Ngọn núi có dáng vẻ đặc biệt nhất Lai Châu – Núi Sư Tử ở bản Thào, Hố Mít, Tân Uyên
Ngọn núi Sư Tử hiên ngang, uy nghi che chở bản làng là địa điểm du lịch đang được nhiều khách du lịch tìm đến khi đến với xã Hố Mít của huyện Tân Uyên, Lai Châu.
Núi Sư Tử của Lai Châu ở đâu?
Núi Sư Tử ở Lai Châu là một trong những ngọn núi có hình thù kì lạ nhất mà nhiều bạn trẻ yêu núi rừng tìm đến. Tại khu vực vùng núi cao thuộc bản Thào của xã Hố Mít, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hình ảnh núi Sư Tử sừng sững hiên ngang, mặt hướng lên dãy Hoàng Liên Sơn, giữa những dãy núi hiểm trở trập trùng, núi Sư Tử nằm dưới thấp, gần với bản làng, gần suối Tà Tổng, chắc chắn khi đến đây bạn sẽ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kì lạ của ngọn núi và nó sẽ là một địa điểm check in hấp dẫn dành cho bạn.
Ngọn núi tọa lạc ở chân dãy Hoàng Liên Sơn, gắn liền với cuộc sống của người Mông ở Hố Mít từ bao đời. Người Mông ở đây còn có câu chuyện truyền thuyết về núi con Voi và núi Sư Tử như sự khẳng định trường tồn của mối quan hệ gắn bó giữa thiên nhiên và con người trong buổi hỗn mang.
Hướng dẫn đi đến núi Sư Tử
Để đến được địa điểm du lịch núi Sư Tử của xã Hố Mít, trước tiên chuyến hành trình du lịch của bạn phải đến với huyện Tân Uyên, Lai Châu.
Bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau để đến với Tân Uyên, dùng phương tiện công cộng hoặc phương tiện cá nhân để đến Tân Uyên đều được.
1. Di chuyển đến từ Hà Nội đến với Tân Uyên
Từ khu vực Hà Nội di chuyển đến với Tân Uyên mất khoảng 6 giờ đồng hồ, có 3 đường xe khách: đường thứ nhất, theo đường cao tốc, vào lối rẽ Văn Bàn, đi sang đến đội 9, Phúc Than, Than Uyên khoảng 300km thì dừng, bắt xe máy lên Pắc Ta, Tân Uyên 10km, sau đó đi tiếp bằng xe máy vào bản Thào, Hố Mít, khoảng 17 km nữa, tổng quãng đường chừng khoảng 330km; đường thứ hai, bạn đi theo lối Hà Nội – Tân Uyên, (lối đi qua Sa Pa) đến Tân Uyên khoảng 350km, đi xe máy vào Hố Mít, vào bản Thào khoảng hơn 30km nữa, lối này chừng 380km; đường thứ ba từ Hà Nội lên đến Pắc Ta, Tân Uyên theo Quốc lộ 32 khoảng 350km, tiếp tục thuê xe máy vào bản Thào khoảng 17 km nữa, quãng đường chừng 370km.
Bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng phương tiện xe khách giường nằm từ bến xe Mỹ Đình, bến xe Gia Lâm hoặc bằng phương tiện cá nhân đều có thể dễ dàng đến được Tân Uyên.
Bạn cũng có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân như xe ô tô tự lái hoặc xe máy đều có thể tiện lợi dừng chân tại bất kể địa điểm nào mà bạn muốn. Tuy nhiên, nếu di chuyển bằng xe máy bạn cần có kinh nghiệm, phải có tay lái cứng, vì cung đường di chuyển theo cao tốc rẽ lối Sa Pa, lối Văn Bàn hoặc quốc lộ 32 đến Hố Mít, Tân Uyên tương đối khó khăn, nhiều dốc, nhiều cua tay áo và đèo cao, vực sâu nguy hiểm. Từ trung tâm xã Hố Mít lên bản Thào hầu hết là đường leo dốc lên núi, dù đường đã trải bê tông nhưng cũng cần lái xe rất cẩn thận vì đường đèo, một bên là núi, một bên là suối Lĩnh rất sâu, dòng suối trong vắt, nhiều tảng đá lớn rất đẹp nhưng cung đường cũng rất nguy hiểm.
2. Di chuyển từ Tân Uyên đến với núi Sư Tử
Đường di chuyển đến núi Sư Tử xã Hố Mít sẽ bắt đầu được di chuyển từ khu vực trung tâm Thị trấn Tân Uyên và men theo quốc lộ 32, đến cầu trung tâm xã Pắc Ta, rẽ trái, di chuyển tiếp khoảng 6km đến cầu bê tông trung tâm xã Hồ Mít thì rẽ phải, theo đường liên thôn bản đến ngã ba chia đường lên 3 bản (Mít Nọi, Thào, Tà Hử) rồi rẽ trái tiếp lên núi, bạn đi thẳng là tới bản Thào. Từ đường bản Thào, bạn đã có thể nhìn thấy núi Sư Tử, chỉ cần bạn đi bộ, vượt qua khoảng 700m qua bản, theo con đường lên nương ngô là tới nơi. Hành trình di chuyển từ trung tâm Thị trấn Tân Uyên đến núi Sư Tử khoảng 33 km.
Đứng dưới chân núi Sư Tử, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn dãy Hoàng Liên Sơn xanh bao la hùng vĩ, nhìn lên núi cao phía bắc là núi con Voi (núi Yên Ngựa, cao 2600m) của xã Hố Mít, nhìn lên núi phía đông là những đỉnh núi giáp ranh địa phận huyện Sa Pa (Lào Cai) trong đó có đỉnh Nam Cang Ho Tao (cao 2810m).
Tại đây, du khách có thể thấy mây trời ngút ngát, dãy núi Hoàng Liên Sơn thật gần, ngay trước mắt. Ngoài ra, du khách cũng có thể quan sát phần lớn diện tích ruộng bậc thang của bà con ở đây. Vào mùa hè, những thừa ruộng bậc thang xanh biếc, thật sự là một bức tranh tuyệt vời của thành quả lao động, vào mùa thu, những dải lúa chín vàng thơm ngát của vùng đất này sẽ thực sự khiến bạn say mê. Bạn cũng có thể thấy hình ảnh chân núi, sườn núi với những nương ngô xanh ngút tầm mắt, tôi đảm bảo bạn sẽ mê đắm màu xanh ở vùng đất này và luôn muốn được trở lại.
Khám vẻ vẻ đẹp của núi Sư Tử
Video đang HOT
Tôi chắc chắn với bạn: Không ở đâu có ngọn núi như vậy. Dưới chân Hoàng Liên Sơn xanh ngút ngàn trải dài hàng trăm km, ngọn núi Sư Tử thật nhỏ bé, hiền hòa, như hình dáng con sư tử nằm phủ phục, ngẩng đầu, ngước mắt nhìn ra xung quanh.
Núi Sử Tử mùa mưa
Cỏ cây trên núi xanh biếc, phần gương mặt Sư Tử là những vệt rêu đá sẫm màu, chảy dài trên vách núi đá vôi, như vệt thời gian nhắc nhở về những tháng ngày không quay lại…
Bản Thào nằm dưới chân núi, hiền hòa, bình yên. Cụm cư dân bản Thào A, Thào C ngày ngày mở cửa nhà là thấy núi. Ngọn núi Sư Tử cao khoảng trên 1300m so với mực nước biển, nhưng từ chân núi đi lên điểm cao nhất của ngọn núi chỉ khoảng 700m, bạn có thể dễ dàng chinh phục bằng cách đi bộ. Ngọn núi nằm sát nhánh Thào C, dưới chân là những nhánh suối dòng Tà Tổng trong vắt, mát lạnh miệt mài chảy về suối Lĩnh. Ngọn núi như vị thần hộ vệ của bản làng, cứ nằm yên đấy nhìn lên núi, nhìn mọi người, như nói với người bản Thào rằng “Cứ yên tâm, có ta ở đây” …
Nếu bạn muốn khám phá Hố Mít với một hành trình dài, sau khi ngắm núi Sư Tử, bạn đủ sức khỏe thì có thể đăng ký với 1 guide (người dẫn đường) của bản Thào để chinh phục Nam Kang Ho Tao, đỉnh núi cao thứ 12 Việt Nam.
Hố Mít mùa này xanh biếc màu ruộng bậc thang, màu ngô sắn, xanh màu cây rừng và mây trắng nhởn nhơ bay khắp các bản làng.
Đặc sản của Hố Mít là độ cao trung bình trên 1500m so với mặt nước biển, cực kì nhiều núi cao trên 2000m, nhiều đỉnh 2400-2500m, không khí trong lành, cảnh quan tự nhiên hoang sơ đặc biệt quyến rũ!
Địa điểm check in thú vị
Hố Mít là điểm đến du lịch phượt chinh phục núi cao giàu tiềm năng của huyện Tân Uyên, nhiều du khách đã đến và lựa chọn trekking đỉnh Nam Kang Ho Tao thì việc đến bản Thào và checkin với núi Sư Tử chính là một trong những điểm dừng chân thú vị.
Du khách Check in với núi Sư Tử
Mùa hè, tại thung lũng bản Thào, ở giữa là dòng suối Tà Tổng trong veo, nước reo đêm ngày, núi Sư Tử hiên ngang sừng sững giữa núi rừng, bên trên là thảm cây bụi, dưới chân núi và sườn núi là những nương ngô xanh biếc đang chuẩn bị trổ cờ.
Vào ngày nắng, nền trời trong xanh, mây trắng lững lờ, bạn sẽ ngạc nhiên khi ngắm nhìn cảnh quan ở đây. Nếu bạn đến vào ngày sau của kì mưa dài, bạn sẽ có cơ hội được ngắm nhìn bản Thào như chìm trong mây và núi Sư Tử ẩn hiện trong màn mây trắng.
Núi Sư tử mùa nắng
Chỉ cần đứng trên đường vào bản, ngắm nhìn núi Sư Tử như một hiện vật đặc biệt mà tạo hóa ban tặng Hố mít cũng khiến du khách thích thú, ngưỡng mộ bởi vẻ đẹp riêng có của ngọn núi này. Du khách có thể dừng chân cạnh đường vào bản để chụp cũng như check in cho mình những bức hình siêu đẹp với núi Sư Tử. Bạn có thể chọn những kiểu trang phục khác nhau để chụp ảnh với núi Sư Tử nhưng thích hợp nhất là những bộ trang phục thể thao năng động vì vừa dễ di chuyển ở địa hình đồi núi và dễ phối đồ để có bức hình check in khiến bạn bè trầm trồ.
Check in 'sống ảo' ở Than Uyên (Lai Châu)
Với nguồn tài nguyên du lịch dồi dào, Than Uyên (Lai Châu) có những điểm du lịch, điểm check in rất 'ảo', được ví như 'góc trời Châu Âu'.
1. Huyện Than Uyên nằm ở một thung lũng lớn khép kín giữa hai ngọn núi Púng Luông và Hoàng Liên Sơn, cách thành phố Lai Châu khoảng 100km về phía Tây Bắc, cách Hà Nội khoảng 300km.
Than Uyên sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có giá trị để khai thác phát triển du lịch như: Hang Che Bó - một quần thể hang động nằm sâu trong lòng núi dài gần 750 km; quần thể thắng cảnh Ta Gia; cảnh quan Vịnh Pá Khôm, khu vực Tà Mung... Xung quanh hồ thủy điện Bản Chát, Huổi Quảng là những cánh rừng già tự nhiên, dòng Nậm Mu đến những dãy núi đá vôi trắng xóa...
Du khách check in đồi thông Than Uyên. Ảnh: TL
Không chỉ sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên, Than Uyên còn được biết đến là nơi sinh sống của 10 dân tộc, chính điều đó đã tạo lên kho tàng văn hóa truyền thống phong phú.
Du khách sẽ bắt gặp ở Than Uyên những bản làng mang đậm nét văn hóa truyền thống của các dân tộc Mông, Thái, Khơ Mú... cùng những món ăn độc đáo của đồng bào vùng cao...
Đến Than Uyên, du khách vẫn thường rỉ tai nhau rằng, nhất định phải tới đèo Khau Cọ. Đây là cung đường đẹp mở ra bức tranh thiên nhiên với các gam màu tươi mát; du khách sẽ có những trải nghiệm chinh phục thú vị và được đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
Bên cạnh đó, cánh đồng Mường Than rộng lớn mênh mông, đẹp thứ 3 ở khu vực Tây Bắc theo câu truyền khẩu "Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc" sẽ là điểm đến không thể bỏ lỡ.
Với diện tích khoảng 2.000 ha, thời điểm thích hợp nhất để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cánh đồng Mường Than là các tháng 7, 8, 9 hàng năm. Lúc này, đã vào mùa lúa chín, những cánh đồng lúa mênh mông dưới nắng vàng, khung cảnh với cảnh sắc thôn dã trông thật hữu tình, hớp hồn du khách.
Cánh đồng Mường Than mùa lúa chín. Ảnh: TL
Trong lộ trình của mình, du khách cũng có thể ghé thăm làng cá Thẩm Phé. Đây là khu vực nhà bè nuôi cá trên lòng hồ thủy điện của người dân xã Mường Kim. Cá tươi được bắt lên từ bè, chế biến trực tiếp phục vụ du khách thưởng thức.
Nói đến ẩm thực Than Uyên thì những món ăn dân dã, độc đáo như: Pa pỉnh tộp (cá nướng), nhứa giảng (thịt trâu hun khói), trâu nhúng mẻ, trâu xào, nộm bì trâu chua... cùng với các loại rau rừng được chế biến thành nhiều món ăn lạ miệng và tốt cho sức khỏe.
2. Với nguồn tài nguyên du lịch dồi dào, giờ đây Than Uyên đã có nhiều điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch cộng đồng; du lịch thể thao mạo hiểm hấp dẫn. Trong số này phải kể đến Đồi thông Than Uyên và Lovehill ở thị trấn Than Uyên.
Khu du lịch sinh thái Đồi thông Than Uyên nằm ngay cạnh trung tâm thị trấn, được ví như một Đà Lạt thu nhỏ, mộng mơ, nên thơ nhờ cái se lạnh của độ cao, sương mù buổi sớm. Đứng từ đây, du khách có thể quan sát toàn bộ thị trấn Than Uyên xinh đẹp, thơ mộng với điểm view thoáng đãng.
Đồi thông được giới trẻ yêu thích bởi có những điểm check in rất "ảo", được ví như "góc trời châu Âu" để lưu giữ những khoảnh khắc đáng yêu. Ngoài ra, với diện tích rộng, đồi thông còn là địa điểm phù hợp cho các gia đình, hội, nhóm tổ chức ăn uống ngoài trời kết hợp nghỉ dưỡng tại các chòi lá.
Cảnh quan núi rừng Lai Châu nhìn từ đèo Khau Cọ. Ảnh: TL
Còn Lovehill lại thu hút du khách bởi không gian lãng mạn, đẹp như vườn cổ tích. Những ngôi nhà 2 tầng màu đỏ san sát nhau nổi bật giữa cánh đồng lúa và vườn hoa, cây xanh với đầy đủ tiện nghi sang trọng để du khách nghỉ dưỡng.
Ở Lovehill còn có cầu tình yêu, cầu thang lên trời; nhà sàn cộng đồng trang trí theo lối cổ điển kết hợp với văn hóa đặc sắc của các dân tộc để du khách chụp ảnh lưu niệm.
Theo ông Trần Quang Chiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Than Uyên, xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương, huyện Than Uyên đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phát huy nội lực trong nhân dân. Trong đó, đẩy mạnh thu hút, mời gọi các doanh nghiệp vào đầu tư làm du lịch trên địa bàn; tạo điều kiện, khuyến khích các hộ dân có điều kiện xây dựng các điểm du lịch, phục vụ du khách.
Hơn 3 năm qua, từ định hướng của huyện, các xã: Mường Kim, Ta Gia, Pha Mu đã thúc đẩy phát triển mạnh du lịch lòng hồ; khuyến khích nhân dân đầu tư thuyền, tạo dựng cảnh quan quanh khu vực lòng hồ để hấp dẫn khách du lịch.
Hiện nay, tại bản Thẩm Phé (xã Mường Kim), vịnh Ta Gia (xã Ta Gia), các dịch vụ tham quan du lịch lòng hồ, thăm hang động kết hợp dịch vụ ăn uống, giao lưu văn nghệ đồng với bào dân tộc đã khá phát triển. Ở Vịnh Pá Khôm, ngoài dịch vụ ăn uống, nghỉ cộng đồng, còn thu hút du khách với những trò chơi mạo hiểm trên lòng hồ.
3. Bà Lương Thị Tý, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Than Uyên cho biết, hàng năm, huyện duy trì tổ chức, phục dựng lễ hội truyền thống của các dân tộc như: Lễ hội Gầu Tào của người Mông, Lễ hội Lùng Tùng, Kin Pang, Hạn Khuổng, Xòe Chiêng của người Thái, Mừng cơm mới của người Khơ Mú.
Ngoài ra, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện thường tổ chức vào dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú: Trình diễn lễ hội, thi văn nghệ, ẩm thực, trình diễn trang phục dân tộc, thi đấu các môn thế thao, trưng bày không gian văn hóa 4 dân tộc tiêu biểu của huyện, để du khách trải nghiệm, thưởng thức nét văn hóa độc đáo của các dân tộc bản địa.
Lam nhọ là món ăn đặc sắc của người Thái ở Than Uyên. Món ăn này được chế biến từ thịt bò hoặc thịt trâu. Ảnh: TL
Đặc biệt, năm nay chương trình Tết Độc lập và Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 sẽ được tổ chức trong 4 ngày, từ ngày 31/8 đến 3/9/2024, tại huyện Than Uyên.
Đây là sự kiện văn hóa - du lịch lớn của tỉnh Lai Châu với chuỗi các hoạt động phong phú, hấp dẫn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, chắc chắn hứa hẹn mang lại cho nhân dân và du khách đến huyện Than Uyên nhiều trải nghiệm mới lạ và bất ngờ.
Mùa vàng trên Tả Lèng, Lai Châu Tả Lèng được biết đến bởi có những thửa ruộng bậc thang đẹp mê hoặc lòng người, đặc biệt khi đến Tả Lèng vào những ngày tháng 9. Cánh đồng lúa Tả Lèng thuộc xã Tả Lèng, huyện Tam Đường (Lai Châu) cách trung tâm thành phố Lai Châu khoảng 8km. Tả Lèng được biết đến bởi có những thửa ruộng bậc thang...