Lai Châu: Cả năm “giấu” loài hoa quý trên rừng, giáp Tết khiêng về bán dễ dàng kiếm trăm triệu
Anh Vàng A Chỉnh, trưởng bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ ( Lai Châu) vừa khoe, dù còn 20 ngày nữa mới đến Tết Nhâm Dần 2022, nhưng khách về bản mua địa lan rất nhiều.
Nhờ khách về mua địa lan chơi Tết sớm mà đến nay bà con ở bản đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Đường vào bản Sin Suối Hồ và thác Trái Tim là khu vực trồng nhiều địa lan nhất ở xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Người đầu tiên có công phát hiện và đưa địa lan trở thành cây “vàng” làm giàu cho người dân trong bản Sin Suối Hồ là trưởng bản Vàng A Chỉnh. Anh Chỉnh kể: “Năm 2009, mình hay đi rừng, đi nương, thấy một loại cây cho hoa rất đẹp liền lấy về nhà trồng thử ở trước cửa…”.
Tình cờ phát hiện ra “kho báu”-địa lan trong rừng
Anh A Chỉnh trồng 2 chậu địa lan rừng, thấy cây nào cũng dễ sống. Năm 2011, khi ấy cũng giáp Tết như năm nay, cả 2 chậu hoa địa lan quý của A Chỉnh đều có nhiều nụ rất đẹp. Có mấy người dưới thị xã Lai Châu lên chơi, họ nhìn chậu hoa của anh thấy thích rồi trả giá luôn 3 triệu/ chậu.
“Phấn khởi quá mình bán luôn, rồi cứ nghĩ mãi, chỉ là một loại hoa rừng mà nó mang lại giá trị cao như thế sao mình không tuyên truyền bà con mình cùng nhân giống, trồng nhiều hơn…”, anh A Chỉnh nhớ lại.
Nói là làm, khi lên là trưởng bản , anh Chỉnh đã họp mặt bà con, kể lại chuyện 2 chậu địa lan rồi hướng dẫn bà con tìm địa lan trong rừng mang về nhà trồng. Năm 2011 có 20 hộ đã cùng mình lên rừng lấy địa lan về trồng tại nhà.
Sau 2 năm thì lứa cây địa lan bắt đầu cho nụ, ra hoa bán dịp Tết, trung bình mỗi hộ thu gần 100 triệu đồng. Thấy lợi nhuận từ địa lan rất cao nên các hộ trong bản đã cùng nhau nhân giống và ngày càng mở rộng số chậu địa lan…
Hiện 100% các hộ tại bản Sin Suối Hồ đều trồng và kinh doanh địa lan bán Tết.
Trưởng bản Sin Suối Hồ Vàng A Chỉnh kể: Năm 2011, anh mới bắt đầu vận động một số hộ trồng địa lan nhưng đến nay 100% các hộ trong bản đều trồng địa lan.
Hiện nay, hoa địa lan ở Sin Suối Hồ có 4 màu: vàng, xanh, đỏ, tím, trong đó du khách chuộng nhất là màu đỏ và màu tím.
Một cành hoa địa lan màu tím bán tại bản đã có giá 300.000 đồng. Một chậu địa lan giá trị là có nhiều cành hoa to, dài, nụ to, màu đậm, được uốn thành cách hình khác nhau tùy theo sở thích của mỗi khách hay thẩm mỹ chủ vườn.
Video đang HOT
Đến Sin Suối Hồ vào dịp giáp Tết, những chậu địa lan đã được uốn, tạo hình kỳ công để lên đường đến với khách khắp nơi. Là điểm du lịch, thời gian gần đây Sin Suối Hồ thu hút khách từ khắp nơi trong cả nước, địa lan Sin Suối Hồ vì vậy cũng theo du khách có mặt khắp nơi để tô điểm sắc màu cho cuộc sống.
Theo anh Vàng A Chỉnh, địa lan Sin Suối Hồ được khách từ Sa Pa (Lào Cai), Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hà Giang, Điện Biên ưa chuộng vì màu sắc đẹp và độ bền lâu.
Hiện nay giống địa lan hoa tím thuộc hàng hiếm nên người dân trong bản bảo nhau kết hợp nhân giống, giữ giống.
Những hộ có loại địa lan hoa tím sẽ chia sẻ giống cho những hộ khác để phát triển dần loại địa lan tím này. Về cơ bản mỗi hộ đã có từ 1 đến 2 chậu địa lan hoa tím và đang tiếp tục nhân giống để cung cấp cho khách ở các tỉnh, thành trong cả nước..
Là dòng lan rừng nên bà con ở Sin Suối Hồ thường đưa các chậu lan lên rừng, đặt dưới các tán cây to để hưởng không gian tự nhiên giúp cây được phát triển tốt và cho nhiều hoa hơn.
Theo anh Chỉnh, bản Sin Suối Hồ có 136 hộ dân, đến nay đã có 100% số hộ trong bản trồng địa lan, vừa để trang trí làm đẹp nhà, đẹp bản, vừa để làm kinh tế.
Cả bản Mông giàu lên nhờ trồng địa lan
Theo giá thị trường hiện nay, một chậu địa lan khi trổ bông cho giá thấp nhất cũng 2 triệu đồng, chậu to, hoa đẹp có thể lên tới cả chục triệu đồng.
Trong đó đã có những hộ sở hữu hàng nghìn chậu địa lan, có hộ đạt thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm như hộ Hảng A Dơ có 1.000 chậu lan quý mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng…
Khí hậu mát mẻ quanh năm ở Sin Suối Hồ là điều kiện tốt nhất để địa lan sinh sôi, phát triển. Dù chưa được học qua bất kỳ trường lớp nào, cũng chưa từng đi xa để tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ ai nhưng anh Hảng A Dơ cũng có trong tay trên 1.000 chậu địa lan, trong số đó có khoảng gần 40% là chậu địa lan hoa tím.
Anh Dơ tiết lộ: “Mô hình đưa địa lan lên rừng rất hay, giúp cây hoa này luôn khỏe, các nhánh hoa phát triển đều đẹp hơn hàng lan ở các vùng khác. Tính riêng gia đình tôi, mỗi năm cũng có nguồn thu hàng trăm triệu đồng từ loài lan quý tộc này”.
Khi đến dịp gần Tết, bà con trên bản Sin Suối Hồ bắt đầu đưa các chậu lan từ trên rừng về trưng bày, bán cho khách tại nhà. “Dù có dịch nhưng năm nay khách về mua địa lan chơi Tết cũng nhiều, đến thời điểm này bà con đã bán được hàng nghìn chậu với giá từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng/chậu”, anh A Chỉnh tiết lộ.
Vào thời điểm này, có một số loại địa lan ở Sin Suối Hồ vẫn khoe sắc rực rỡ.
Cận cảnh một chậu địa lan có giá vài triệu đồng tại bản Sin Suối Hồ.
Vừa trồng địa lan bán Tết, người dân Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (tỉnh Lai Châu) còn kết hợp làm du lịch cộng đồng ở bìa rừng thu hút rất nhiều khách.
Tạo khí thế mới cho nông nghiệp Lai Châu
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đánh giá cao định hướng của Lai Châu phát triển bền vững nền nông nghiệp, và đặt mục tiêu trồng mới 50.000 ha cây mắc ca vào 2025.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh thăm mô hình vườn ươm mắc ca tại huyện Phong Thổ, Lai Châu. Ảnh: Bảo Thắng.
Lai Châu là một tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển nông nghiệp. Tiêu biểu nhất là quỹ đất. Theo thống kê, diện tích đất nông nghiệp là hơn 526.000 ha, chiếm 58% diện tích tự nhiên của tỉnh.
Diện tích bình quân đất đai đầu người là 2,2 ha - gấp 6 lần bình quân cả nước. Diện tích đất trống chưa sử dụng khoảng 240.000 ha, tổng diện tích đất nông nghiệp có thể chuyển đổi sang cây trồng giá trị cao là hơn 20.000 ha. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp năm 2020 đạt 5,58%, thuộc tốp đầu cả nước.
Làm việc với UBND tỉnh Lai Châu ngày 12/11, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho rằng, Lai Châu cần tạo ra "một khí thế mới" để thúc đẩy nền nông nghiệp. Một trong những giải pháp, đó là tìm ra những sản phẩm nông nghiệp đặc hữu, hoặc cho giá trị kinh tế cao.
"Tôi vừa nghe báo cáo, tỉnh đặt mục tiêu trồng mới 50.000 ha cây mắc ca đến năm 2025. Nếu thực hiện được, thì rất tuyệt vời. Dù đây là loài cây mới, Bộ NN-PTNT ủng hộ chủ trương phát triển cây mắc ca của tỉnh. Trước mắt, chúng ta sẽ làm từng bước, cái nào dễ làm trước, vừa làm vừa học hỏi, trao dồi kinh nghiệm", Thứ trưởng nói.
Lai Châu triển khai trồng cây mắc ca từ năm 2011. Tính đến đầu tháng 11/2021, tổng diện tích trồng đạt 5.209 ha, chủ yếu là các dòng như OC, 816, 246, 842, 849.
Qua theo dõi, cây sinh trưởng, phát triển tương đối tốt, ra hoa nhiều và tỷ lệ đậu quả cao, bước đầu cho thấy phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh.
Là một trong số các loại cây lâm nghiệp đa mục đích được Lai Châu định hướng tập trung phát triển, tỉnh đặt mục tiêu tham vọng trồng khoảng 100.000 ha vào năm 2030. Ngoài ra, tỉnh trồng quế khoảng 15.000 ha; chè khoảng 10.000 ha theo hướng an toàn, chất lượng.
Ngoài những loài cây lâm nghiệp giá trị cao, Lai Châu vẫn quan tâm đến nhiều cây lương thực, và có nhiều sản phẩm OCOP như gạo tẻ râu Phong Thổ, gạo séng cù Than Uyên... Điều này giúp tỉnh đảm bảo an ninh lương thực, cũng như an sinh xã hội cho bà con trên địa bàn.
Nhằm giúp Lai Châu tăng tốc phát triển nông nghiệp, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh gợi mở một số định hướng như: Tập trung xây dựng bộ quy chuẩn hướng dẫn về cách chọn tạo giống, kỹ thuật chăm sóc. Ngoài ra, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cũng đề nghị tỉnh sớm có những đánh giá về năng suất cho từng tiểu vùng khí hậu riêng biệt trên địa bàn.
"Nhầm giống lúa thì thiệt hại vài ba tháng, nhưng nhầm giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp, công nghiệp, sẽ phải trả giá hàng chục năm. Bộ NN-PTNT cam kết hỗ trợ địa phương về các công nghệ lõi, như chuẩn hóa cây đầu dòng, tạo vườn mẫu cho từng loại cây để bà con tham quan, tiếp thu thêm những kinh nghiệm hay", Thứ trưởng Lê Quốc Doanh chia sẻ.
Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu, ông Trần Tiến Dũng phát biểu trong buổi làm việc với Đoàn công tác Bộ NN-PTNT ngày 12/11. Ảnh: Đức Minh.
Ngoài quỹ đất, Lai Châu còn dư địa về hệ thống sông, suối, và mặt hồ thủy điện. Tổng diện tích mặt hồ của tỉnh là hơn 16.600 ha, trong đó khoảng 5.000 - 6.000 ha thích hợp nuôi cá lồng với các loại cá nước ngọt.
Lai Châu còn được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu. Tỉnh có 3 đới khí hậu rõ rệt, là đới khí hậu nóng, ẩm dưới 600m - thích hợp cây nhiệt đới; Đới khí hậu mát, ẩm có độ cao từ 600 - 1.000m - thích hợp cây á nhiệt đới; đới khí hậu ôn đới cao trên 1.000m - thích hợp cây ôn đới và nhiều dược liệu quý hiếm như sâm Lai Châu, đỗ trọng, đương quy, tam thất...
Trên cơ sở đó, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu, ông Trần Tiến Dũng kiến nghị Bộ NN-PTNT hỗ trợ tỉnh xây dựng các nguồn giống và vườn ươm chất lượng cao tại các huyện, để chủ động sản xuất.
Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh Lai Châu cũng bày tỏ nguyện vọng Bộ NN-PTNT hỗ trợ địa phương trong công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ bảo quản, sơ chế, chế biến các sản phẩm nông nghiệp như hạt mắc ca, sâm Lai Châu, đồng thời hỗ trợ xây dựng một số cơ sở sơ chế, chế biến tại một vài vùng nguyên liệu trọng điểm.
Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cũng đề nghị Bộ NN-PTNT hỗ trợ vườn giống một cách bài bản để bảo tồn giống sâm Lai Châu; hỗ trợ tỉnh phát triển những loài rau, hoa trái vụ, giúp đem lại lợi ích cao hơn cho người dân.
Thời gian qua, Lai Châu đã ban hành 4 nghị quyết để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, đó là: Chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn; chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung; phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
Cùng với đó, tỉnh đang tập trung phát triển một số hàng hóa chủ lực như chè (trên 8.500 ha), mắc ca (trên 5.200 ha), cây ăn quả (trên 8.200 ha); cao su (gần 13.000 ha); cây gỗ lớn (trên 17.000 ha); dược liệu (17.700 ha).
Đánh giá cao nỗ lực, quyết tâm phát triển nông nghiệp của Lai Châu, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cam kết sự đồng hành của Bộ NN-PTNT với tỉnh.
Ông đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị của Bộ như Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Trồng trọt, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc hỗ trợ về các công nghệ lõi, xây dựng mô hình vườn mẫu, giúp địa phương phát triển đa dạng các lĩnh vực nông nghiệp.
Cách nào giảm rủi ro xuất khẩu tiểu ngạch? Tình trạng ùn ứ hàng xuất khẩu tại cửa khẩu biên giới phía Bắc vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Bên cạnh việc Trung Quốc siết thông quan vì COVID-19, thì tình trạng sản xuất nông nghiệp không theo tín hiệu thị trường, xuất khẩu chủ yếu theo hình thức trao đổi cư dân (tiểu ngạch) tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặt...