Lạc vào rừng trúc sào ở Bản Phường – Cao Bằng
Ở xóm Bản Phường, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, có một rừng trúc trùng điệp, xanh mướt vừa kỳ bí vừa lãng mạn nên cực kỳ thu hút khách du lịch trong những năm gần đây.
Nằm trong địa phận Vườn Quốc gia Phja Oắc – Phja Đén, huyện Nguyên Bình, rừng trúc sào xóm Bản Phường cách thành phố Cao Bằng khoảng gần 80 km và cách thị trấn Nguyên Bình khoảng 40 km. Theo đường quốc lộ 34, du khách cũng có thể chiêm ngưỡng những khu rừng trúc uốn lượn, bao bọc xung quanh.
Khi đặt chân tới đây, bạn sẽ cảm nhận được không khí thiên nhiên trong lành hòa lẫn mùi hương tự nhiên của từng lá trúc, khiến tâm hồn con người trở nên thư thái hơn.
Nằm trong địa phận Vườn Quốc gia Phja Oắc – Phja Đén, huyện Nguyên Bình, rừng trúc sào xóm Bản Phường cách cách thành phố Cao Bằng khoảng gần 80 km và cách thị trấn Nguyên Bình khoảng 40 km.
Bạn Hương Giang (Hà Nội), người có niềm đam mê xê dịch, cho biết chỉ cần sắp xếp được công việc là bạn lại lên đường. “Mình là nhân viên văn phòng, công việc cũng nhiều áp lực, mình thích rời khỏi thành phố bộn bề đến chỗ bình yên để chữa lành tâm hồn. Rừng trúc ở Cao Bằng mình được bạn bè giới thiệu. Khi xem những bức hình, mình rất thích và đã thu xếp công việc để lên đường. Quả thật, khung cảnh ở đây khiến mình phải vỡ òa, thậm chí cảm giác bạn đứng tại khu rừng này còn đẹp hơn rất nhiều ảnh trên mạng”, Hương Giang chia sẻ.
Thời điểm lý tưởng nhất để chiêm ngưỡng rừng trúc là vào những ngày nắng đẹp, trời xanh cao và khô ráo. Những tia nắng len lỏi qua các tán lá, rọi xuống mặt đất làm tăng thêm phần huyền ảo nơi cánh rừng tươi tốt.
Khu rừng có diện tích 40ha chỉ nguyên trúc sào mà không trộn lẫn bất kỳ loài cây nào khác. Hàng nghìn cây trúc cao vút, vươn mình như chạm đến tận mây trời. Hình ảnh những cây trúc uốn lượn, nghiêng mình bao bọc quanh con đường nhỏ mang một vẻ cuốn hút đến lạ lùng. Càng đi sâu vào rừng, du khách càng cảm nhận được sự trong lành, mát mẻ của thiên nhiên miền sơn cước.
Thời điểm lý tưởng nhất để chiêm ngưỡng rừng trúc là vào những ngày nắng đẹp, trời xanh cao và khô ráo.
“Tại sao giờ mình mới biết đến rừng trúc này nhỉ, nó thật sự đẹp. Mình cùng các bạn dạo quanh rừng trúc, vừa được thư giãn lại còn thỏa sức sáng tạo với các góc check-in đầy ấn tượng. Sự mộc mạc, hoang sơ của rừng trúc Bản Phường đã chiếm trọn trái tim mình rồi”, Lan Anh, một khách du lịch, bộc bạch.
Được biết, xóm Bản Phường, xã Thành Công, có 57 hộ, hơn 200 nhân khẩu, nhà khá thưa thớt, nơi có các dân tộc Dao Tiền, Dao Đỏ, Tày và Nùng cùng sinh sống. Do đó, đến đây du khách có thể tìm hiểu về đời sống, phong tục tập quán của bà con dân tộc thiểu số. Những năm trở lại đây, rừng trúc có nhiều khách du lịch ghé thăm, người dân trong xóm tự nhắc nhở nhau không khai thác bừa bãi mà giữ gìn cảnh quan để khu rừng luôn tươi xanh, phát triển.
Video đang HOT
Hàng nghìn cây trúc cao vút, vươn mình như chạm đến tận mây trời.
Anh Nông A Lư, người dân ở Bản Phường cho biết: “Nếu ai đã từng xem phim cổ trang thì chắc hẳn khung cảnh này giống hệt như trên vô tuyến. Nơi đây gần như chưa bị bàn tay con người can thiệp, nên vẫn giữ những nét nguyên sơ ban đầu. Ngày nay, khách du lịch biết đến rừng trúc nhiều hơn, mong rằng cơ quan chức năng sẽ triển khai và khai thác du lịch đúng với tiềm năng sẵn có của rừng trúc Bản Phường, để không chỉ khách du lịch trong nước mà du khách ngoài nước cũng được biết tới nơi đây”.
Anh Lư chia sẻ thêm, ở huyện Nguyên Bình các xã trồng nhiều trúc nhất là Thành Công, Triệu Nguyên, Minh Tâm, Ca Thành, Thể Dục… Trên địa bàn, một số xưởng chế biến, sản xuất đồ dùng từ nguyên liệu trúc, tre thường xuyên tổ chức thu mua trúc sào của bà con, để đưa ra thị trường những sản phẩm được khách hàng trong nước và quốc tế ưa chuộng như bàn ghế trúc, chiếu trúc và các loại đồ gia dụng khác.
Mục tiêu tới năm 2025 của huyện Nguyên Bình sẽ nâng tổng diện tích trúc sào lên 2.500 ha, quản lý, chăm sóc sao cho hiệu quả và bảo vệ diện tích trồng mới.
Rừng trúc Bản Phường nằm trong tuyến du lịch phía Tây “Khám phá Phja Oắc – Vùng núi của những đổi thay” của Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, nên khi du khách đến với huyện Nguyên Bình, có thể tham gia “săn mây” trên đỉnh Phja Oắc, thăm đồi chè Kolia, trang trại cá hồi, tham quan các cánh rừng trúc, rừng thông cổ thụ và tìm hiểu văn hóa dân tộc Dao Tiền ở xóm cổ Hoài Khao…
Mục tiêu tới năm 2025 của huyện Nguyên Bình sẽ nâng tổng diện tích trúc sào lên 2.500 ha, quản lý, chăm sóc sao cho hiệu quả và bảo vệ diện tích trồng mới. Hiện nay, huyện cũng đã và đang khai thác dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm từ những rừng trúc sào tự nhiên như điểm ngắm cảnh trải nghiệm vườn trúc sào tại xóm Bản Phường, khu du lịch Phia Oắc – Phia Đén…
Đến với Nguyên Bình, du khách cũng có thể thăm quan các địa danh nổi tiếng khác của tỉnh Cao Bằng như: Thác Bản Giốc, Đèo Mã Phục, Hồ Thang Hen, Núi Thủng… hay trải nghiệm cùng bà con thu hoạch lúa nếp, hái hạt dẻ và xem cách làm miến dong – đặc sản nổi tiếng ở Cao Bằng.
Những cánh rừng trúc đầy mê hoặc ở Cao Bằng
Không nhiều du khách biết rằng, ở Cao Bằng còn có những khu rừng trúc xanh mát, đẹp nao lòng người.
Càng khám phá Cao Bằng càng khiến du khách ngỡ ngàng và thêm phần lưu luyến trước những cảnh sắc mà tạo hóa đã ưu ái ban cho vùng đất này. Một trong những nét đẹp ít được chú ý tại đây chính là các cánh rừng trúc đẹp như tranh vẽ.
Toàn tỉnh Cao Bằng có hơn 3.400 ha trúc, trong đó có hơn 1.600 ha đã cho khai thác. Ảnh: Cao Bằng Hóng.
Rời thành phố Cao Bằng tầm 100 km hướng đến Lũng Pán, huyện Bảo Lạc, du khách sẽ được lạc vào mê cung sắc xanh của những hàng trúc bạt ngàn, sừng sững rợp bóng hai bên đường như đang vẫy gọi chào đón.
Chạy dọc theo đường quốc lộ 34, du khách có thể chiêm ngưỡng những khu rừng trúc uốn lượn bao quanh. Ảnh: Phạm Thu Trang.
Rừng trúc thuộc địa phận Lũng Pán được xem là nơi trồng nhiều trúc bậc nhất Việt Nam để khai thác sử dụng, theo thời gian đã dần trở thành một điểm du lịch hấp dẫn.
Nhìn từ xa, hình ảnh những cây trúc uốn lượn, nghiêng mình bao bọc quanh con đường nhỏ mang một vẻ cuốn hút đến lạ lùng.
Con đường thêm phần trữ tình dưới sự tô điểm của hàng cây trúc bên đường. Ảnh: Bùi Hoài.
Càng đi sâu vào bên trong, hàng ngàn cây trúc hiện ra ngày một dày đặc, đều tăm tắp hai bên lối đi càng làm tăng thêm nét trữ tình, thơ mộng cho cánh rừng trúc. Không khí trong lành hòa lẫn mùi hương tự nhiên của từng lá trúc xanh mơn mởn và gốc cây rắn chắc khiến tâm trí khách tham quan thêm phần thư thái.
Càng vào sâu, trúc càng dày đặc như một mê cung. Ảnh: Phạm Thu Trang.
Vào những ngày nắng, trời xanh cao và khô ráo là thời điểm lý tưởng nhất để chiêm ngưỡng rừng trúc cũng như săn tìm các bức ảnh đẹp. Những tia nắng trên đỉnh đầu len lỏi lọt qua các tán lá, rọi xuống mặt đất làm tăng thêm phần huyền ảo nơi cánh rừng tươi tốt.
Rừng trúc Lũng Pán được nhiều bạn trẻ mê xê dịch ghé thăm trên hành trình khám phá Cao Bằng. Ảnh: Phạm Thu Trang.
Bên cạnh khu vực Lũng Pán, cánh rừng trúc thuộc địa phận Nguyên Bình cũng là điểm đến lý tưởng để khám phá vẻ đẹp của trúc.
Rừng trúc xóm Bản Phường, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình phủ xanh cả một không gian với hàng nghìn cây trúc cao vút, vươn mình như chạm đến tận mây trời.
Rừng trúc Nguyên Bình hoang sơ và ấn tượng không kém Lũng Pán. Ảnh: Cao Bằng Hóng.
Sự trong lành, mát mẻ miền sơn cước hiện lên qua từng con đường xuyên qua các gốc trúc. Chốc chốc, một cơn gió thổi qua mang đến một tổ hợp âm thanh giữa tiếng xào xạc của lá cây, đệm thêm tiếng chim hót, nghe thật yên bình và thư thái đến lạ.
Du khách thỏa sức chụp ảnh với không gian vắng lặng và thanh bình ở trong rừng. Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn.
Dạo quanh rừng trúc, du khách không chỉ được thư giãn hòa mình với thiên nhiên mà còn có thể thỏa sức sáng tạo với các góc check-in đầy ấn tượng.
Mặt trời rọi những tia nắng len lỏi xuyên xuống khu rừng xanh mát. Ảnh: Cao Bằng Hóng.
Chẳng quá tráng lệ, hùng vĩ, những cánh rừng trúc ở Cao Bằng chiếm lấy cảm tình của du khách bởi sự mộc mạc, hoang sơ và không gian yên bình, xanh trong hiếm có. Dù không quá nổi tiếng nhưng chắc chắn một chuyến đi ngắn đến với Lũng Pán hay Nguyên Bình sẽ đem lại nhiều kỷ niệm khó quên cho du khách.
Mê mẩn trước những thác nước đẹp ở Việt Nam Việt Nam sở hữu rất nhiều thác nước tuyệt đẹp, được du khách trong và ngoài nước mê mẩn. Dưới đây là 5 thác nước ở Việt Nam được du khách hết lời ngợi khen: Thác Bản Giốc (Cao Bằng) Thác Bản Giốc là thác nước tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á và nằm trong top 6 thác nước đẹp nhất thế...