Lai Châu vẻ đẹp cọn nước bản Bo
Cách Tp. Lai Châu chừng 35km, xã Bản Bo là địa bàn sinh sống tập trung của dân tộc Lào. Có thể nói, canh tác ruộng nước và kĩ thuật thủy lợi là một trong những ưu điểm của người Lào, trong đó, cọn nước là vật dụng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của bà con, từ việc đưa nước sinh hoạt hàng ngày từ suối về nhà, hay dẫn nước đến những thửa ruộng bậc thang rộng lớn.
Chỉ là những guồng quay chậm rãi, nhịp nhàng nhưng giá trị của những cọn nước ấy lại hết sức to lớn. Mỗi cọn nước được dựng lên thể hiện sự công phu, làm việc tỉ mỉ, đây là sự kết hợp của những chàng trai sức vóc và những người già có kinh nghiệm, có sự sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú.
Sau những giờ làm việc mệt nhọc, bà con lại rủ nhau ra cọn nước để tắm mát, nghỉ nghơi. Hình ảnh những cô gái e ấp, ẩn mình trong làn nước trong xanh bên những guồng quay khổng lồ từ lâu luôn là niềm khao khát của những nhiếp ảnh gia.
Có thể nói những guồng quay êm đềm ấy cũng chính là cuộc sống của bà con nơi đây, chậm rãi, không xô bồ nhưng luôn bền chặt, khăng khít. Cũng chính từ những cọn nước này, biết bao đôi trai gái họ hẹn với nhau và nên duyên vợ chồng. Cứ như thế, từ thế hệ này sang thế hệ khác, cuộc sống của người dân lúc nào cũng có hình ảnh cọn nước bên cạnh, cọn nước đã trở thành một điểm tựa tinh thần vững chắc cho bà con. Mỗi chiếc cọn nước mới được dựng lên, người dân thêm một niềm vui có nước cho cánh đồng và thêm niềm tin về cuộc sống.
Cọn nước bản Bo mang vẻ đẹp nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, tô điểm thêm cho cảnh sắc bản làng, đồng ruộng. Thể hiện bàn tay tài hoa, sự sáng tạo của bà con nơi trong việc chinh phục thiên nhiên, khi những chiếc cọn nước dẫn nước tới ruộng cũng là khi những nụ cười nở trên môi những người dân cần mẫn, báo hiệu một mùa no ấm lại về.
Bản Sì Thâu Chải đẹp mộng mơ của người Dao
Bản Sì Thâu Chải xinh đẹp nằm ở độ cao gần 1.500m so với mực nước biển (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) sẽ khiến bạn mê mẩn như lạc vào 1 thế giới cổ tích.
Ngay từ cổng vào, hai bên đường là hàng hoa ngũ sắc, hồng cổ rực rỡ ngát hương như chào mừng bạn đến với Sì Thâu Chải.
Con đường lát đá đẹp như mơ ở bản Sì Thâu Chải sẽ đem lại cho du khách những trải nghiệm thú vị.
Sì Thâu Chải bản làng đẹp mộng mơ
Video đang HOT
Ngay từ bước đầu tiên đặt chân vào bản Sì Thâu Chải, du khách không khỏi ấn tượng với vẻ đẹp mộng mơ, con đường lát đá sạch sẽ, được tô điểm bởi những sắc hồng, hoa ngũ sắc rực rỡ. Những nếp nhà truyền thống của người Dao được người dân gìn giữ. Mỗi căn nhà được người dân chăm chút từ chiếc cổng, mảnh vườn và hàng rào đá. Nhà nào cũng trồng rất nhiều hoa, đặc biệt là hoa hồng thơm ngát cả bản.
Đi quanh bản Sì Thâu Chài đâu đâu cũng bắt gặp những đóa hồng nở rộ thơm ngát.
Cách thị trấn Tam Đường khoảng 6km, bản Sì Thâu Chải nơi sinh sống của hơn 60 hộ dân là người Dao. Đứng từ trên điểm cao của bản, du khách phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn cảnh thị trấn Tam Đường, quang cảnh núi rừng bao quanh hùng vĩ mà không kém phần thơ mộng.
Mỗi một ngôi nhà của người Dao ở Sì Thâu Chải đều được trang trí, tô điểm toát lên vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc.
Sì Thâu Chải được thiên nhiên ưu đãi bởi cảnh quan thiên nhiên đẹp ôm trọn bản mà khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ, dễ chịu. Mùa nào ở Sì Thâu Chải cũng đẹp, cuốn hút. Đặc biệt, mùa Xuân đến đây du khách sẽ thấy thổn thức bởi Sì Thâu Chải ngập tràn rực rỡ trong sắc hoa đào, mận.
Không chỉ thu hút du khách bởi khung cảnh thiên nhiên trữ tình mà bản Sì Thâu Chải còn lưu giữ nhiều phong tục tập quán, văn hóa độc đáo của người Dao. Đến đây, du khách sẽ có cơ hội được trải nghiệm Lễ hội Cấp sắc, Lễ Nhẩy lửa, thưởng thức ẩm thực của người Dao trong không gian văn hóa cộng đồng, bên những ngôi nhà gỗ hàng trăm tuổi.
Góc nào của ngôi nhà gỗ truyền thống được làm homestay đều được người dân trang trí bằng những loại hoa mộc mạc, những bắp ngô vàng ươm.
Đi 1 vòng quanh bản, đâu đâu cũng cho bạn những khung hình lên thơ. Người dân ở Sì Thâu Chải rất có khiếu thẩm mỹ, họ tạo dựng nơi mình sinh sống có những đường nét đặc sắc rất riêng. Khiếu thẩm mỹ được thể hiện từ chiếc cổng nhà, cho tới bờ tường đá, vườn hoa hồng hay những chiếc ghế ngồi và đến cả những chiếc hộp nuôi ong lấy mật cũng rất độc đáo.
Ngay hộp gỗ để nuôi ong cũng là vật trang trí cho ngôi nhà thêm đặc biệt.
Bản Sì Thâu Chải rất thơ bởi những con đường nhỏ lát đá uốn lượn chạy dọc từ đầu đến cuối bản. Hai bên đường cơ man nào là các loại cây mận, đào, mùa xuân cho hoa rực rỡ, còn đâu quanh năm được phủ bởi một màu xanh mướt.
Đến bất cứ góc nào của bàn Sì Thâu Chải cũng bắt gặp một màu xanh mướt.
Để tạo nên vẻ đẹp của Sì Thâu Chải ngày hôm nay, ngoài vẻ đẹp được thiên nhiên ưu đãi thì cũng có sự góp phần không nhỏ của người dân nơi đây. Chính họ là linh hồn, là nhân tố quan trọng làm cho Sì Thâu Chải đẹp hơn, mộng mơ hơn.
Người Dao đã làm nên 1 thương hiệu Sì Thâu Chải
Sì Thâu Chải hiện trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách trong nước. Nhiều người chọn đến đây tham quan, nghỉ dưỡng, còn vào mùa leo núi thì đây cũng là điểm dân mê treckking chọn làm nơi xuất phát chinh phục đỉnh Pu Ta Leng hay đỉnh Đỗ quyên.
Trước, từ trung tâm huyện Tam Đường để lên được bản Sì Thâu Chải cũng khá vất vả. Năm 2015, huyện Tam Đường đã đầu tư, mở rộng, nâng cấp, rải nhựa con đường mòn cũ lên bản. Từ khi có đường, giao thông đi lại thuận lợi, kinh tế cũng phát triển hơn và du khách cũng đến với bản nhiều hơn. Nhìn thấy sự thay đổi người dân ở Sì Thâu Chải cũng bắt đầu thay đổi tư duy, họ sẵn sàng đóng góp tiền, ngày công để làm đường trong bản, dọn dẹp vệ sinh. Năm 2017, huyện Tam Đường xây dựng Sì Thâu Chải thành bản du lịch cộng đồng. Chính quyền dành nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng đường trong bản, hàng rào đá, nhà văn hóa, trồng cây ăn quả, cây cảnh. Chính quyền đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân thực hiện tốt phong trào xây dựng môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp, khôi phục lại các làng nghề thủ công truyền thống...
Lúc rảnh rỗi, các bà, các mẹ người Dao quây quần ngồi thêu thùa. Phụ nữ người Dao đều biết thêu trang phục cho chính mình.
Anh Lý A Gôn, Bí thư Chi bộ bản Sì Thâu Chải, cho biết "Ngay khi có chủ trương làm du lịch cộng đồng chính quyền địa phương rất quan tâm, tạo mọi điều kiện. Năm 2015 bắt đầu tuyên truyền vận động nhân dân làm nhà vệ sinh, chăn nuôi gia súc, gia cầm xa nơi ở, tránh mùi. Năm 2017 được chính quyền hỗ trợ vật liệu làm đường trong bản và đường trục chính mở rộng lên bản". Ban đầu vận động người dân làm du lịch cộng đồng cũng gặp nhiều khó khăn bởi lúc đó người dân chưa hiểu gì về du lịch cộng đồng. Đa phần các gia đình đều không có nhà vệ sinh kiên cố, gia súc gia cầm nuôi nhốt gần nhà, thói quen vất rác bừa bãi và để thay đổi tất cả những thói quen, nếp sống này không phải ngày một, ngày hai.
Một góc homestay của Bí thư Chi bộ bản Lý A Gôn. Anh Gôn đầu tư bài bản cơ sở vật chất để đón khách du lịch bởi đây là nguồn thu quan trọng để anh phát triển kinh tế, nuôi con ăn học.
"Năm 2023, có 10 hộ dân làm homestay được hỗ trợ mỗi hộ 150 triệu làm nhà. Nhà làm dịch vụ homestay yêu cầu phải là nhà truyền thống và đón được từ 10 khách trở lên. Hiện bản Sì Thầu Chải có 15 hộ tham gia làm homestay và đang có 3 hộ chuẩn bị tham gia vào mạng lưới làm du lịch cộng đồng của bản. Nhờ làm homestay, nhiều thanh niên trong bản không bỏ bản ra ngoài làm thuê nữa. Họ phát huy được thế mạnh của mình tự tay làm nhà, rồi đón khách, nấu ăn và dẫn khách leo núi. Thu nhập cũng từ đó mà tăng, cuộc sống thay đổi ngày một tốt hơn", anh Lý A Gôn cho biết.
Hàng năm, Sì Thâu Chải đón trên 12000 lượt khách, có khoảng 1000 khách nghỉ lại qua đêm tại đây và hưởng các dịch vụ của bản như ăn uống, tắm lá người Dao. Với mỗi người lưu trú, bà con thu 150.000 đồng/người/đêm, tắm lá người Dao 100.000 đồng/người. Du khách được thưởng thức những món ăn đặc sản địa phương do chính người dân tự chế biến, thực phẩm chính là lợn, gà của dân bản nuôi, rau hái từ rừng hoặc do người dân tự trồng. Du lịch phát triển, kinh tế người dân trong bản cũng nhờ đó mà phát triển theo. Chị Thanh Thủy, du khách từ Hà Nội lần đầu đến Sì Thâu Chải cho biết "Được bạn bè giới thiệu về Sì Thâu Chải, tôi cùng nhóm bạn đến đây. Thích nhất khi sáng ngủ dậy, đi 1 vòng quanh bản, hít hà không khí trong lành thực sự rất dễ chịu. Bước chầm chậm trên con đường lát đá, thong dong ngắm từng ngôi nhà, những hàng cây mọi muộn phiền dường như tan biến. Đây thực sự là 1 điểm khám phá tôi yêu thích".
Buổi sáng được thảnh thơi dạo bộ trên con đường lát gạch, hít thở không khí trong lành xung quanh là cây xanh bao phủ quả là mê đắm.
Trong bản đồ du lịch tỉnh Lai Châu, bản du lịch cộng đồng Sì Thâu Chải đã trở thành điểm đến hấp dẫn du khách bởi cảnh quan tự nhiên, sạch đẹp, con người gần gũi, thân thiện với thiên nhiên. Những ngôi nhà gỗ, con đường nhỏ lát đá, được tô điểm bởi các hàng rào đá độc đáo, tất cả tạo cho Sì Thâu Chải 1 vẻ đẹp rất riêng và nên thơ. Nếu bạn là người yêu thiên nhiên, thích khám phá văn hóa truyền thống thì đừng bỏ qua bản Sì Thâu Chải ở huyện Tam Đường, Lai Châu.
Ngọn núi có dáng vẻ đặc biệt nhất Lai Châu - Núi Sư Tử ở bản Thào, Hố Mít, Tân Uyên Ngọn núi Sư Tử hiên ngang, uy nghi che chở bản làng là địa điểm du lịch đang được nhiều khách du lịch tìm đến khi đến với xã Hố Mít của huyện Tân Uyên, Lai Châu. Núi Sư Tử của Lai Châu ở đâu? Núi Sư Tử ở Lai Châu là một trong những ngọn núi có hình thù kì lạ nhất...