Lai Châu phát triển chợ phiên, góp phần gìn giữ nét văn hóa dân tộc
Lai Châu là tỉnh vùng cao biên giới với 20 dân tộc sinh sống. Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa đặc sắc riêng, những nét văn hóa ấy hầu hết được thể hiện trong các buổi chợ phiên.
Chợ phiên San Thàng, thành phố Lai Châu bán đủ các mặt hàng, từ cái kim, sợi chỉ cho đến mớ rau, củ khoai, củ sắn và trang phục dân tộc của người Mông. Ảnh: Đinh Thùy/TTXVN
Nhằm lưu giữ những phiên chợ vùng cao mang nét nguyên sơ, độc đáo đầy bản sắc, tỉnh Lai Châu luôn quan tâm đầu tư, nâng cấp, cải tạo các chợ phiên giúp bà con thuận lợi giao lưu, trao đổi hàng hóa, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
Nhắc tới chợ phiên Lai Châu, có lẽ đông đúc nhất là phiên chợ San Thàng ở thành phố Lai Châu, chợ phiên Sìn Hồ ở huyện Sìn Hồ và chợ phiên Dào San ở huyện Phong Thổ. Mặc dù các phiên chợ này họp vào sáng Chủ nhật hàng tuần nhưng từ chiều thứ Bảy bà con đã tấp nập lên chợ. Riêng chợ San Thàng thì họp thêm một buổi vào sáng thứ Năm.
Chợ phiên với nhiều món ẩm thực nhất (mang đậm nét văn hóa của đồng bào dân tộc Giáy, Mông, Dao, Thái) phải kể đến chợ đêm San Thàng diễn ra vào tối thứ Bảy. Chợ phiên sạch sẽ nhất được kè sỏi cuội và lợp mái lá là chợ phiên Sin Suối Hồ với nét văn hóa riêng biệt của người Mông biên giới. Nhưng độc đáo nhất có lẽ là phiên chợ “sừng” ở xã biên giới Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, cách thành phố Lai Châu khoảng 105km. Phiên chợ này họp vào các ngày con có sừng (ngày Sửu, ngày Mùi) trong tháng, mang đậm nét văn hóa của đồng bào dân tộc Dao, Hà Nhì.
Là một trong những chợ phiên lớn nhất khu vực 7 xã biên giới Bắc Dào San của huyện Phong Thổ, chợ Sì Lở Lầu hiện là địa điểm thu hút đông đảo người dân trong và ngoài xã đến kinh doanh, mua sắm. Chợ phiên Sì Lở Lầu được đặt nơi 12 tầng dốc, người Phong Thổ hay có câu ví: Đã leo lên 12 tầng dốc mà không đi chợ thì chưa phải đến Sì Lở Lầu. Sì Lở Lầu là tiếng Quan Hỏa, dịch nghĩa ra là 12 tầng dốc.
Video đang HOT
Chợ Sì Lở Lầu được UBND huyện Phong Thổ nâng cấp, sửa chữa với kinh phí đầu tư 2 tỷ đồng và đưa vào sử dụng từ tháng 1/2022. Sau khi chợ được đầu tư sửa chữa, nâng cấp đã giúp người dân địa phương thuận lợi giao lưu, trao đổi các mặt hàng nông sản, hàng dân dụng và thúc đẩy các hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển.
Anh Tẩn Chỉn Hào, dân tộc Dao ở xã Vàng Ma Chải, huyện Phong Thổ chia sẻ, chợ rộng rãi, sạch đẹp. Gần 2 tháng nay, anh mang các nông sản của gia đình và nhập thêm của một số mặt hàng của bà con trong xã mang sang chợ Sì Lở Lầu bán. Phiên chợ nay anh bán được trên 300 bắp ngô, 20kg dưa mèo, số tiền lãi không nhiều nhưng giúp gia đình anh có thêm kinh phí chi tiêu sinh hoạt, cải thiện cuộc sống.
Đến chợ Sì Lở Lầu, du khách không thể bỏ qua những gùi hàng bày bán nông sản đặc trưng của núi rừng như thảo quả, mắc khén, hồi, mật ong, măng rừng, táo mèo hay các đồ trang sức của đồng bào như vòng tay, vòng cổ, thắt lưng, khuyên tai, xà tích bằng bạc, được làm thủ công vô cùng tinh xảo, đẹp mắt. Cùng đó, du khách còn được thưởng thức các món ẩm thực đặc sản của người dân bản địa như: phở thái tay, đậu phụ nhự, rượu thóc, dưa khô…
Ông Tẩn Lao San, Phó Chủ tịch UBND xã Sì Lở Lầu cho biết, Sì Lở Lầu là xã biên giới đặc biệt khó khăn và xa nhất của huyện Phong Thổ. Sự đầu tư của tỉnh, huyện về hệ thống cơ sở hạ tầng đã tạo cơ hội để địa phương tiếp tục phát huy tiềm năng lợi thế. Đặc biệt, việc cải tạo chợ giúp người dân gìn giữ những nét đặc sắc văn hóa của đồng bào, tạo thuận lợi cho bà con giao lưu, buôn bán nâng cao thu nhập. Đến nay, 20 gia đình trong xã có nhà ở kinh doanh cố định tại chợ, nâng mức thu nhập bình quân đầu người lên 25 triệu đồng/người/năm. Điều này góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn, khôi phục sản xuất kinh doanh sau dịch COVID-19, đưa hàng Việt đến với người dân biên giới.
Chợ phiên không chỉ là nơi trao đổi, mua bán hàng hóa mà còn là nơi hội tụ, gặp gỡ, giao lưu, thể hiện tình cảm, sinh hoạt văn hóa của đồng bào các dân tộc sinh sống quanh vùng. Ảnh: Đinh Thùy/TTXVN
Chợ phiên San Thàng là phiên chợ lớn nhất của tỉnh Lai Châu với sự tham gia mua bán của bà con các dân tộc Giáy, Mông, Dao, Thái… thuộc huyện Tam Đường, Phong Thổ và thành phố Lai Châu. Chợ họp vào sáng thứ Năm và sáng Chủ nhật hằng tuần, rất đông đúc, tấp nập, rực rỡ sắc màu bởi trang phục của đồng bào các dân tộc vùng cao. Bà con tới chợ từ rất sớm, mang theo những sản vật của núi rừng hoặc những sản phẩm thủ công truyền thống. Chợ bán đủ các mặt hàng từ cái kim, sợi chỉ cho đến mớ rau, củ khoai, củ sắn, những sản phẩm thiết yếu cho gia đình và thưởng thức các món ăn mang đậm nét văn hóa của người Giáy, Mông.
Để thuận tiện cho người dân bán hàng và du khách tới thăm, UBND thành phố Lai Châu đầu tư xây dựng chợ San Thàng với khuôn viên chợ khang trang, rộng rãi, sạch sẽ; chia khu bán hàng hợp lý, nhiều khu có mái che, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thuận tiện cho việc mua bán của người dân. Từ đó, các hộ gia đình có điều kiện kinh doanh tốt hơn, cùng với bãi gửi xe rộng rãi, hợp lý đã khắc phục tình trạng tắc đường trước đây.
Ông Trần Đình Tiến, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lai Châu cho hay, chợ phiên là nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao. Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của chợ phiên, UBND thành phố đã và đang triển khai phương án bảo tồn không gian văn hóa chợ phiên, tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn thông qua hoạt động tham quan, trải nghiệm cho du khách; duy trì tổ chức các hoạt động múa hát, giao lưu văn nghệ tại chợ. Mặt khác, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, bồi dưỡng thêm kiến thức về du lịch cho người dân, để chính họ là những thuyết minh viên du lịch thân thiện, quảng bá hình ảnh về vùng đất, con người Lai Châu đến với du khách. Thành phố yêu cầu địa phương, Ban Quản lý chợ cần quan tâm nâng cao nhận thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường tại các buổi họp chợ; nâng cao giá trị thương hiệu các mặt hàng truyền thống và sản vật địa phương phục vụ du khách.
Đối với người dân Lai Châu, chợ phiên không chỉ là nơi giao lưu, trao đổi hàng hóa, mà còn là nơi hội tụ, nơi gặp gỡ và giao lưu của đồng bào các dân tộc sinh sống quanh vùng. Góp phần gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của các dân tộc, chợ phiên vùng cao Lai Châu đã tạo nên một bức tranh sinh động, phản ánh sự phát triển kinh tế địa phương.
Du lịch có thể mang về 30,5 tỷ USD cho Ấn Độ
Ngành du lịch Ấn Độ được dự báo sẽ có tốc độ phục hồi và phát triển mạnh mẽ sau đại dịch.
Một báo cáo mới từ FICCI đã tiết lộ thị trường du lịch ở Ấn Độ dự kiến đạt 125 tỷ USD vào năm tài chính 27 từ mức ước tính 75 tỷ USD trong năm tài chính 20. Ngành du lịch của Ấn Độ vào năm 2020 chiếm 31,8 triệu việc làm, có khả năng tăng lên 53 triệu việc làm vào năm 2029 và lượng khách du lịch quốc tế dự kiến sẽ đạt 30,5 tỷ USD vào năm 2028.
Theo bản báo cáo mới nhất về tình hình khách du lịch toàn cầu mang tên UNWTO World Tourism Barometer 2017 của Tổ chức du lịch thế giới Liên hợp quốc (UNWTO) vừa công bố, du lịch quốc tế đã tăng 182% so với cùng kỳ năm trước trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3, với các điểm đến trên toàn thế giới đón ước tính 117 triệu lượt khách quốc tế so với 41 triệu lượt trong quý 1 năm 2021.
Du lịch Ấn Độ đang hồi phục nhanh chóng. (Ảnh: TD).
Trước khi đại dịch bùng phát, ngành du lịch và lữ hành Ấn Độ dự kiến sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng hàng năm 6,9% trong giai đoạn 2019-2028, đạt 460 tỷ USD, xấp xỉ 9,9% GDP của Ấn Độ vào năm 2028.
Du lịch có thể mang về 30,5 tỷ USD cho Ấn Độ
Tổng đóng góp của du lịch và lữ hành vào GDP của Ấn Độ năm 2019 là 7% tổng nền kinh tế, tương đương 15.792 tỷ Rupee. Con số này giảm mạnh xuống 4,3% tương đương 9.167 tỷ Rupee vào năm 2020. Năm 2021, con số này đã tăng lên 5,8% hay 13.161 tỷ Rupee.
Ấn Độ nổi tiếng là một trong những quốc gia với nền văn hóa đặc sắc cùng sự giao thoa của nhiều tín ngưỡng tôn giáo khác nhau. Chính vì điều này, sức hấp dẫn của du lịch Ấn Độ chưa bao giờ "hạ nhiệt".
Ấn Độ đã trải qua một năm 2021 tàn khốc, đất nước này là trung tâm toàn cầu của biến thể Delta, khiến hệ thống y tế của đất nước gần như sụp đổ. Quốc gia này đã nhanh chóng đóng cửa biên giới của mình khi bắt đầu đại dịch, cấm tất cả các chuyến bay quốc tế theo lịch trình vào tháng 3/2020. Tuy nhiên, các hạn chế hiện đã được nới lỏng, biên giới mở cửa cho du lịch vào tháng 11/2021.
Theo Bộ trưởng Ngoại giao S. Jaishankar, Ấn Độ đang nỗ lực triển khai hộ chiếu điện tử. Bộ trưởng cũng thông báo rằng Hệ thống Passport Seva đã được tích hợp với hệ thống DigiLocker để tạo điều kiện cho việc cung cấp tiện ích du lịch không cần giấy tờ.
Jaishankar nói thêm: "Bộ phối hợp với Cục Bưu chính đã vận hành 428 Post Office Passport Seva Kendras (POPSKs) để tiếp cận công dân của chúng tôi ngay trước cửa nhà của họ. Bộ đã tích hợp thành công hệ thống cấp hộ chiếu tại 178 Đại sứ quán và Lãnh sự quán của chúng tôi ở nước ngoài".
Du lịch Nam Bộ bắt nhịp phục hồi và phát triển sau dịch Nhiều địa phương trọng điểm du lịch Nam Bộ như TP Hồ Chí Minh, các tỉnh, thành Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long đều ghi nhận lượng du khách và doanh thu tăng mạnh trong 6 tháng. Bãi tắm tại thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Sau 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch...