Lách lệnh trừng phạt, hàng chục quốc gia vẫn làm ăn với Triều Tiên
Một báo cáo mới được công bố gần đây cho thấy gần 50 quốc gia trên thế giới vẫn có quan hệ thương mại với Triều Tiên bất chấp các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc nhằm vào Bình Nhưỡng.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thị sát một nhà máy chế biến khoai tây của Triều Tiên (Ảnh: AFP)
Theo Straitstimes, Viện nghiên cứu Khoa học và An ninh Quốc tế ngày 5/12 đã công bố báo cáo mới nhất trên trang web của cơ quan này, trong đó cho biết có tổng cộng 49 quốc gia đã vi phạm các nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhằm vào Triều Tiên từ tháng 3/2014-9/2017. Danh sách này bao gồm những nước là đối tác thương mại hàng đầu của Triều Tiên như Trung Quốc, Đức, Brazil, Ấn Độ và Pháp.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng có 13 quốc gia, bao gồm Angola, Cuba, Mozambique, Tanzania, Iran, Sri Lanka, Myanmar và Syria, đã có quan hệ về quân sự với quân đội Triều Tiên. Theo báo cáo, một số nước đã được Triều Tiên hỗ trợ huấn luyện quân sự trong khi một số nước khác nhập khẩu hoặc xuất khẩu khí tài quân sự cho Bình Nhưỡng.
Các tác giả của báo cáo này đã phân tích dữ liệu về thương mại của Triều Tiên trong 3 năm rưỡi qua do Ban Xuất khẩu Liên Hợp Quốc cung cấp. Báo cáo cho biết ngoài các nước là đối tác thương mại lớn với Triều Tiên, 44 trong số 49 quốc gia đã vi phạm các biện pháp trừng phạt theo nhiều cách khác, như tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bình phong của Triều Tiên hay nhập khẩu hàng hóa, khoáng sản trong diện bị cấm của nước này.
Ngoài ra, 20 quốc gia bị phát hiện có liên quan đến việc giúp các tàu chở hàng đến và đi khỏi Triều Tiên bằng nhiều cách, như gắn lại cờ trên tàu hay thay đổi đăng ký quốc gia của tàu để che giấu nguồn gốc xuất xứ.
Video đang HOT
Hải quan Trung Quốc kiểm tra các xe tải chở hàng qua khu vực biên giới với Triều Tiên (Ảnh: AP)
Trong những tháng gần đây, một số nước đã tuyên bố dừng quan hệ làm ăn với Triều Tiên, trong đó Ấn Độ và Singapore thông báo sẽ chấm dứt toàn bộ giao thương với Bình Nhưỡng trong năm nay. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn hoài nghi về hiệu quả thực sự của các biện pháp trừng phạt trong việc kiềm chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên.
Mặc dù vậy, báo cáo của Viện nghiên cứu Khoa học và An ninh Quốc tế cho rằng sức ép quốc tế cũng có tác dụng nhất định với Triều Tiên. Theo báo cáo, Uganda gần đây đã trục xuất các quan chức Triều Tiên về nước sau nhiều năm tiếp nhận các chương trình huấn luyện quân đội và cảnh sát từ Bình Nhưỡng. Đại sứ Triều Tiên tại một loạt quốc gia Trung Đông, châu Âu và Nam Mỹ cũng đã bị trục xuất, trong khi một số nước quyết định cắt quan hệ ngoại giao và thương mại với Bình Nhưỡng.
Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất với Triều Tiên, cũng nhất trí sẽ tăng cường trừng phạt Bình Nhưỡng theo đề nghị của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Số liệu thống kê của hải quan Trung Quốc gần đây cho biết kim ngạch xuất khẩu từ Triều Tiên sang Trung Quốc trong tháng 10 giảm 62%, khoảng 90 triệu USD. Theo Bloomberg, số liệu này cho thấy Trung Quốc có thể đã dừng nhập khẩu các mặt hàng chủ chốt từ Triều Tiên như than đá, chì, nhôm, sắt, kẽm hoặc đồng.
Thành Đạt
Theo Dantri
TQ đóng cửa đường nối Triều Tiên với phần còn lại của thế giới
Trung Quốc mới đây đã đóng cửa cây cầu duy nhất nối liền Triều Tiên, vài ngày sau khi hãng hàng không Air China tạm thời ngừng bay đến Bình Nhưỡng.
Cây cầu nối liền Triều Tiên và Trung Quốc.
Theo Express, quyết định ngừng bay từ Trung Quốc đến Triều Tiên được thông báo là do thiếu hụt lượng khách cần thiết.
Quan chức hãng hàng không Air China ở Bắc Kinh nói với Reuters rằng, hoạt động thương mại với Triều Tiên đang "không đạt được kỳ vọng".
Kể từ sau vụ thử hạt nhân của Triều Tiên hồi tháng 9, lượng khách du lịch Trung Quốc đến Bình Nhưỡng đã giảm mạnh.
Simon Cockerell, người điều hành công ty du lịch trụ sở ở Bắc Kinh nói, lợi nhuận thu được từ các tour đi Triều Tiên đã giảm 50% so với năm ngoái.
Mới đây nhất, Trung Quốc đã đóng cửa cây cầu duy nhất nối với Triều Tiên ở cầu ở Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết, cây cầu bị đóng cửa tạm thời cho đến khi việc sửa chữa hoàn tất.
Trung Quốc đã tạm ngừng khai thác đường bay sang Triều Tiên.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc không nói rõ thời điểm đóng cửa, khoảng thời gian thực hiện hay ảnh hưởng đến việc đi lại trên đường bộ và đường sắt.
Cầu Hữu Nghị dài gần 1.000 m, kết nối trung tâm công nghiệp nhẹ Sinuiju của Triều Tiên và Đan Đông, Trung Quốc. Bắc qua sông Áp Lục, cầu có cả tuyến đường sắt và đường bộ.
Khoảng 80% hoạt động giao thương và đi lại của người dân Trung Quốc và Triều Tiên diễn ra trên cây cầu này. Lần gần nhất cầu Hữu Nghị ngưng hoạt động là năm 2015 khi một phần đường bị sập.
Giới quan sát cho rằng việc đóng cửa cây cầu là động thái phản ứng của Trung Quốc cam kết thực hiện các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
Sun Xingjie, một chuyên gia tại Đại học Jilin, Trung Quốc, đánh giá việc đóng cửa cầu Hữu Nghị có thể là "một cái cớ ngoại giao thông minh".
"Trung Quốc đã có tính toán khi nói đóng cửa cây cầu để sửa chữa, hơn là khiến Triều Tiên cảm thấy ê chề vì lệnh trừng phạt. Điều này giữ thể diện cho cả hai nước", ông Sun nói.
Đây được coi là 2 tuyến đường chính thức duy nhất nối liền Triều Tiên với thế giới bên ngoài. Hồi tháng 10, Nga mở lại tuyến phà chở hàng đến Triều Tiên nhưng lưu lượng vận chuyển thấp.
Theo Danviet
Triều Tiên lên tiếng sau khi bị Mỹ liệt vào danh sách tài trợ khủng bố Triều Tiên hết sức giận giữ và cáo buộc Mỹ "gây hấn nghiêm trọng" sau khi Washington đưa nước này vào danh sách tài trợ khủng bố. Truyền thông Hàn Quốc đưa tin về Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Theo News.com.au, Triều tiên coi đây là "hành động gây hấn nghiêm trọng" của Mỹ và...