“Lách luật” quan họ hội Lim vẫn thản nhiên xin tiền
Năm nay, theo quy định của ban tổ chức Lễ hội Lim, một trong những nội dung cụ thể sẽ được áp dụng là không nhận tiền của du khách ở bất cứ hoàn cảnh nào, tuy nhiên các liền anh liền chị vẫn mặc nhiên hát và xin tiền của du khách.
Lễ hội Lim (Tiên Du – Bắc Ninh) năm nay đã chính thức khai hội vào hôm qua 21/2, thu hút hàng vạn du khách thập phương, dù thời tiết có phần bất lợi do mưa phùn kéo dài và trời rét đậm.
Từ 7 giờ sáng hàng nghìn du khách đã có mặt tại lễ hội
Du khách tham quan lễ hội thắp hương tại chùa
Mặc dù Tỉnh Bắc Ninh và ban tổ chức Lễ hội Lim đã đưa ra quyết định cấm mọi hành vi ngửa nón xin tiền khi hát quan họ trong lễ hội Lim, tuy nhiên, mặc cho quy định các liền anh, liền chị vẫn mặc nhiên mời “du khách thập phương có tấm lòng ủng hộ bông hoa, để chúng em thêm phần ấm áp cống hiến những làn điệu hay nhất” (!?) Vấn đề này thực sự là một việc làm gây tổn hại đến hình ảnh của một lễ hội truyền thống, hơn nữa đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại.
“Du khách thập phương có tấm lòng ủng hộ bông hoa, để chúng em thêm phần ấm áp cống hiến những làn điệu hay nhất”
Khác với mọi năm, do có lệnh “cấm” cho nên những liền anh, liền chị có phần khéo léo hơn, thay vì ngửa nón quai thao ra để xin tiền của du khách, năm nay các liền chị bê các khay trầu, khay nước để mời du khách và sau đó thản nhiên lấy tiền và cho vào “hầu bao”.
Video đang HOT
Mặc nhiên mời trầu xin tiền dù có luật cấm
Thản nhiên lấy tiền cho vào “hầu bao”
Hầu như không có sự chen lấn trong lễ hội năm nay
Để quan họ Bắc Ninh là một di sản đúng nghĩa với định nghĩa của Di sản văn hóa của UNESCO, “ là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của họ“, việc cấm việc ngửa nón xin tiền của các liền anh, liền chị, nên chăng phải được thực hiện một cách nhanh chóng và triệt để lễ hội lớn như lễ hội Lim sẽ là nơi lưu giữ tinh hoa văn hóa truyền thống.
Theo Dantri
Sẽ không có màn quan họ ngả nón xin tiền ở Hội Lim 2013
Hôm nay (21/2, tức 12 tháng Giêng), đến hẹn lại lên, quan khách lại về đồi Lim ở huyện Tiên Du, Bắc Ninh, chơi hội quan họ.
Quan họ ngửa nón nhận tiền trong hội Lim 2012
Sở VHTTDL tỉnh Bắc Ninh cho biết đã tổ chức ký giao ước 4 bên để không còn cảnh "quan họ ngửa nón xin tiền".
Đẹp lòng khách đến chơi nhà
Như một lời giao ước ngầm, trong những ngày đầu xuân năm mới, người dân Bắc Ninh cũng như du khách khắp nơi lại về với hội Lim, với những câu mời chào đầy ý nhị và chan chứa tình người của liền anh, liền chị quan họ Bắc Ninh: "Mỗi khi khách đến chơi nhà/đốt than quạt nước pha trà/trà này ngon lắm người ơi/mỗi người một chén cho tôi vừa lòng"...
Hội Lim 2013 chính thức diễn ra trong hai ngày 21 và 22/2 (tức ngày 12 và 13 tháng Giêng) tại 3 xã thuộc tổng Nội Duệ xưa, nay là thị trấn Lim, xã Nội Duệ và xã Liên Bão. Đến hôm qua, không khí tưng bừng, náo nhiệt đã diễn ra ở thị trấn Lim với cờ, hoa, băng rôn, khẩu hiệu, bảng, biển... khắp nơi. Các đình, đền, chùa đều tổ chức tế lễ dâng hương theo nghi lễ truyền thống cùng các trò chơi dân gian như đu tiên, vật truyền thống, bịt mắt bắt dê, đập niêu, chọi gà, tổ tôm điếm, thi cờ người, hát quan họ tại các lán trên đồi Lim, hát tại cửa đình, cửa chùa, dưới thuyền... Tối 12 tháng Giêng sẽ có những canh hát quan họ cổ tại nhà các nghệ nhân ở các làng như Lũng Giang, Lũng Sơn, Duệ Đông, Đình Cả, Lộ Bao...
Theo ông Nguyễn Văn Phong - Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Bắc Ninh, năm nay tỉnh cũng như sở đã quan tâm, sát sao đến các hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống, đặc biệt là hát quan họ. Trước ngày hội Lim, những sự kiện nghệ thuật diễn ra sôi nổi như thi hát đối đáp dân ca quan họ Bắc Ninh - 150 bài do Sở đứng ra tổ chức vào ngày 19/2, hay tại thị trấn Lim đã diễn ra tục kết chạ giữa hai làng Diềm và Hoài Thị...
Nghệ nhân Nguyễn Thừa Kế năm nay 94 tuổi, ở thôn Duệ Đông, thị trấn Lim, người từng tham gia hát trong lễ hội Lim từ năm 1938, cho rằng mấy năm gần đây, hội Lim đã giảm dần sự nhếch nhác, bẩn thỉu, lộn xộn.
"Những trò chơi mang tính dân gian, nét đẹp truyền thống của những ngày đầu xuân như tổ tôm điếm, đu quay, lễ vật, đặc biệt hát quan họ cổ được chú trọng là điều tôi thấy rất phấn khởi và vui mừng. Tuy nhiên, cũng nhân đây tôi xin nói, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường, nạn ăn xin, quy hoạch lộn xộn vẫn chưa được khắc phục nhiều lắm"- cụ Kế nói.
Ban tổ chức cho biết, năm nay, những trò chơi điện tử, những trò chơi ăn tiền như ném vòng, bắn súng... cũng được hạn chế, và không cho các quầy hàng kinh doanh điện tử có sử dụng âm thanh, loa máy gây ảnh hưởng không khí chung của lễ hội. Các quầy hàng dịch vụ được Ban tổ chức đưa sang hẳn khu Đồng Chuông - khu đất mới bên kia quả đồi để tránh ảnh hưởng đến các lán hát quan họ của liền anh, liền chị.
Nghiêm cấm xin tiền
"Một trong những nội dung chỉ thị được nhấn mạnh là tại hội năm nay sẽ nghiêm cấm mọi hình thức liền anh, liền chị ngửa nón nhận tiền. Sở đã thành lập 2 đoàn kiểm tra để tăng cường công tác kiểm tra và xử lý vi phạm. Chúng tôi cũng yêu cầu tất cả các nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp của tỉnh Bắc Ninh như Nhà hát Dân ca quan họ, Trung tâm Văn hóa tỉnh, Trường Trung cấp nghệ thuật... nghiêm cấm nhận tiền dưới mọi hình thức.
Tôi hy vọng rằng năm nay việc sẽ có chuyển biến vì chúng tôi đã làm rất quyết liệt, nhưng đó là mong muốn chủ quan của các cơ quan chức năng thôi, còn có thể chấm dứt hoàn toàn hay không thì đợi sau hội mới có thể khẳng định" - ông Nguyễn Văn Phong chia sẻ.
Còn ông Nguyễn Mạnh Hùng - quyền Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Tiên Du cho biết, hội năm nay có nhiều điểm mới, đó là tại các lán hát trên đồi sẽ không được phép sử dụng loa máy mà chỉ được sử dụng âm thanh tại sân khấu và hát dưới thuyền ở mức độ cho phép vừa phải để không làm ảnh hưởng đến không gian lễ hội.
Còn hiện tượng ngả nón xin tiền thì tỉnh, huyện cũng xác định đó là một hình ảnh không đẹp, nên đã có buổi họp ký cam kết không ngả nón nhận tiền giữa 4 bên là phòng văn hóa, trung tâm văn hóa huyện, chủ tịch UBND xã, chủ nhiệm câu lạc bộ tại các làng. Với các địa điểm hát quan họ tại nhà cũng sẽ giao cho chủ nhiệm câu lạc bộ của xã và chủ nhà có một bản cam kết như vậy.
Nghệ nhân Nguyễn Năng Địch (xóm Trùng, thôn Lũng Giang, thị trấn Lim) với già nửa thế kỷ chứng kiến lễ hội Lim, cho biết: "Năm nay đã có sự thay đổi tư duy về công tác tổ chức, lễ hội sẽ không còn xu hướng thương mại hóa nữa, ví dụ như những trò cờ bạc bịp, trò chơi điện tử... đã được hạn chế tối đa. Thứ hai là việc ngả nón nhận tiền có thể sẽ không còn nữa, một phần nào đó nét đẹp truyền thống của ông bà ta đã được trả lại.
Lễ hội trước, tôi chứng kiến chuyện khách kẹp mấy tờ tiền 2.000 đồng và một tờ 200.000 đồng, khi đưa mặt 2.000 ra, người trên thuyền hát quan họ không giơ nón, nhưng khi đưa mặt 200.000 thì họ nhận ngay. Nhìn thấy điều đó mà tôi thấy đau lòng, nhưng năm nay nghe tin Ban tổ chức quyết liệt xử lý nạn này, tôi mừng vui lắm".
Điểm nhấn của hội Lim năm nay là phần rước lễ quy mô lớn hơn mọi năm. 4 làng của xã Nội Duệ bao gồm Nội Bao, Đình Cả, Duệ Nam, Duệ Khánh với khoảng 800 người của các dòng họ tập trung rước sắc, báo công xuất phát từ làng Lộ Bao về làng Đình Cả vào ngày 13 tháng Giêng.
Theo xahoi
Sưu tầm làn điệu Quan họ cổ Nhằm gìn giữ và lưu truyền cho các thế hệ mai sau những bài bản, giọng điệu lề lối Quan họ cổ, UBND tỉnh Bắc Ninh đã chính thức phê duyệt Dự án "Sưu tầm một số bài Quan họ cổ của các nghệ nhân Bắc Ninh". Theo đó, Dự án sẽ thống kê các nghệ nhân Quan họ, xây dựng cơ sở...