“Lạc vào xứ Oz” ảo diệu và thần tiên
Nếu bạn muốn một lần lạc vào thế giới khác ảo diệu và thần tiên, “Oz the Great and Powerful” là sự lựa chọn hàng đầu.
Năm 1939, Wizard of Oz ra mắt khán giả. Ở thời điểm đó, bộ phim không thành công lắm về mặt thương mại khi chỉ thu về hơn 3 triệu $ (~62,5 tỷ VND) với kinh phí gần 2,8 triệu $ (~58,3 tỷ VND). Bù lại, phim được giới phê bình hết lời khen ngợi, nhận 6 đề cử Oscar và thắng 2 giải trong số đó. Tới khi Wizard of Oz phát trên truyền hình lần đầu tiên vào năm 1956, khán giả mới nhiệt liệt hưởng ứng. Sau đó hằng năm, vào mỗi dịp lễ, bộ phim lại được phát lại. Wizard of Oz trở thành một tên tuổi kinh điển mỗi khi người ta nói về lịch sử điện ảnh thế giới.
Vào năm 1985, Walt Disney đã làm Return to Oz – một phần sau không chính thức của Wizard of Oz. Rất tiếc, Return to Oz đã thất bại về doanh thu và nhận được phản ứng lẫn lộn từ giới phê bình. Và gần 30 năm qua đi, Disney lại một lần nữa mạo hiểm đưa xứ Oz trở lại màn ảnh lớn bằng một số tiền đầu tư khổng lồ: 215 triệu $ (~4.479,1 tỷ VND).
Oz the Great and Powerful đặt thời điểm trước những sự kiện xảy ra trong Wizard of Oz. Bộ phim là câu chuyện về Oscar Diggs, ảo thuật gia đào hoa, mưu mẹo của một gánh xiếc rong. Anh tình cờ lạc đến Oz qua một cơn lốc xoáy lạ, trong lúc cố gắng thoát khỏi những rắc rối do chính bản thân gây ra. Oscarđến xứ sở này đúng lúc nó đang gặp hỗn loạn và làm quen với Evanora, Theodora, Glinda – 3 chị em phù thủy xinh đẹp. Với tính cách của mình, khi được tôn vinh như vị cứu tinh của xứ Oz, Oscar tự vướng vào hàng đống rắc rối không thể lường trước. Nhưng cũng từ đây, anh phát hiện ra những khả năng tiềm ẩn trong bản thân mình.
Giống như những câu chuyện thần tiên khác, Oz the Great and Powerful có một cốt truyện khá dễ đoán. Phim không có quá nhiều bất ngờ nhưng được dẫn dắt rất tốt. Đó là nhờ Sam Raimi – đạo diễn của bộ ba Evil Dead và Spiderman – đã cân bằng các tình tiết hợp lý. Đan cài trong phim là những câu thoại rất thông minh và hài hước. Ngoài ra, Oz the Great and Powerful còn có nhiều chi tiết nho nhỏ mang ẩn dụ thú vị và gợi liên tưởng đến tác phẩm năm 1939.
Oz the Great and Powerful thu hút khán giả bởi việc tạo ra một thế giới mang đậm chất thần tiên, kì ảo và rực rỡ. Đây là một phần thừa kế rất tốt từ bản phim năm 1939. Thay thế những trường quay được dựng bằng mô hình và đồ vật thật, phần phim mới sử dụng nhiều phông nền và kỹ xảo vi tính, vừa tăng tính ảo diệu, vừa thêm phần sinh động mà trông vẫn rất thật. Việc sử dụng 3D trong phim phải nói là hoàn hảo.
Oz the Great and Powerful có khá nhiều nhân vật. Và tất nhiên, nổi bật nhất là Oscar Digg, ảo thuật gia – phù thủy vĩ đại của xứ Oz. Quá trình Oscar trưởng thành từ một gã đào hoa, lăng nhăng trở thành vị cứu tinh của xứ Oz là mô-típ quen thuộc. Nhưng nhờ được xây dựng và phát triển tốt, khán giả sẽ không cảm thấy nhàm chán. Lần thứ 4 Sam Raimi hợp tác cùng James Franco hẳn nhiên đã mang đến thành công này.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tuyến nhân vật phản diện của phim lại có chút mờ nhạt. Rachel Weisz và Milla Kunis đều là những diễn viên rất tài năng, nhưng đất điễn của họ khá ít, chỉ đủ để thể hiện trọn vai.
Oz the Great and Powerful là một trong những phim hay nhất của Sam Raimi. Nó hội đủ những yếu tố cần có của một câu chuyện cổ tích: lung linh, huyền ảo và đầy những tiếng cười. Nếu bạn muốn một lần lạc vào thế giới khác màu nhiệm, Oz the Great and Powerful là sự lựa chọn hấp dẫn nhất trong năm nay.
Đạo diễn: Sam Raimi
Diễn viên: James Franco, Milla Kunis, Rachel Weisz, Michelle Williams
Thể loại: Phiêu lưu / Giả tưởng
Phân loại: PG-13
Theo kenh14
Phim hành động ngoại lệ "cưỡng đoạt" trái tim khán giả
Cùng tìm hiểu về "Taken 2" và giành lấy cơ hội nhận một trong những phần quà thú vị từ phim.
Trong số những nhà làm phim người Pháp thành danh hiện nay, có thể nói Luc Besson là đạo diễn đa-di-năng và gần gũi với Hollywood nhất. Không chỉ trực tiếp đạo diễn, ông còn chấp bút viết kịch bản hoặc sản xuất rất nhiều dự án khác. Ý tưởng táo bạo, độc đáo nhưng do kinh phí đầu tư thấp, quy mô chỉ thuộc dạng trung bình nên một số phim của ông chưa thành công như mong đợi. Ví dụ điển hình gần đây như Colombiana, Lockout, From Paris with Love đều làm không tới khiến chất lượng chỉ dừng ở mức thường thường.
Tuy nhiên, trong vô số tác phẩm mà Luc Besson tham gia lại có những ngoại lệ nhất định. Taken chính là ngoại lệ của ngoại lệ. Với kinh phí thực hiện vỏn vẹn 25 triệu $ (~521,1 tỷ đồng) nhưng Taken đã thu về tới gần 227 triệu $ (~4.731,8 tỷ đồng) trên toàn thế giới và trở thành hiện tượng ở thể loại phim hành động trong năm 2009. Bộ phim cũng tạo nên bước ngoặt trong sự nghiệp của nam diễn viên Liam Neeson. Vai cựu điệp viên CIA Bryan Mills để lại rất nhiều thiện cảm trong lòng khán giả, thậm chí còn tạo dựng nên một hình tượng người anh hùng không bao giờ chịu lùi bước, không bao giờ chịu từ bỏ, sẵn sàng làm tất cả vì gia đình.
Taken là trường hợp hy hữu khi mà ý kiến của khán giả và giới phê bình hoàn toàn bất đồng. Trong khi các nhà phê bình điện ảnh chê bai thậm tệ thì người xem thông thường lại ủng hộ hết mình. Điều này càng có lợi khi Taken 2 được ra mắt.
Phong cách cũng như cốt truyện của phần 2 không có gì khác so với phần 1. Điểm khác duy nhất chỉ là bối cảnh và thay vì câu chuyện người bố giải cứu cho con gái thì lần này cả gia đình Bryan Mills (Liam Neeson) đều tham gia vào vụ án. Trong chuyến du lịch tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, Bryan Mills và vợ bị một tổ chức tội phạm tấn công bất ngờ. Họ bị bắt cóc để chờ đưa về Albania nhằm trả thù cho cái chết của người thân trong phần 1. Được sự giúp đỡ của cô con gái Kim (Maggie Grace), Bryan trốn thoát và bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm vợ.
Không vội vàng, tham lam, kịch bản Taken 2 dành hẳn ra 20 phút đầu tiên để sắp đặt câu chuyện. Trong quãng thời gian đó, hầu như chẳng có lấy một cảnh hành động, ly kỳ nào. Bộ phim phát triển hai đường dây chính song song: cuộc sống của gia đình Bryan Mills và âm mưu của băng nhóm người Albania. Nhưng kể từ sau đó trở đi, người xem không có giây phút nào thảnh thơi rời mắt khỏi màn ảnh.
Cuộc truy tìm, giải cứu người thân của Bryan Mills diễn ra kịch tính, nghẹt thở không ngừng nghỉ. Trường đoạn Bryan bị bắt cóc và trường đoạn Maggie giúp anh trốn thoát được thực hiện mẫu mực. Mọi kỹ năng chiến đấu, sinh tồn đều được Bryan Mills đem ra sử dụng triệt để. Những đòn tấn công bằng tay chân, những pha đấu súng ít màu mè mà chủ yếu chú trọng đến hiệu quả, thực dụng. Đây chính là điểm mấu chốt khiến khán giả say mê Taken.
Đáng tiếc, đạo diễn Olivier Megaton chỉ đạo phần hành động kém xa người đồng nghiệp Pierre Morel. Quá nhiều cảnh cận, cách camera di chuyển và phần dựng phim chưa hợp lý khiến người xem rất khó tập trung theo dõi.
Trong Taken 2, do Bryan là người bị bắt cóc, thay vì Kim như phần trước, nên ít nhiều sự lo lắng của người xem dành cho số phận nhân vật đã giảm đi đáng kể. Trong tiềm thức, phần đông khán giả đều nghĩ rằng anh sẽ an toàn. Cảm giác bất an, rờn rợn, đôi lúc tuyệt vọng đến cùng cực đã mất đi cho dù người vợ vẫn bị giam giữ đến phút cuối cùng.
Thời gian ngắn, bối cảnh trải dài trong thành phố nên việc cả hai phần tồn tại nhiều chi tiết vô lí là điều khó tránh khỏi. Bù lại diễn biến trong phim quá nhanh nên chúng ta gần như có thể bỏ qua những tình tiết này, một điều bình thường trong phim hành động, đặc biệt đối với Taken.
Mùa phim thu thường hiếm các tác phẩm giải trí thuần túy nên Taken 2 được coi là "của hiếm" vào thời điểm này. Tuy kém hơn so với phần 1 nhưng nếu bạn là fan của thể loại hành động, bạn không thể bỏ quaTaken 2.
Đạo diễn: Olivier Megaton
Diễn viên: Liam Neeson, Maggie Grace
Thể loại: Hành động / Hình sự / Tâm lý
Cưỡng đoạt 2 vẫn đang được công chiếu tại các rạp trên toàn quốc.
Theo TTVN
"Step Up 4" - Cuộc cách tân của những vũ điệu Trừ nội dung bao phần như một và chẳng đọng lại được bao nhiêu, hình ảnh và vũ đạo trong "Step Up Revolution" mang tính giải trí cao mà không kém nghệ thuật. Theo dòng thời gian, điện ảnh ngày càng phát triển cả về mặt công nghệ, kỹ thuật làm phim lẫn khâu sáng tác nội dung. Khán giả hiện nay đòi...