc lập và có kinh phí, nhưng dư luận vẫn băn khoăn sau nhiều lần thất hẹn.
Được biết, Công ty Phương Bắc lại vừa đặt mục tiêu hoàn thành tháo dỡ tầng 19 dự án 8B Lê Trực vào ngày 30/10. Đơn vị này cũng đã mau chóng lắp đặt hệ thống phương tiện để triển khai theo đúng tiến độ. Tuy nhiên, với “tiền sử” trễ hẹn tiến độ cam kết liên tục trong 1 năm qua của các nhà thầu và sự bất hợp tác của chủ đầu tư, có lẽ việc giám sát các nhà thầu thi công thực hiện theo đúng tiến độ cam kết cần phải sát sao hơn.
Thực tế, không thể phủ nhận những nỗ lực xử lý sai phạm và chủ trương khắc phục hậu quả của chính quyền TP. Hà Nội. Nhưng còn một câu hỏi khác được đặt ra là tính hiệu lực của hoạt động thực thi pháp luật đến đâu khi các sai phạm của chủ đầu tư đã rõ rành rành? Liệu không thể có những chế tài nghiêm khắc hơn khi chủ đầu tư lần lữa một cách có hệ thống và ngang nhiên?
Với dự án 8B Lê Trực và những sai phạm tương tự, việc xử lý rốt ráo, ít nhất là tính đến “cái hẹn” 30/10 này không chỉ là một cách để ổn định tâm lý của thị trường bất động sản, xây dựng môi trường hoạt động công bằng giữa các chủ đầu tư. Đó là những khẳng định bằng hành động về việc giữ nghiêm kỷ cương, phép nước trong mọi hoạt động của đời sống.
Vì vậy, đó chính là “phá để xây”!
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Thanh tra đột xuất dự án nhà ở xã hội nghi "đập hai thành một" tại Hà Nội
Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội phối hợp với các quận huyện vừa kiểm tra đột xuất dự án nhà ở xã hội tại 30 Phạm Văn Đồng (Q. Cầu Giấy) để thu thập tài liệu và ghi nhận phản ánh của dư luận về việc nhiều căn hộ tại dự án này bị đập thông với nhau.
Trước đó, dư luận rộ lên thông tin tại dự án trên đang có tình trạng cò mồi thông đồng với chủ đầu tư dự án đập thông nhiều căn hộ để bán lại cho khách.
Cụ thể, tại tầng 8, 9 và 14 có tình trạng hai căn hộ được đập thông với nhau tạo thành một căn hộ lớn. Riêng tại tầng 19, theo ghi nhận có đến 6 căn hộ được đập thông với nhau tạo thành các căn hộ lớn.
Dự án đang bị thanh tra vì nghi vấn sai phạm qui định về Nhà ở xã hội
Được biết trước đó, dự án trên là nhà ở chung cư thương mại nhưng sau đó chủ đầu tư xin chuyển dự án thành nhà ở xã hội (NƠXH) và được vay gói 30.000 tỷ đồng, bán cho những đối tượng khách hàng được mua nhà như: cán bộ công chức chưa có nhà ở, công nhân, lao động và người có công với cách mạng... đủ các điều kiện mua nhà.
Dự án gồm 19 tầng, 294 căn hộ, mỗi căn hộ có diện tích dao động từ 57 đến gần 70 m2. Theo quy định hiện nay, NƠXH tiêu chuẩn tối thiểu là 45 m2 và tối đa dưới 70 m2, nên nếu việc đập thông hai căn hộ với nhau thì phần diện tích sẽ tương đương hoặc hơn nhiều so với nhà ở thương mại trên thị trường.
Theo đại diện của đoàn thanh tra, bước đầu cơ quan thanh tra thu thập tài liệu, chứng cứ để làm rõ các vấn đề liên quan đến dự án này.
Việc mua đi bán lại căn hộ NƠXH đã là hành vi vi phạm pháp luật bởi theo quy định các dự án NƠXH không được phép chuyển nhượng hoặc bán lại ngoài các đối tượng được phép mua. Hơn nữa, nếu xác định đúng có tình trạng chủ đầu tư và các đối tượng liên quan đập thông hai căn hộ với nhau, thì vấn đề càng trở lên nghiêm trọng hơn.
Hiện gói tín dụng 30.000 tỷ đồng đã hết thời hạn ký kết hợp đồng giữa cá nhân với các ngân hàng vào ngày 30/6/2016, chỉ còn hiệu lực giải ngân với các hợp đồng ký trước đó đến hết 31/12/2016. Sau khi kết thúc gói 30.000 tỷ đồng, theo nhận định của Hiệp hội BĐS Việt Nam, thị trường rất khan hiếm các dự án NƠXH được đăng ký cấp mới, triển khai và mở bán.
Việc thiếu cung, dư cầu đã khiến thị trường khan hiếm và nảy sinh những bất cập ở những dự án NƠXH đã và đang hoàn thiện.
Nguyễn Tuyền
Theo Dantri
Vì sao nhà giá rẻ khan hiếm? Theo đánh giá của nhiều chuyên gia cũng như người mua nhà, căn hộ giá rẻ (khoảng 1 tỷ) là phân khúc căn hộ được người mua quan tâm nhất hiện nay. Điều này càng thể hiện rõ khi càng về cuối năm, nhu cầu nhà ở càng tăng mạnh, đặc biệt là phân khúc nhà ở này. Tuy nhiên, nguồn cung của...