“Lách” luật bằng mũ bảo hiểm dành cho… người cưỡi ngựa
Một số đơn vị sản xuất vừa bị phát hiện có hành vi “lách” luật hòng qua mặt cơ quan chức năng, “biến tấu” ra loại mũ bảo hiểm (MBH) dành cho… người cưỡi ngựa, người đi bộ.
MBH dành cho người cưỡi ngựa và đi bộ bày bán trên thị trường được làm bằng nhựa cứng và lót một lớp vải, không có lớp đệm hấp thụ xung động. Loại mũ này được bán với mức giá vài trăm nghìn đồng – đây là mức giá khá cao, tương đương và cao hơn giá thành của các loại MBH hợp quy chuẩn.
Loại mũ này có chất lượng nhựa khá tốt, kiểu dáng giống với mũ thời trang, có lưỡi trai. Bên trong mũ nhà sản xuất ghi rõ “dành cho người cưỡi ngựa và đi bộ”. Tuy nhiên, hiện loại mũ này đang được giới kinh doanh bày bán cho người đi mô tô, xe máy đê thay thê MBH.
Nhiều loại mũ không phải MBH được bán cho người đi mô tô, xe máy
Theo cơ quan chức năng, đây rõ ràng là một hành vi “lách” luật nhằm qua mặt lực lượng chức năng. Khi bị kiểm tra, người bán và nhà sản xuất đưa ra lý lẽ là mũ đã ghi rõ dành cho người cưỡi ngựa và đi bộ, bởi thế những người có nhu cầu mua thì họ bán chứ họ không bán MBH kém chât lượng.
Được biết, loại mũ này được sản xuất theo quy chuẩn dành cho người cưỡi ngựa và đi bộ, nên việc “lách” luật này chưa có chế tài để xử lý nhà sản xuất và người kinh doanh.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Khương Kim Tạo – Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia – cho biết: “Loại nhựa làm mũ dành cho người cưỡi ngựa rất tốt và có khả năng chống đâm xuyên, nhưng do bên trong mũ không có lớp đệm hấp thụ xung động nên không có tác dụng bảo vệ khi tai nạn gây chấn thương sọ não, vì vậy cần liệt mũ dành cho người cưỡi ngựa vào danh sách loại mũ không phải MBH để xử phạt đối với người cố tình sử dụng loại mũ này khi tham gia giao thông”.
“Việc quản lý, kiểm tra do các cơ quan quản lý thị trường, cơ quan kiểm định chất lượng thực hiện. Còn việc xử lý theo tôi không cần phải tuân theo chế tài nào cả, bởi mũ không phải MBH là phải xử phạt (mũ cối, mũ nhựa…), bởi nếu nói là không có chế tài để phạt người đội mũ nhựa loại này thì tại sao lại phạt người đội mũ cối? Khi đưa vào danh sách mũ không phải MBH thì sẽ hạn chế được các hành vi “lách” luật của người sản xuất và người bán” – ông Tạo nói.
Video đang HOT
Cũng theo ông Tạo, việc phạt vào thời điểm nào, cách phạt như thế nào thì các cơ quan chức năng và cơ quan chuyên môn sẽ có những cuộc làm việc và tập huấn cụ thể để làm cho đúng về pháp luật.
“Lưu ý rằng tuyệt nhiên không lấy việc xử phạt làm nền tảng, làm mục đích. Việc phạt chỉ để nhắc nhở đối với những người hiểu biết nhưng cố tình vi phạm” – ông Tạo cho biết thêm.
Trong một diễn biến liên quan đến MBH, sau hơn 1 tháng triển khai chương trình đổi MBH không hợp quy lấy MBH hợp quy được triển khai ở nhiều tỉnh, thành phố và đã thu được những kết quả tốt.
Theo đó, cơ hơn 120.000 chiếc MBH được đổi và tiêu hủy. Số các đơn vị sản xuất MBH tham gia chương trình đổi mũ ban đầu từ 2 doanh nghiệp nay tăng lên 10 doanh nghiệp. Việc đổi mũ cũng bắt đầu chuyển từ khu vực dân cư sang khu vực trường học.
Cơ quan quản lý thị trường – Bộ Công thương đánh giá hiện không còn tràn lan các điểm bán MBH rởm trên vỉa hè, lòng đường như trước. Trong quá trình kiểm tra xử lý MBH không hợp quy chuẩn, cơ quan này cũng phát hiện một số hành vi “lách” luật, tự ý tăng giá để quy đổi MBH cho người dân và đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Theo Dantri
Hà Nội: Hơn 3.000 ôtô sang tên đổi chủ trước giờ G
Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC67), Công an TP.Hà Nội cho biết, trong 12 ngày đầu tháng 4, số lượng xe ôtô trên địa bàn đã được sang tên đổi chủ là 3.223 chiếc, tăng gấp 4 lần so với 12 ngày trước đó.
Theo Trung tá Đinh Thanh Thảo - Đội trưởng Đội Quản lý xe PC67, số lượng xe ôtô đăng ký những ngày qua tăng đột biến. "Chúng tôi đã phải tăng cường lực lượng lên gấp 2 lần để tiếp nhận hồ sơ, làm ngoài giờ hành chính nhằm thực hiện đăng ký cho phương tiện của người dân trong những ngày này. Lượng người đến làm thủ tục đăng ký đông nhất vào các giờ cao điểm hàng ngày là từ 9h-11h sáng và chiều là từ 2h-3h30." - Trung tá Thảo cho hay.
Thống kê của Đội quản lý xe trong 12 ngày đầu tháng 4 (từ 1/4 - 12/4), đã có 3.223 xe ôtô đăng ký sang tên đổi chủ, tăng gấp 4 lần so với 12 ngày cuối tháng 3; trong khi đó số lượng xe ôtô đăng ký mới cùng thời gian này chỉ có 1.167 chiếc.
Phòng tiếp nhận hồ sơ đăng ký phương tiện tại 86 Lý Thường Kiệt sau giờ cao điểm vẫn rất đông người đến sang tên đổi chủ xe
Liên quan đến vấn đề sang tên đổi chủ phương tiện trong những ngày qua, theo một số ý kiến gửi về Dân trí cho biết do lượng người quá đông và quá tải nên cơ quan đăng ký phương tiện phải "khất" nhiều trường hợp và hẹn lịch giải quyết sau 15/4.
Về việc này, Trung tá Thảo khẳng định: "Phòng PC67 quán triệt quan điểm là giải quyết hết các hồ sơ trong ngày và không để xe tồn, trừ các trường hợp giấy tờ không đầy đủ, hồ sơ chưa hoàn tất thì mới phải hẹn sau ngày 15/4, những trường hợp này cũng được các tổ công tác hướng dẫn việc bổ sung thêm các loại chứng từ cần thiết để người dân không phải đi lại nhiều".
Cũng theo Trung tá Thảo, việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký sang tên đổi chủ được kiểm tra, đối chiếu kỹ giấy chứng nhận đăng ký hoặc biển số xe, chứng từ chuyển nhượng, chứng từ lệ phí trước bạ, chữ ký và con dấu của công an cấp xã trong giấy khai đăng ký sang tên xe; kiểm tra đối chiếu số khung, số máy thực tế của xe với bản cà số khung, số máy lưu trong hồ sơ gốc của xe và giấy khai đăng ký sang tên đổi chủ.
Công tác tiếp nhận hồ sơ được tăng cường, PC67 cho biết quan điểm là không để xe tồn trong ngày
Trong khi người sử dụng ô tô nườm nượp đến các điểm đăng ký phương tiện để chuyển quyền sở hữu thì với xe máy - đối tượng phương tiện cũng nằm trong quy định xử phạt cùng hành vi, việc sang tên đổi chủ cũng được triển khai đồng thời nhưng số lượng người đến đăng ký không đông.
"Việc đăng ký xe tăng so với trước, nhưng số lượng mô tô, xe máy sang thực hiện thủ tục tên đổi chủ trong những ngày gần đây ít hơn ôtô. Lí do là vì giấy tờ chuyển nhượng ít hơn, cùng với đó việc đăng ký được thực hiện ngay tại 29 quận/huyện của TP.Hà Nội." - Trung tá Thảo cho biết thêm.
Nhìn nhận việc người dân đi dồn dập đi đăng ký phương tiện trong những ngày gần đây, Đội trưởng Quản lý xe PC67 cho rằng do người dân chờ giảm phí trước bạ. Bởi, với chính sách giảm 50% thuế của Chính phủ thì đó vừa là động lực vừa là cơ hội để người dân thực hiện quy định sang tên đổi chủ cho phương tiện nhằm bảo vệ quyền sở hữu của mình.
Theo đánh giá của lãnh đạo Phòng PC67, chưa bao giờ việc sang tên đổi chủ đối với phương tiện lại thuận lợi như hiện nay, mọi thủ tục được quy định và hướng dẫn rất cụ thể, công tác đăng ký phương tiện nhanh chóng hơn, thuế trước bạ cũng đã được giảm...
Việc giảm phí trước bạ đã tạo động lực cho người dân đi sang tên đổi chủ phương tiện
Có thể nói, cho đến thời điểm này Bộ Công an đã bảo lưu thành công quan điểm xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định. Dẫu rằng vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều vẫn còn sức nóng để tranh luận, nhưng việc áp phạt của Bộ này không vì thế mà lùi thời hạn hoặc xem xét lại.
Như vậy, Bộ Công an sẽ tiến hành áp dụng xử phạt hành chính hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định trên toàn quốc, quy định này bắt đầu được thực thi từ ngày mai 15/4.
Quỳnh Anh
Theo dân trí
Sang tên đổi chủ xe: Cò mồi "trúng quả" đậm! "Trọn gói" 6 triệu đồng/xe, cà số khung số máy 500.000 đồng/xe, lắp biển số 400.000 đồng/xe... Đó là những con số đã được giới "cò" mồi "định giá" ngay tại các điểm đăng ký phương tiện tại Hà Nội nhiều ngày nay. Do hoạt động đăng ký "sang tên đổi chủ" trước ngày áp phạt 15/4 tăng cao nên đã tạo cơ...