Lai Châu kêu gọi đầu tư vào du lịch, nông nghiệp, thủy điện
Sáng 4/5, tại thành phố Lai Châu, UBND tỉnh Lai Châu làm việc với Đoàn công tác của Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc (VKBIA) nhằm giới thiệu thế mạnh của địa phương và kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực du lịch, nông nghiệp, thủy điện…
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Quý Trung/TTXVN
Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng nhấn mạnh về những tiềm năng, lợi thế và các lĩnh vực kêu gọi đầu tư, đồng thời bày tỏ tỉnh Lai Châu sẽ đồng hành cùng với các doanh nghiệp, tích cực cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và tạo mọi điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh.
Theo ông Trần Tiến Dũng, Lai Châu là tỉnh có diện tích lớn, có khí hậu trung tính và ôn hòa quanh năm mát mẻ, thổ nhưỡng phong phú, đa dạng và điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp chất lượng cao, nông nghiệp sạch.
Với mật độ sông suối lớn, có độ dốc cao, dòng chảy siết là một nguồn thủy năng lớn để phát triển thủy điện vừa và nhỏ, đồng thời tận dụng, khai thác phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, thùy cầm và phát triển du lịch sinh thái lòng hồ.
Hơn nữa, tỉnh Lai Châu còn có nguồn tài nguyên phong phú để phát triển công nghiệp khai khoáng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; cửa khẩu Quốc gia Ma Lù Thàng chuẩn bị được nâng cấp thành cửa khẩu Quốc tế cũng như tiềm lực con người với nguồn lao động dồi dào, sẵn có…
Nhằm ưu tiên thu hút đầu tư trong thời gian tới, ông Trần Tiến Dũng cho biết, tỉnh sẽ tập trung thu hút đầu tư để thực hiện Đề án sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung với các mặt hàng nông sản đặc sản của địa phương, gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Video đang HOT
Cùng với đó, tỉnh cũng tăng cường ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và người nông dân; bảo vệ, phát triển rừng theo chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững; phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo; công nghiệp khai khoáng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp chế biến nông lâm sản; phát triển kinh tế cửa khẩu; phát triển du lịch.
Đại diện Đoàn công tác, ông Trần Hải Linh – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc đã giới thiệu đôi nét về những lĩnh vực mà các doanh nghiệp Hàn Quốc hiện đang tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Ông Trần Hải Linh cũng chia sẻ về việc phối hợp tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển thương mại biên giới nhất là kêu gọi các dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại tại cửa khẩu; phát triển nông nghiệp chất lượng cao, nhất là phát triển nông sản, dược phẩm; phát triển năng lượng tái tạo kết hợp với du lịch sinh thái; phát triển du lịch y tế…
Ông Trần Hải Linh, Chủ tịch Hiệp hội doanh nhân và Đầu từ Việt nam – Hàn Quốc cùng đoàn công tác tặng trang thiết bị phòng, chống dịch COVID-19 cho Bộ đội Biên phòng tuyến đầu phòng, chống dịch. Ảnh: Quý Trung/TTXVN
Nhân dịp này, Đoàn công tác của Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc đã trao tặng trang thiết bị y tế phòng, chống dịch bệnh cho lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh Lai Châu.
Ngày 3/5, Hải Phòng sẽ khởi công và khánh thành 3 dự án trọng điểm
Ngày 3/5, thành phố Hải Phòng sẽ đưa vào hoạt động dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng; thông xe kỹ thuật dự án đầu tư xây dựng nút giao Nam cầu Bính; khởi công dự án đầu tư xây dựng tuyến đường vào và khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên.
Hiện trường bãi cọc Cao Quỳ (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên). Ảnh: An Đăng/TTXVN
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường vào và khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên), hướng đến 2 mục đích. Đó là bảo tồn bãi cọc để phát huy giá trị lịch sử, lòng tự hào về những dấu tích chiến công lừng lẫy của dân tộc trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử năm 1288. Đặc biệt, những đóng góp của quân và dân Hải Phòng trong cuộc kháng chiến để mang lại chiến thắng, đập tan tham vọng của đế quốc Nguyên Mông.
Cùng đó, việc xây dựng tuyến đường vào khu bãi cọc Cao Quỳ nhằm từng bước xây dựng và hoàn thiện đường vành đai phía Bắc huyện Thủy Nguyên (từ đường tỉnh 359 tại đầu đập Minh Đức tới đường tỉnh 352 xã Lại Xuân). Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư vào các lĩnh vực du lịch, nông nghiệp và các dịch vụ khác trên địa bàn, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Tuyến đường vào khu bãi cọc Cao Quỳ có chiều dài 3,488 km, nối quốc lộ 10 với khu vực bãi cọc thuộc các xã Lưu Kỳ, Liên Khê; chiều rộng từ 18 - 22m; trong đó, mặt đường rộng 12m, vỉa hè đoạn rẽ vào bãi cọc hè rộng 5m... Dự án có tổng mức đầu tư hơn 427,521 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách thành phố và thời gian thi công công trình 135 ngày.
Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ có diện tích khoảng 30.680 m gồm các hạng mục: cổng chính rộng 20 m xây trụ và mái cổng kiểu kiến trúc cổ lợp ngói mũi hài, cánh cổng là gang đúc chi tiết hoa văn; hệ thống tường bao tổng chiều dài 724m xây gạch, mái mũ tường ngói giả cổ; nhà đón tiếp, trưng bày và giới thiệu hiện vật có diện tích 360 m, 1 tầng theo kiến trúc giả cổ; khu bảo tồn bãi cọc xây dựng mái nhà che khung cột giả cổ diện tích 2.000 m.
Hệ thống đường dẫn đi xuống bãi cọc cho khách tham quan nằm trong phạm vi nhà mái che. Toàn bộ mặt bằng bãi cọc phát lộ được bảo tồn theo hướng lấp đất, xây dựng hình tượng cọc 3D lộ thiên cho khách tham quan. Ngoài ra còn có hệ thống sân vườn, thảm cỏ xây dựng diện tích 20.000 m cùng các công trình phụ trợ khác.
Dự án đầu tư xây dựng Nút giao Nam cầu Bính được khởi công từ ngày 2/9/2018 và hoàn thành vào tháng 5/2020, tại quận Hồng Bàng và huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, có tổng mức đầu tư là hơn 1.411 tỷ đồng; trong đó, chi phí xây dựng và thiết bị là 871,8 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách thành phố Hải Phòng.
Nút giao Nam cầu Bính là điểm giao giữa đường dẫn bờ Nam cầu Bính với đường Hồng Bàng (Quốc lộ 5 mới), đường Bạch Đằng (đường vào trung tâm thành phố Hải Phòng qua cầu Thượng Lý), đường Hùng Vương (đường vào trung tâm thành phố đi qua cầu Quay), đường Hà Nội (Quốc lộ 5 cũ) đi về phía Sở Dầu và tuyến đường quy hoạch qua sông Rế kết nối với đường Vành đai 2 của thành phố.
Tại vị trí nút giao, bên cạnh các tuyến đường bộ nói trên còn có tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng. Theo quy hoạch hệ thống giao thành phố được duyệt, đây là nút giao ngã 6 ở cửa ngõ vào trung tâm thành phố. Loại, cấp công trình: dự án nhóm B, công trình giao thông, cấp II.
Công trình Nút giao Nam cầu Bính đưa vào hoạt động, góp phần cải thiện điều kiện giao thông, nâng cao năng lực khai thác cầu Bính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối trong khu vực với Quốc lộ 5, Quốc lộ 10 và Khu đô thị Bắc sông Cấm.
Dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng, có tổng mức đầu tư 251,550 triệu USD bằng nguồn vốn vay ODA của Ngân hàng thế giới và vốn đối ứng từ ngân sách thành phố Hải Phòng. Trong đó, vốn ODA 175,094 triệu USD, vốn đối ứng ngân sách địa phương 76,457 triệu USD.
Chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hải Phòng. Địa điểm xây dựng gồm các quận, huyện An Dương, Kiến An, Lê Chân, Ngô Quyền và Hải An, thành phố Hải Phòng.
Dự án Phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng được triển khai với các nội dung chính: đầu tư xây dựng trục đường đô thị theo hướng Đông - Tây thành phố; sắp xếp, cải thiện loại hình vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, ngoài ra là các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho các hoạt động đầu tư. Loại, cấp công trình dự án nhóm A, cấp đường phố chính thứ yếu.
Qua hơn 6 năm triển khai thi công (từ tháng 12/2013 đến tháng 2/2020), công trình tuyến đường trục đô thị Bắc Sơn - Nam Hải chính thức hoàn thành, tạo thành tuyến kết nối trực tiếp, giảm thiểu thời gian lưu thông giữa khu vực phía Đông thành phố (quận Hải An) với khu vực phía Tây thành phố (huyện An Dương); tăng khả năng kết nối giữa các quận nội thành (Kiến An, Lê Chân, Ngô Quyền), giảm thiểu thời gian đi lại từ các huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão đến trung tâm thành phố; đồng thời góp phần nâng tầm kết nối (đặc biệt là vận tải hàng hóa) giữa thành phố Hải Phòng với vùng đồng bằng Bắc Bộ, như tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.
Vay nợ hơn 41.000 tỷ đồng, Hòa Phát khẳng định vẫn quản trị an toàn Tổng vay nợ của Hòa Phát đã tăng gần 11.000 tỷ đồng chỉ sau 1 năm. Hòa Phát hiện có lượng tiền gửi hơn 6.200 tỷ đồng để cân đối tài chính. Tỷ lệ vốn vay ròng trên vốn chủ sở hữu đã giảm xuống 0,66 lần cuối tháng 4. Theo báo cáo tài chính quý I mới phát hành, Tập đoàn Hòa...