Lai Châu không để các xã, bản cô lập vì mưa lũ
Quyết tâm không để các xã, bản bị cô lập, mùa mưa lũ năm nay, chính quyền các cấp và các đơn vị chức năng Lai Châu đã chủ động các giải pháp ứng phó.
Mùa mưa lũ Lai Châu năm nào cũng xảy ra sạt lở đất đá, làm nhiều tuyến giao thông bị chia cắt và hư hỏng nghiêm trọng, trong đó có nhiều tuyến đường liên bản, liên xã thường xuyên bị sạt lở, gây cô lập, khiến đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Xã Mù Sang, huyện Phong Thổ, địa phương chịu thiệt hại nặng nề trong hai đợt mưa lũ hồi tháng 4 và đầu tháng 7 vừa qua, làm 4 người thiệt mạng, thiệt hại về tài sản của nhân dân nhiều tỷ đồng. Đây cũng là địa phương có tuyến đường liên xã và nhiều tuyến đường liên bản bị thiệt hại nặng, khi có hàng chục điểm sạt lở lớn nhỏ, gây chia cắt giao thông giữa các bản và xã với các xã khác trong vùng.
Lai Châu không để các xã, bản cô lập vì mưa lũ.
Dù bị thiệt hại nặng, nhưng chưa bao giờ xã Mù Sang bị cô lập dài ngày, do người dân chủ động tạo điều kiện cho nhà thầu khắc phục và huy động các lực lượng tại chỗ hỗ trợ nhà thầu hót sụt, sạt tại những điểm sạt lở nhỏ. Đặc biệt, vào đầu mùa mưa, chính quyền địa phương đã làm việc với các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn đưa máy móc về các điểm xung yếu, nhằm túc trực đảm bảo giao thông khi có sự cố.
Ông Trần Hải Quý, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Hòa Quý, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phong Thổ chia sẻ: “Chúng tôi là các doanh nghiệp trên địa bàn của huyện, đang tập trung thi công các công trình trên huyện, nên đơn vị cũng chuẩn bị phương tiện máy móc, nhân lực và các vật tư. Khi trên địa bàn huyện mà có xảy ra sạt lở mà gây ách tắc đường xá, giao thông là bên đơn vị chúng tôi cũng tham gia tập trung thông tuyến một cách nhanh nhất”.
Video đang HOT
Với địa hình đồi núi dốc, bị chia cắt nhiều bởi các sông, suối, mùa mưa lũ năm 2019, huyện biên giới Phong Thổ là địa phương bị thiệt hại về giao thông lớn nhất tỉnh Lai Châu, với trên 60 tỷ đồng. Ngoài các tuyến đường quốc lộ 100, 4D, tỉnh lộ 130, 132, hầu hết các tuyến đường liên xã, liên bản đều bị sạt lở. Nhiều xã, bản từng bị cô lập dài ngày, người dân thiếu nhu yếu phẩm và phải nhờ sự hỗ trợ từ bên ngoài mới đảm bảo cuộc sống.
Ông Vương Thế Mẫn, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ cho biết, rút kinh nghiệm từ năm trước, đầu mùa mưa năm nay, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của huyện đã chỉ đạo chính quyền các xã, thị trấn thành lập các đội cơ động thường xuyên kiểm tra các vị trí có nguy cơ sạt lở cao để cảnh báo người dân chủ động phòng chống. Ngoài ra, các xã có nhiệm vụ huy động các doanh nghiệp đang thi công các công trình trên các địa bàn, để phối hợp giúp huyện khắc phục sự cố giao thông trong mùa mưa lũ.
“Chúng tôi đã xây dựng phương án để ứng trực 24/24h, và đặc biệt là các lực lượng doanh nghiệp lao động trên địa bàn khi có sự cố sụt, sạt, tắc đường xảy ra thì sẽ có những phản ứng nhanh để thông đường. Nữa là đối với các tuyến đường độc đạo, thì chúng tôi tính toán phương án mở các tuyến mới để phá thế độc đạo của tuyến đường. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục xây dựng các kế hoạch nâng cấp, mở mới các tuyến đường, để đảm bảo an toàn giao thông trong mùa mưa lũ”.
Các doanh nghiệp và nhân dân chủ động thực hiện phương châm “4 tại chỗ” như chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư và phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ, nên các tuyến đường giao thông liên xã, liên bản trên địa bàn huyện biên giới Phong Thổ luôn được đảm bảo thông suốt. Ngoài ra, huyện và xã có kế hoạch dự phòng vật tư nông nghiệp, lương thực, thực phẩm và các loại nhu yếu phẩm cần thiết từ đầu mùa mưa nên đã đảm ổn định sản xuất và đời sống của Nhân dân trong mùa mưa lũ.
Hà Giang: Mưa lũ lớn khiến 7 người thương vong
Đêm 20-7 rạng sáng 21-7-2020, trên địa bàn tỉnh Hà Giảng có mưa to đến rất to.
Lượng mưa tính đến 9 giờ ngày 21-7 tại xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên là 202mm; thành phố Hà Giang 322mm; xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên 266mm; xã Cao Bồ, Vị Xuyên 349mm. Mưa lớn gây lũ và sạt lở đất đã khiến 5 người chết và 2 người bị thương.
Chiến sĩ Tiểu đoàn 19 BĐBP Hà Giang cứu hộ phương tiện bị mắc kẹt tại điểm ngập úng. Ảnh: Xuân Minh
Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Giang cho biết, đến chiều 21-7, đã có 5 người chết do mưa lũ, gồm: chị Lý Già Tin, 44 tuổi và con là Lý Thị Ơn, 15 tuổi ở thôn Cóc Nắm, xã Bản Nhùng, huyện Hoàng Su Phì (do bị đất đá vùi lấp); cháu Nguyễn Tú Minh Ánh, 13 tuổi, tại tổ 9, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang (do sạt lở đất); cháu Trịnh An Vy, 2 tuổi, tại thôn Vĩnh Ngọc, xã Tân Quang do nước lũ dâng cao dẫn đến bị đuối nước; anh Nông Văn Chiến quê xã Minh Ngoc, huyện Bắc Mê là lái xe Công ty Trí Hưng bị lũ cuốn khi đi xe qua thôn Nà Sáng, xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê.
2 người khác bị thương là anh Đặng Văn Đại, 57 tuổi tại thôn 1 Hợp Nhất, xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì (bị lũ cuốn trôi); chị Phạm Thị Hương 48 tuổi, tại tổ 9, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang (do bị sạt lở đất).
Những dòng nước xối xả kèm theo bùn đất đã vùi lấp 1 căn nhà tại thôn Cóc Nắm, xã Bản Nhùng. Một ngôi nhà khác tại xã Quảng Ngần, huyện Vị Xuyên bị nước lũ cuốn trôi. 56 ngôi nhà tại thành phố Hà Giang và huyện Vị Xuyên bị đổ tường do sạt đất.
120 cán bộ, chiến sĩ BĐBP Hà Giang đã xuống địa bàn giúp người dân khắc phục hậu quả mưa lũ. Ảnh: Thắng Lân
Ngoài ra, có hơn 500 ngôi nhà tại thành phố Hà Giang bị ngập nước. Đến 15 giờ ngày 21-7, nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Hà Giang vẫn bị ngập lụt sâu. Trong đó, khu vực trường Nội trú tỉnh Hà Giang nước ngập cao 1,2 m chiều dài khoảng 100m.
Thống kê sơ bộ của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Giang, mưa lũ đã khiến 0,1ha ruộng lúa tại xã Tả Sử Choóng, huyện Hoàng Su Phì đã cấy bị sạt lở; 215 ha diện tích lúa mới cấy và hoa màu bị ngập úng thiệt hại. Hơn 5ha cây lâm nghiệp cũng bị thiệt hại. Ngoài ra, 23,8 ha ao cá bị trôi. Nhiều trâu bò, gia cầm bị lũ cuốn trôi, chết.
Do ảnh hưởng của mưa lũ, nhiều tuyến đường giao thông ở thành phố Hà Giang và huyện Vị Xuyên bị sạt lở, ách tắc cục bộ. Cầu treo thôn Lèn xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên bị gẫy, sập móng cầu, cầu Cứng thôn Chung, xã Việt Lâm bị sập.
Các tuyến đường quốc lộ cũng bị ún tắc do sạt lở đất. Trong đó, Quốc lộ 2 tại km285 có 3 điểm bị sạt lở đất đá khối lượng 600m3. Hiện tại, đoạn quản lý đường bộ đang huy động các lực lượng, máy móc san ủi dự kiến 0 giờ ngày 22-7 mới thông xe. Quốc lộ 4C ngập 4 điểm từ km0-km7 (đoạn qua thành phố Hà Giang); Quốc lộ 34 ngập 2 điểm (km3 400 xã Ngọc Đường, km 18 Yên Định). Nhà máy thủy điện Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên bị đất đá vùi lấp toàn bộ hệ thống máy móc.
Được biết, sau mưa lũ, tỉnh Hà Giang cũng đã huy động các lực lượng tìm kiếm các nạn nhân bị sạt lở, thăm hỏi, động viên gia đình bị nạn, hỗ trợ cứu chữa người bị thương; tổ chức sơ tán 20 người dân tại các hộ bị ngập sâu của phường Đinh Tiên Hoàng, thành phố Hà Giang; kiểm tra tình hình thực hiện quy chế phối hợp cung cấp thông tin vận hành đón, xả lũ các nhà máy thủy điện (hồ Thái An, Sông Miện, Sông Lô,...). Bộ Chỉ huy BĐBP Hà Giang đã cử 120 cán bộ, chiến sĩ giúp dân di chuyển đồ đạc, dọn vệ sinh nhà ở.
Chính quyền huyện Hoàng Su Phì đã cử lực lượng đến địa bàn xã bản Nhùng thăm hỏi động viên và chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân bị vùi lấp.
Hà Giang: Khen thưởng 2 người xả thân cứu người trong cơn lũ dữ Hai anh em Hà - Ninh được UBND huyện Vị Xuyên (Hà Giang) biểu dương, khen thưởng vì hành động dũng cảm xả thân cứu người trong cơn mưa lũ lớn vào sáng nay (21/7). Chiều ngày 21/7, trao đổi với PV Vanhien.vn, ông Lê Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên cho biết, ngay khi biết tin 2 anh em...