Lãi 36 tỷ từ bán bánh trung thu
Kido cho biết sản phẩm bánh trung thu đóng góp 160 tỷ đồng doanh thu và 36 tỷ đồng lợi nhuận trong lần trở lại thị trường sau 5 năm từ khi bán thương hiệu bánh kẹo Kinh Đô.
Tập đoàn Kido cho biết kết quả doanh thu ước tính quý III đạt 2.300 tỷ đồng, tăng trưởng 24% so với cùng kỳ 2019. Đặc biệt, nhờ kiểm soát chặt chi phí hoạt động, lợi nhuận sau thuế quý III của Kido tăng trưởng tới 141%, đạt 128 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Kido đạt 5.960 tỷ đồng, tăng 17% và lợi nhuận ròng đạt 261 tỷ, tăng 57%.
Trong quý III, Kido đánh dấu sự trở lại trên thị trường bánh kẹo với sản phẩm bánh trung thu Kingdom. Công ty quay trở lại thị trường sau 5 năm từ thời điểm bán lại thương hiệu Kinh Đô cho Mondelez.
Kido cho biết dự kiến trong năm nay, sản phẩm bánh trung thu đóng góp 160 tỷ doanh thu và 36 tỷ đồng lợi nhuận. Ban lãnh đạo đánh giá mảng mảng bánh kẹo nói riêng và snacking nói chung sẽ trở thành mảng bổ trợ quan trọng với tập đoàn.
Trong khi đó, một trong 2 ngành hàng chủ lực của Kido là kem sụt giảm doanh thu 9 tháng đầu năm khi các kênh tiêu thụ tại khu du lịch, nhà hàng, trường học sụt giảm đột ngột do các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Doanh thu thuần 9 tháng đầu năm của Kido Foods, công ty kinh doanh 2 thương hiệu kem Merino, Celano, ước đạt 1.044 tỉ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ 2019.
Video đang HOT
Để đối phó với giai đoạn dịch bệnh, Kido chuyển dịch kênh phân phối, chuyển dịch tủ kem sang các điểm có nhu cầu và doanh số cao như kênh bán lẻ hiện đại; rà soát, tối ưu hóa danh mục sản phẩm, chú trọng phát triển sản phẩm kem cốt lõi, kem cao cấp có lợi nhuận cao, cắt giảm sản phẩm lợi nhuận thấp. Công ty đồng thời kiểm soát và cắt giảm các chi phí không hiệu quả.
Nhờ đó, mảng kem của Kido vẫn thu về hơn 200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 14% so với cùng kỳ và hoàn thành kế hoạch năm 2020 trước 3 tháng. Kido cho biết hiện giữ 43,5% thị phần kem trong nước, tăng 2% so với cuối năm 2019. Trong đó, thương hiệu Merino chiếm 24,8% và Celano chiếm 17,4% thị phần.
Công ty con quan trọng còn lại của Kido là Dầu Tường An tăng doanh số 30%, ước đạt 3.547 tỷ doanh thu thuần sau 9 tháng. Kido cho biết Dầu Tường An tăng trưởng doanh thu cao nhờ phát triển danh mục sản phẩm cao. Công ty tích cực tối ưu hóa chi phí, đưa lợi nhuận trước thuế tăng 52%, đạt 155 tỷ đồng dù biên lợi nhuận giảm do giá dầu nguyên vật liệu tăng.
Hai công ty con còn lại hoạt động trong lĩnh vực dầu ăn của Tập đoàn Kido là Vocarimex và Kido Nhà Bè cũng ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng. Lợi nhuận trước thuế 9 tháng của Vocarimex và Kido Nhà Bè ước đạt lần lượt 181 tỷ và 19 tỷ đồng, tăng 33% và 23% so với cùng kỳ năm trước.
Năm nay, Kido lên kế hoạch sáp nhập các công ty con Kido Foods và Tường An vào công ty mẹ để tối ưu hóa nguồn lực. Phương án sáp nhập cụ thể Kido Foods đã được đại hội cổ đông thông qua và đang chờ triển khai. Riêng việc sáp nhập Dầu Tường An chưa có kế hoạch chi tiết do cổ đông lớn Vocarimex còn 36% vốn Nhà nước. Ban lãnh đạo Kido bày tỏ ý định sẵn sàng mua lại phần vốn Nhà nước tại Vocarimex với giá hợp lý.
Tập đoàn thực phẩm này cũng công bố việc ký biên bản ghi nhớ hợp tác thành lập liên doanh với Vinamilk sản xuất nước giải khát, kem với thương hiệu dự kiến Vibev. Tuy nhiên, cả Kido và Vinamilk đến nay chưa công bố kế hoạch cụ thể thành lập Vibev.
Ông Trần Lệ Nguyên bán gần hết vốn công ty chứng khoán cho một cá nhân
Sau khi chuyển nhượng 17% cổ phần của Chứng khoán Rồng Việt cho một nhà đầu tư cá nhân, ông Trần Lệ Nguyên chỉ còn giữ 1% vốn tại doanh nghiệp mình đang làm chủ tịch.
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam VDS cho biết quyền sở hữu 17 triệu cổ phiếu Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDS) của ông Trần Lệ Nguyên đã hoàn tất chuyển nhượng trong ngày 3/4. Bên nhận quyền sở hữu khối cổ phần trên là một cá nhân tên Nguyễn Xuân Đô.
Trước đó, Chủ tịch Chứng khoán Rồng Việt Trần Lệ Nguyên đăng ký bán khối cổ phần trên với mục đích giảm tỷ lệ sở hữu. Sau giao dịch trên, ông Nguyên chỉ còn nắm 1% vốn và không còn là cổ đông lớn của công ty mình đang làm chủ tịch.
Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Đô, người vừa mua lại 17 triệu cổ phần từ tay ông Nguyên sẽ trở thành cổ đông lớn của Chứng khoán Rồng Việt và đủ điều kiện tham gia HĐQT doanh nghiệp.
Tính theo thị giá 6.300 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch 3/4, ông Nguyên có thể đã thu hơn 100 tỷ đồng từ việc chuyển nhượng khối cổ phần trên.
Đáng chú ý, cuối tháng 12/2019, doanh nhân này đã bán 17 triệu cổ phiếu Chứng khoán Rồng Việt. Như vậy, chỉ trong 3 tháng, từ vị trí cổ đông lớn nhất tại công ty chứng khoán này với tỷ lệ sở hữu 35%, ông Nguyên đã thoái gần như toàn bộ vốn của mình tại doanh nghiệp.
Chủ tịch HĐQT Chứng khoán Rồng Việt Trần Lệ Nguyên. Ảnh: KDF.
Ông Trần Lệ Nguyên sinh năm 1968. Ông cùng với anh trai của mình là ông Trần Kim Thành đồng sáng lập Công ty Kinh Đô, nay là tập đoàn Kido.
Ông Nguyên hiện giữ chức phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Kido trong khi ông Thành làm chủ tịch HĐQT. Tại Tập đoàn Kido, ông Trần Lệ Nguyên là cổ đông lớn nhất với 14% cổ phần.
Sau khi bán mảng bánh kẹo cho Mondelez, Kido hiện kinh doanh hai ngành hàng chính là kem với các thương hiệu Merino, Celano và dầu ăn với các nhãn hàng Tường An, Vocarimex.
Ngoài vai trò Chủ tịch VDSC và Tổng giám đốc Tập đoàn Kido, ông Nguyên còn là thành viên HĐQT của nhiều doanh nghiệp khác như Tập đoàn Thiên Long, Tổng công ty Dầu thực vật Việt Nam, Công ty Dầu thực vật Tường An, Công ty Thực phẩm Đông lạnh Kido.
Việt Đức
Trở lại mảng bánh và ngành dầu ăn khởi sắc, Kido ước lợi nhuận quý III tăng 141% Sản phẩm bánh trung thu Kingdom sẽ đóng góp vào doanh thu 2020 của Kido khoảng 160 tỷ và lợi nhuận 36 tỷ đồng. Cả Dầu thực vật Tường An và Vocarimex đều ước lợi nhuận quý III tăng mạnh. Kido ước lãi trước thuế 9 tháng đạt 338 tỷ đồng, vượt 3% kế hoạch năm. Tập đoàn Kido (HoSE: KDC) thông báo...