Du lịch Nam Bộ bắt nhịp phục hồi và phát triển sau dịch
Nhiều địa phương trọng điểm du lịch Nam Bộ như TP Hồ Chí Minh, các tỉnh, thành Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long đều ghi nhận lượng du khách và doanh thu tăng mạnh trong 6 tháng.
Bãi tắm tại thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Sau 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, trong 6 tháng đầu năm 2022, hoạt động du lịch tại nhiều địa phương khu vực Nam Bộ đã khởi sắc rõ nét, góp phần tạo bước phát triển mới trong thời gian tới.
Nhìn nhận lại kết quả đạt được, đánh giá đúng những tiềm năng, thế mạnh chưa khai thác đúng tầm và cả những khó khăn cần tháo gỡ, hoạt động du lịch ở các địa phương sẽ tiếp tục có những đổi mới, đạt hiệu quả cao hơn, góp phần khẳng định Việt Nam là điểm đến an toàn, hấp dẫn, thân thiện trên bản đồ du lịch thế giới.
Ngay trong những tháng cuối năm 2021, sau khi trở lại trạng thái bình thường mới, ở nhiều tỉnh, thành phía Nam, các hoạt động du lịch, đón khách an toàn đã sớm được khôi phục. Tiếp đà phục hồi, 6 tháng đầu năm 2022, hoạt động du lịch tại các địa phương đã thực sự sôi động trở lại, nhiều điểm đến, doanh nghiệp dịch vụ, du lịch liên tục có những sản phẩm mới, tạo sức hấp dẫn đón du khách trở lại.
Kết quả ấn tượng
Nhiều địa phương trọng điểm về du lịch của cả nước như Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh, thành Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đều ghi nhận lượng du khách đông đảo cùng mức doanh thu tăng cao trong quý 1 và 2 của năm 2022.
Sáu tháng qua, Thành phố Hồ Chí Minh đón trên 11 triệu lượt du khách trong nước và khoảng 216.000 lượt du khách quốc tế. Tổng doanh thu du lịch trong 6 tháng đầu năm ước đạt 49.681 tỷ đồng.
Cùng thuộc khu vực Đông Nam Bộ, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, 6 tháng đầu năm, tổng lượt du khách do các cơ sở lưu trú phục vụ đạt gần 3,1 triệu lượt, tăng hơn 55% so cùng kỳ năm 2021. Theo thông tin từ Cục Thống kê tỉnh, các hoạt động lưu trú, dịch vụ ăn uống trên địa bàn đã có những tín hiệu lạc quan khi lượng du khách đến Bà Rịa-Vũng Tàu ngày càng tăng, nhất là vào những ngày nghỉ cuối tuần hay dịp lễ, Tết. Vì vậy, doanh thu từ dịch vụ lưu trú, ăn uống trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm tăng gần 53% với cùng kỳ năm 2021.
Ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Kiên Giang trong quý 1 và 2 đã đón khoảng 3,5 triệu lượt du khách, tăng trên 51% so cùng kỳ năm 2021, tổng doanh thu đạt khoảng gần 4.000 tỷ đồng, tăng tới 65,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, riêng thành phố Phú Quốc – điểm đến đang có sức hút đặc biệt đã đón gần 2,4 triệu lượt du khách trong 6 tháng đầu năm.
Video đang HOT
Hiện nay, mỗi ngày Đảo ngọc Phú Quốc có khoảng 140 chuyến bay, hơn 40 chuyến phà, tàu cao tốc đi và đến, đáp ưng nhu cầu phục vụ du khách tới tham quan, nghỉ dưỡng trong mùa du lịch Hè.
Cùng thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, du lịch Đồng Tháp với thế mạnh nổi bật là du lịch sinh thái gắn với sản xuất nông nghiệp, là “thủ phủ” Sen Hồng, trong 6 tháng đã đón khoảng 2 triệu lượt du khách, tăng gần 79% so cùng kỳ năm 2021.
Cà Mau – nơi địa đầu cực Nam đất nước, hoạt động du lịch cũng ghi nhận sự khởi sắc rõ nét. Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau, nửa đầu năm nay, Cà Mau đón trên 800 ngàn lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm. Các điểm du lịch sinh thái cộng đồng gắn với Vườn quốc gia U Minh Hạ, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau đang được nhiều du khách lựa chọn.
Sản phẩm đa dạng
Có được kết quả hoạt động du lịch ấn tượng trong bối cảnh tâm lý, xu hướng và cả thị trường du khách đã có nhiều thay đổi là do các địa phương, từng doanh nghiệp lĩnh vực du lịch, dịch vụ đã nỗ lực vượt khó, tích cực hoàn thiện, bổ sung các sản phẩm mới để thu hút du khách đến sau thời gian dài bị gián đoạn do dịch COVID-19.
Một góc Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Mỹ Phương/TTXVN)
Theo Giám đốc Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Ánh Hoa, trên cơ sở tài nguyên du lịch đa dạng, ngay trong những tháng cuối năm 2021 và trong năm 2022, thành phố chú trọng phát triển sản phẩm du lịch khám phá, trải nghiệm, theo hướng mỗi quận, huyện có ít nhất một sản phẩm du lịch đặc trưng để giới thiệu tới du khách.
Đồng thời, ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với các địa phương, đơn vị, hiệp hội, doanh nghiệp tăng cường tổ chức nhiều sự kiện du lịch, văn hóa quy mô gắn với khai thác hiệu quả trên 360 điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch được hình thành từ tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa của thành phố, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị du lịch sống động hàng đầu châu Á.
Để đa dạng sản phẩm du lịch, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục khai thác, phát huy hiệu quả nhiều sản phẩm liên kết đã được xây dựng trong giai đoạn trước khi bị ảnh hưởng dịch COVID-19 với nhiều địa phương trong cả nước, trong đó có các tỉnh, thành ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Nổi bật là các sản phẩm được thiết kế theo trục, tuyến liên kết như tuyến “Những nẻo đường phù sa” với hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.
Tuyến du lịch mang tên “Non nước hữu tỉnh” từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh hay tuyến “Sắc màu vùng biên” từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Tiền Giang, qua Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.
Theo lãnh đạo Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, cùng với thu hút du khách bằng các sản phẩm mới, hấp dẫn, tăng tính trải nghiệm những nét văn hóa của thành phố trên 300 năm tuổi, ngành Du lịch thành phố vừa công bố Bộ Thông tin du lịch cơ bản Thành phố Hồ Chí Minh, với mục đích cung cấp, giới thiệu đến du khách nhiều thông tin về các điểm đến là các di tích lịch sử văn hóa, di tích kiến trúc nghệ thuật hay các công trình được xây dựng mới, hiện đại, thể hiện sự năng động, sáng tạo của thành phố. Qua đó, tạo sự lan tỏa, khẳng định Thành phố Hồ Chí Minh luôn là điểm đến an toàn, sống động, cởi mở, trẻ trung và đầy hứng khởi đối với du khách.
Không chỉ có Thành phố Hồ Chí Minh, nỗ lực đổi mới, đa dạng sản phẩm du lịch, tạo sức hấp dẫn mới, ngành Du lịch các tỉnh, thành phố như Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Cà Mau đều đã và đang giới thiệu tới du khách nhiều điểm đến, sự kiện ấn tượng, tạo điểm nhấn thu hút du khách.
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau Trần Hiếu Hùng cho biết, 23 điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn đều đã tích cực chỉnh trang cảnh quan, bổ sung, hoàn thiện sản phẩm, đầu tư dịch vụ ẩm thực, lưu trú hoặc vui chơi, giải trí, trải nghiệm phù hợp để phục vụ du khách.
Trong năm 2022, tỉnh tổ chức chuỗi chương trình “Cà Mau điểm đến 2022″ với nhiều sự kiện ý nghĩa đã lần lượt diễn ra như: Lễ hội Nghinh ông, Lễ hội tri ân Quốc Tổ, Ngày hội bánh dân gian Nam Bộ, sự kiện Hương rừng U Minh.
Trong 6 tháng cuối năm, tại Cà Mau, dự kiến nhiều hoạt động quy mô tiếp tục diễn ra như Chương trình cầu truyền hình Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” vào dịp Quốc khánh 2/9, có sự kết nối với thành phố Hà Nội, các tỉnh Hà Giang, Quảng Trị. Giải chạy bộ Đất Mũi marathon Cà Mau 2022 dự kiến diễn ra ngày 9/10, tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển.
Các vận động viên dự giải và du khách đến Cà Mau sẽ có cơ hội trải nghiệm, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của vùng đất cực Nam Tổ quốc, nơi có hệ sinh thái đặc trưng rừng ngập mặn hòa quyện với khung cảnh biển Đông rộng lớn, ngắm cụm đảo Hòn Khoai ẩn hiện phía xa, tạo nên hành trình độc đáo, khác biệt, để du khách có ấn tượng sâu đậm hơn về những điểm đến của du lịch Cà Mau – tỉnh địa đầu cực Nam đất nước./.
Có những thứ phải lặng ngắm từ xa
Những ngày gần đây, những người yêu thiên nhiên, yêu biển và những rạn san hô bàng hoàng khi được thông tin rạn san hô ở Hòn Mun, Nha Trang, trở nên 'trắng xóa', gần như không thể cứu vãn.
Muốn rạn san hô phục hồi, có ý kiến cho rằng phải mất đến hàng trăm năm...
San hô là một phần không thể thiếu của biển, nó được ví von như cây của rừng, nơi trú ngụ và sinh sôi của muôn loài.
Ban Quản lý Vịnh Nha Trang cho biết, theo kết quả khảo sát vào ngày 12 và 15/6, không chỉ san hô quanh khu vực Hòn Mun mà ở các đảo khác trong vịnh Nha Trang đều bị hư hại, suy giảm 70 - 80% so với kết quả khảo sát từ năm 2015. Ảnh: Trung Vũ
San hô cũng như cây trên rừng, chúng bị tàn phá chủ yếu do con người. Thiên nhiên hùng vĩ nhưng cũng mỏng manh. Chỉ có điều, nếu bị hư hại do những thiên tai, kiểu biến đổi khí hậu, gió bão..., thiên nhiên sẽ có cách thích nghi và tự chữa lành vết thương. Chỉ khi con người tác động một cách hung bạo vào nó, thiên nhiên khó để phục hồi.
Những thứ chúng ta có thể thấy được: Con người dồn chất bẩn xuống sông ngòi (từ nguồn chất thải bẩn của nhà máy, của các hộ dân...), các dòng sông sẽ chết và rất khó hồi sinh. Những cánh rừng nguyên sinh khi bị phá hại để lấy gỗ, lấy đất canh tác sẽ xác xơ phải mất hàng trăm năm để phục hồi với điều kiện con người đứng yên, không tác động gì thêm đến chúng.
Rạn san hô ở Nha Trang như các nhà khoa học và những người gắn bó với biển đã cảnh báo từ lâu là nó sẽ bị hư hại nặng nếu con người không có biện pháp bảo vệ nó và cách tốt nhất là... đừng tác động vào nó.
Trăm sông đổ về biển. Sông bẩn chứa đầy hóa chất, biển nhận đủ những chất bẩn đấy. Đánh cá, lấy đi của biển tài nguyên, nhưng con người "trả ơn" bằng cách dùng chất độc xyanua, nhằm nhanh chóng có cá. Hành động vô ý thức này khiến sinh vật biển bị tận diệt, trong đó có san hô.
Nhiều nơi mở tour du lịch lặn biển ngắm rạn san hô. Nhiều người không có ý thức đã thả lon nước ngọt xuống biển, rồi "tiện tay" bẻ cành san hô như là một "chiến lợi phẩm". Mỗi người phá một ít, góp lại cả rạn san hô hư hại và chết. Ở đây, lợi ích kinh tế đang cạnh tranh dữ dội với thiên nhiên.
Chính quyền Nha Trang đang tìm cách phục hồi rạn san hô, nhờ các nhà khoa học tìm biện pháp.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, cần đóng cửa biển một thời gian dài, như Thái Lan đã từng làm. Điều này có nghĩa cần cấm đánh bắt hải sản, dừng mọi hoạt động du lịch.
Trở lại vấn đề: Có những thứ chúng ta phải ngắm từ xa, thiên nhiên là ví dụ cụ thể nhất. Những năm gần đây, khi cuộc sống khá giả hơn, chúng ta có nhu cầu đi chơi nhiều hơn. Đó là nhu cầu chính đáng.
Tuy nhiên, việc tổ chức tour du lịch lên rừng hay xuống biển, điều quan trọng là làm sao đừng tổn hại đến thiên nhiên. Gần đây có khái niệm "du lịch xanh". Khái niệm này đang bị nhiều người hiểu lầm là du lịch đến với thiên nhiên; đúng ra là phải hiểu du lịch nhưng phải bảo vệ thiên nhiên, không làm tổn hại thiên nhiên.
Việt Nam là đất nước tươi đẹp vào loại bậc nhất thế giới, với rừng nguyên sinh ngút ngàn ở phía Tây, biển mênh mông ở phía Đông, đất đai phì nhiêu với những dòng sông... Chúng ta hãy cùng giữ gìn, giữ từng ngọn cây trên rừng, từng cây san hô dưới biển... để lại muôn đời cho cháu con. Bởi đó là những tài nguyên không dễ mà có.
Mà giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp, tốt nhất là hãy đứng từ xa mà lặng ngắm nó
Hà Nội và Đà Nẵng vào top điểm đến được yêu thích nhất Châu Á 2022 Mới đây, nền tảng du lịch lớn nhất Tripadvisor vừa công bố danh sách những điểm đến được yêu thích nhất châu Á 2022, trong đó có hai cái tên đến từ Việt Nam là Hà Nội và Đà Nẵng. Đứng ở vị trí thứ 13, Hà Nội được giới thiệu là thủ đô duyên dáng, phát triển hiện đại, nhưng vẫn bảo...