Lại chuyện “cảnh nóng” trên sóng truyền hình
Tất thảy mọi sự “phơi bày”, “khoe thân”, “lộ hàng”… khi lên sóng truyền hình đều trở nên phản cảm, thậm chí là “khó tha thứ” với hàng ngàn khán giả xem đài.
Cảnh nóng bị chỉ trích dữ dội trong phim “ Hoa nắng”
Xưa nay, tất thảy mọi sự “phơi bày” trên truyền hình đều gây phản ứng dữ dội bởi “sức mạnh của hình ảnh” khi lan truyền tới số đông, sự phản cảm có thể tăng lên gấp bội. Với khán giả xem truyền hình, những vụ “phơi bày”, “khoe thân”, “cảnh nóng” đều trở nên… khó tha thứ.
Cách đây không lâu, “cảnh nóng” trong phim truyền hình Hoa nắng đã gặp phải sự phản đối từ dư luận. Dù chỉ là mấy giây ngắn ngủi, nhưng cảnh uống rượu trên ngực bạn gái trong phim Hoa nắng bị chỉ trích là quá dung tục. Những cảnh nóng trong phim Chân trời trắng giữa hai nhân vật do Việt Anh và Thu Huyền thủ vai cũng bị phân tích, mổ xẻ trong thời gian dài về độ “nóng bỏng” của nó khi lên sóng truyền hình.
Trả lời về việc xử lý những “cảnh nóng” trên phim truyền hình, nhà văn, biên kịch Nguyễn Thị Thu Huệ- Phó trưởng ban thư ký, Đài truyền hình Việt Nam cho biết “Những cảnh nóng trên phim truyền hình luôn phải xử lý rất kỹ. Chúng tôi ý thức được, phim truyền hình có đặc thù rất riêng so với điện ảnh. Với phim điện ảnh, “cảnh nóng” có thể được chấp nhận khai thác ở nhiều khía cạnh, khai thác với mức độ thế nào… Với phim truyền hình, “cảnh nóng” thậm chí phải được duyệt kỹ từ khâu kịch bản. Nhưng đôi khi, hình ảnh chỉ có vài giây thôi, khi xem phim khán giả thậm chí có thể không để ý vì cảnh lướt qua rất nhanh. Song, nếu cũng cảnh đó bị cắt ra, đăng lên báo, lại khiến khán giả phản ứng dữ dội… Phim truyền hình luôn phải duyệt rất kỹ những “cảnh nóng”.
Với sức phủ sóng rộng rãi, truyền hình luôn đứng trước hàng ngàn khán giả đa dạng về lứa tuổi, ngành nghề, vì thế, mọi scandal từ truyền hình và phim truyền hình rất dễ bị “lộ tẩy”, dễ bị chỉ trích bởi sự giận dữ của cả số đông.
Những “cảnh nóng” trong phim Chân trời trắng cũng gặp phản ứng tiêu cực từ khán giả truyền hình
Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ chia sẻ thêm, mới đây, phí VTV đầu tư dòng phim truyền hình một tập (90 phút) chiếu trong khung giờ phim cuối tuần. Đây được xem là “mảnh đất” để các đạo diễn yêu nghề có thể thỏa sức sáng tạo, đưa những “mảng miếng” nghề nghiệp để chau chuốt, cầu kỳ với những bộ phim riêng. Nhiều bộ phim truyền hình 90 phút lên sóng đã được khán giả đón nhận. Kịch bản phim một tập gửi về ngày càng nhiều.
“Có rất nhiều kịch bản hay, nhưng với những đặc thù của phim truyền hình như tôi đã trao đổi, chúng tôi chưa thể đưa vào sản xuất. Ví dụ, kịch bản về đề tài ma, bạo lực hay đồng tính. Về vấn đề đồng tính, tâm lý số đông người Việt chúng ta chưa chấp nhận tình yêu đồng tính, vì thế, chúng tôi chưa thể đưa vào sản xuất những kịch bản này”- Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ cho biết.
Với những phim truyền hình một tập, các đạo diễn có thể tập trung vào những đề tài mình yêu thích. Nhiều đề tài gai góc đã được chuyển thể lên phim 90 phút như chuyện giết người tuổi vị thành niên như Ám ảnh, hay phim Bướm đêm làm về cuộc đời các cô gái nhảy. Trong bộ phim Bướm đêm (với đề tài nhạy cảm), những “cảnh nóng” đã phải duyệt rất kỹ.
Dòng phim truyền hình 1 tập với những đột phá về đề tài và cách thức thể hiện đang phải duyệt rất kỹ về kịch bản, hình ảnh trước khi lên sóng.
“Với những bộ phim có đề tài nhạy cảm như Bướm đêm nói riêng và các phim truyền hình nói chung, chúng tôi phải duyệt kỹ từ kịch bản. Phải xác định ngay với đạo diễn, cái gì có thể khai thác, cái gì không thể khai thác. Chúng tôi khai thác những đề tài nóng của xã hội dưới góc độ truyền hình. Khác hẳn với điện ảnh. Sau khi có bản nháp đầu tiên, chúng tôi lại ngồi xem lại, để duyệt rất kỹ những cảnh có thể bị xem là “nóng”, là sex, hay bạo lực…”- Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ khẳng định.
Bộ phim “Sống trong sợ hãi” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên khi mua bản quyền phát sóng đã phải cắt rất nhiều “cảnh nóng”. Ý thức được những yêu cầu, những quy chuẩn về “độ nhạy cảm” trên sóng truyền hình, nên những câu chuyện về “cảnh nóng”, về chuyện “phơi bày”, “khoe thân” dù “gìn giữ” cẩn thận đến bao nhiêu vẫn xảy ra những “sự cố”, mà hệ lụy để lại luôn ầm ĩ, ồn ào.
Video đang HOT
Theo Trithuctre
Những phim Việt vang danh Thế giới
"Mùi đu đủ xanh", "Sống trong sợ hãi", "Xích lô"... là những phim từng giành nhiều giải quốc tế.
Là một nền điện ảnh được coi là "vùng trũng" của châu Á, phim Việt khó có thể so sánh với những quốc gia lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc... Ngay cả với một số quốc gia ở Đông Nam Á: Thái Lan, Phillippines... chúng ta vẫn còn khá nhiều hạn chế. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bộ phim Việt dự tranh tại các giải thưởng lớn trên thế giới và bước đầu gây được tiếng vang. Trong số đó phải kể đếnMùi đu đủ xanh từng vinh dự lọt vào bảng đề cử Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc tại Oscar và giải Máy quay vàng tại Cannes 1993.
Mới đây, một trang web ở nước ngoài đã công bố danh sách những bộ phim hay nhất theo từng quốc gia. Tại Việt Nam, danh sách 12 bộ phim được công bố trong đó có những cái tên đình đám: Mùi đu đủ xanh, Bao giờ cho đến tháng 10, Sống trong sợ hãi, Áo lụa Hà Đông... Đặc biệt, một số bộ phim mới thời gian gần đây như Để Mai tính, Dòng máu anh hùng... cũng được liệt kê. Đạo diễn Trần Anh Hùng và Charlie Nguyễn mỗi người vinh dự có 2 phim góp mặt trong danh sách này.
The Scent of Green Papaya (Mùi đu đủ xanh - 1993, đạo diễn Trần Anh Hùng)
Phim kể về câu chuyện cô bé tên Mùi 10 tuổi bắt đầu đi làm người ở cho một gia đình giàu có. Một điều trùng hợp là trong gia đình này, bà chủ nhà vẫn chưa hết đau buồn và thương tiếc trước cái chết của cô con gái nhỏ từ vài năm trước. Cô bé này cũng chạc tuổi Mùi nên bà coi cô như con cái trong nhà. Sống trong gia đình này, Mùi chứng kiến và biết được rất nhiều những câu chuyện của nhà họ. Cô cũng biết được lý do vì sao con gái của bà chủ lại qua đời cũng như chuyện ông chủ thường xuyên bỏ nhà ra đi.
10 năm sau đó, Mùi bây giờ đã là một thiếu nữ dịu dàng, xinh đẹp. Cô được chuyển đến làm người ở cho một gia đình khác - một cậu chủ vốn là một người chơi piano mà cô biết từ khi còn nhỏ. Người đàn ông cô từng "thầm yêu trộm nhớ" này cũng đã có người yêu. Sống cùng nhau, nhận được sợi dây đồng cảm người nhạc sĩ đem lòng yêu thương Mùi. Anh dạy cô học chữ, học văn và sau đó hai người kết thúc với đám cưới ngọt ngào. Đảm nhận vai Mùi thời trưởng thành chính là Trần Nữ Yên Khê - vợ của đạo diễn Trần Anh Hùng.
Đến nay, Mùi đu đủ xanh là phim Việt thành công nhất trên thị trường quốc tế. Phim lọt vào danh sách đề cử của Oscar hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc. Đạo diễn Trần Anh Hùng cũng từng giành giải Máy Quay Vàng tại Cannes 1993 cũng như Giải César cho Phim đầu tay xuất sắc nhất của Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Kỹ thuật Điện ảnh Pháp.
Cyclo (Xích Lô - 1995, đạo diễn Trần Anh Hùng)
2 năm sau thành công của Mùi đu đủ xanh, đạo diễn Trần Anh Hùng tiếp tục ghi dấu ấn với Xích lô.
Tên của phim cũng chính là tên nhân vật chính - người thanh niên nghèo mồ côi lương thiện người làm nghề chở xích lô tại Sài Gòn. Sống cùng anh còn có chị gái (vai của Trần Nữ Yên Khê), em gái và ông nội trong một căn nhà rách nát.
Cuộc đời của anh bước sang giai đoạn mới khi chiếc xích lô bị cướp đẩy anh vào một băng đảng xã hội đen của bà Buồn (Như Quỳnh) và nhân tình của bà tên Nhà Thơ (Lương Triều Vỹ). Điều đáng nói là Nhà Thơ chính là người yêu của chị gái Xích Lô. Từ đây, anh bắt đầu phạm những tội ác ghê gớm: cướp của, giết người... Dù muốn "hoàn lương" nhưng anh đều thất bại và luôn sống trong sợ hãi, dằn vặt lương tâm.
Phim còn được đẩy lên cao trào mạnh mẽ hơn khi chị gái của Xích Lô bị cưỡng bức, con trai của bà Buồn bị xe cán chết, Nhà Thơ quyết tự thiêu mình còn Xích Lô dùng súng để tự sát thương bản thân. Kết phim, nhân vật chính trở về sống đúng với nghề cũ của mình.
The Beautiful Country (Bụi đời - 2004, đạo diễn Hans Petter Moland)
The Beautiful Country (Bụi đời) là bộ phim là một phim độc lập của đạo diễn Na-Uy Hans Peter Moland kể về một đứa trẻ Việt Nam mang trong mình hai dòng máu Mỹ - Việt.
Bình - nhân vật chính của bộ phim sống trong cô đơn và buồn tẻ cùng gia đình tại một khu vực nông thôn. Anh là chàng trai có tính cách nhút nhát, khép kín và luôn mang theo những đau đáu, dằn vặt về xuất thân của mình. Ký ức duy nhất của anh về cha mình đó là một bức ảnh được chụp từ thời thơ ấu.
Một ngày kia Bình quyết định rời vùng quê của mình đi tìm mẹ - người đang làm giúp việc tại Sài Gòn. Ở đó, anh cảm nhận được sự nghèo khổ của mẹ và phát hiện ra mình còn có một người em trai. Một tai nạn chết người nghiêm trọng đã khởi đầu một cuộc sống đầy biến động cho Bình. Anh cùng em trai quyết định chạy trốn ra nước ngoài tìm cha và cuối cùng bị bắt vào nhà tù dành cho những người nhập cư bất hợp pháp tại Singapur. Tại đây, anh gặp cô gái Trung Quốc xinh đẹp tên Ling - người chấp nhận hy sinh thân mình để đạt được những "đặc cách".
Trên đường đến nước Mỹ, anh phải trốn chui trốn lủi trên chiếc tàu chuyên vận chuyển những người nhập cư bất hợp pháp của một kẻ buôn lậu (Tim Roth). Tại đây của Bình và Ling phải đối mặt với một thực tế khắc nghiệt tại khu phố Tàu ở San Francisco trước khi đến Houston, Texas nơi mà anh tin cha mình đang sống.
Đạo diễn Hans Peter Moland nói rằng, câu chuyện phim, mặc dù nói về người Á Châu, nhưng có thông điệp mang tính đại chúng rất cao.
Three Seasons (Ba mùa - 1999, đạo diễn Tony Bùi)
Ba mùa là bộ phim của đạo diễn người Mỹ gốc Việt Tony Bùi với bối cảnh chính được thực hiện tại TP.HCM, Việt Nam.Phim là ba câu chuyện về ba mảnh đời khác nhau, nhưng đầy tính điền hình.
Đó là một lính Mỹ đến Sài Gòn trong nỗ lực tìm kiếm người con gái - đứa con rơi từ trong chiến tranh. Anh gặp Woody - một đứa trẻ đường phố ranh mãnh. Khi vài món đồ của Woody bị mất, anh tin người lính đã lấy nó và bắt đầu săn tìm người này.
Một người lái xe tên Hải hàng ngày chở Lan một cô gái gọi đi làm. Quãng thời gian chờ đợi mỗi ngày khiến Hải dần yêu cô và cố gắng để vượt qua hoàn cảnh khó khăn của rmình.
Kiến An, một người phụ nữ trẻ làm nghề hái hoa sen trong hồ của thầy giáo Đào - người đàn ông bị mắc bệnh phong. Những khúc ca của cô đã đánh thức anh khỏi căn bệnh trầm cảm. Anh yêu cầu cô chép lại những bài thơ của mình.
Ba câu chuyện đó mang theo những ước mơ, vui buồn, xúc động theo nhịp ba mùa: nắng, mưa và hy vọng. Phim từng giành đồng thời hai giải thưởng của khán giả và BGK tại LHPP Sudance năm 1999.
Owl And The Sparrow (Cú và chim se sẻ - 2007, đạo diễn Stephane Gauger)
Phim kể về Thủy, một đứa trẻ mồ côi 10 tuổi làm việc trong nhà máy của một người chú. Ông luôn miệng la mắng cô, vì thế, cô quyết định bỏ chạy về Sài Gòn để sống.
Trong hơn 5 ngày cô sống bằng nghề bán hoa tươi trên đường phố trong khi người chú nỗ lực đi tìm lại cháu mình. Cô gặp Hải - một nhân viên của sở thú có vị hôn thê đã bỏ rơi anh.
Cô cũng bán hoa cho Lan - một tiếp viên hàng không nhưng bất hạnh trong tình yêu. Chính cô đã mua bữa tối cho Thủy và cho cô một chỗ ngủ qua đêm. Thủy nghĩ Lan giống như một con chim sẻ và Hải như một con cú. Cô bé quyết định gắn kết họ lại với nhau.
Tại giải Cánh Diều 2009, bộ phim đã giành rất nhiều giải thưởng: Bình chọn báo chí, Phim hợp tác với nước ngoài xuất sắc, Diễn viên triển vọng cho Phạm Gia Hân vai Thủy.
Living In Fear (Sống trong sợ hãi - 2005, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên)
Tải, một người lính ở miền Nam Việt Nam có hai người vợ sống ở hai địa điểm khác nhau. Khi chiến tranh kết thúc năm 1975 ông đưa người vợ thứ 2 cùng đứa con đến sống ở vùng đất mới - nơi còn đầy bom mìn chiến tranh sót lại. Như một người thất bại, anh không còn bất cứ lựa chọn nào. Anh dựng một ngôi nhà nhỏ, chăm chỉ làm việc để kiếm tiền.
Một ngày nọ, khi uống rượu với một cộng sản có tên Năm Đực ông tìm ra cách khác để kiếm sống. Chính người đàn ông này đã dạy cho anh cách gỡ bom mìn và cắt dây thép gai để bán lấy tiền sinh sống. Từ đó anh có tiền chu cấp cho hai bà vợ và các con của mình.
Tuy nhiên, anh hiểu những phế liệu đó một ngày nào đó rồi cũng sẽ hết. Anh quyết định cải tạo bãi đất hoang để trồng trọt nhưng trớ trêu thay nó cũng có mìn. Tình huống kết phim xảy ra khi cả hai người vợ của anh đều trở dạ. Anh đưa cả hai cùng đến một bệnh viện và họ đã gặp nhau. Sau này người vợ cả quyết định cho phép anh cùng con gái dọn qua ở nhà vợ bé còn cô quyết định biệt tăm.
Tham gia bộ phim có các diễn viên: Trần Hữu Phúc vai Tải, Hạnh Thúy vai Thuận, Mai Ngọc Phượng vai Út, Mai Trần vai Năm Đực...
Phim dựa trên câu chuyện có thật về một người đàn ông khai thác bom mìn tại tỉnh Ninh Thuận. Bấm máy từ đầu năm 2005, phim ra mắt vào tháng 12 cùng năm đó. Phim từng tham gia nhiều liên hoan, giải thưởng điện ảnh lớn nhỏ và có nhiều thành tích lớn: Giải thưởng lớn tại LHP châu Á Thái Bình Dương 2006; Giải Tài năng mới Châu Á tại LHP Thượng Hải 2006; Giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất tại LHP Việt Nam 2007; Giải của Ban giám khảo tại LHP Việt Nam 2007; Giải Cánh Diều Vàng đạo diễn xuất sắc, Kịch bản xuất sắc, Nam diễn viên chính, Nam diễn viên phụ xuất sắc và giải báo chí phê bình.
Theo Trithuctre
Những mỹ nhân lộ vòng một gây bão phim Việt Lộ vòng 1 của diễn viên nữ đang là một chiêu PR khá hiệu quả của làng phim Việt trong thời gian gần đây. Chi Pu trong phim "Thần tượng" Thần tượng là dự án phim đầu tay của vợ chồng đạo diễn Quang Huy - Phạm Quỳnh Anh, qui tụ dàn sao trẻ và tài năng như Hoàng Thùy Linh, Ngô Kiến...