Lạc vào kiến trúc vĩ đại của người La Mã
Sân vận động Domitian là một trong những kiệt tác kiến trúc vĩ đại của người La Mã. Nó được xây dựng vào thế kỷ 1 sau công nguyên.
Sân vận động Domitian từng được sử dụng là nơi thi đấu các môn thể thao của Hy Lạp và chạy đua.
Nó là một phần của khu phức hợp các công trình hoàng gia được xây dựng theo lệnh của hoàng đế Titus Flavius Domitianus hay còn gọi là Domitan (năm 51 – 96 sau công nguyên) tại Campo Marzio, Rome.
Công trình này nằm liền kề nhà tắm Agrippa và ở phía Bắc của Nhà hát Pompey.
Hoàng đế Domitian cho người xây dựng sân vận động Domitian vào năm 86. Công trình này được cho là có thể được xây dựng trên nền móng của một kiến trúc bằng gỗ sử dụng cho mục đích tương tự.
Sân vận động Domitian có sức chứa khoảng 15.000 – 20.000 người. Thiết kế sân vận động này khá giống với đấu trường La Mã.
Công trình hình chữ U này có chiều dài khoảng 200 – 250m, rộng hơn 70m.
Khi đấu trường La Mã bị đóng cửa để sửa chữa trong khoảng thời gian dài từ năm 217 – 228, các trận so tài của võ sĩ giác đấu được tổ chức ở sân vận động Domitian.
Video đang HOT
Hiện nay, quảng trường Piazza Navona là một trong những không gian công cộng đẹp nhất ở Italy, được xây dựng trên một phần đất của sân vận động Domitian.
Sau khi bị lãng quên trong nhiều thế kỷ, Navona đã được cải tạo thành quảng trường với các tòa nhà bao quanh và các đài nước tráng lệ… vào thế kỷ 15.
Ngày nay, sân vận động Domitian là một trong những điểm đến hấp dẫn khách du lịch nhất ở Rome, Italy.
Tâm Anh
Theo Kiến thức
1001 thắc mắc: Bãi đá cổ Tiya nằm ở đâu, vì sao khiến giới khoa học 'đau đầu'?
Bãi đá cổ huyền bí với tảng đá khổng lồ có khắc biểu tượng thanh kiếm khiến các nhà nghiên cứu quốc tế "đau đầu" trong nhiều thập niên qua.
Nằm gần thị trần Tiya là ở miền Nam đất nước Ethiopia, bãi đá cổ Tiya là một di chỉ khảo cổ học khiến các nhà nghiên cứu quốc tế "đau đầu" trong nhiều thập niên qua.
Vào tháng 4/1935, một tảng đá khổng lồ có khắc biểu tượng thanh kiếm, đã được phát hiện trong một chuyến thám hiểm của đoàn khảo cổ Đức tại Ethiopia. Cư dân địa phương gọi đây là tấm bia Yegran Dingay, được khắc trên đá grannit.
Ngoài thông tin có liên quan đến người cai trị vương quốc Adal cổ xưa, các nhà nghiên cứu từ đó đến nay chưa hé mở được thêm nhiều điều bí ẩn về những phiến đá Yegran Dingay.
Trong gần 100 năm, nhiều phiến đá khác đã được phát hiện tại Ethiopia nhưng nguồn gốc và ý nghĩa của chúng vẫn chưa thể được giải thích.Những tảng đá nguyên khối cao hơn 5 mét ở nhiều nơi được tập kết về khu vực Tiya, nơi có sẵn rất nhiều những tảng đá khắc mang hình thù bí ẩn.
Tại đây có gần 50 tảng đá, 22 trong số đó khắc biểu tượng gấu Tiya, trong khi những tảng còn lại khắc các hình thù đa dạng gồm con người, vũ khí và biểu tượng.
Ý nghĩa của các ký hiệu này vẫn chưa được các nhà nghiên cứu giải mã. Được biết, còn khoảng gần 100 tảng đá khác nằm rải rác tại các vùng khác nhau thuộc Ethiopia.Qua thống kê, các di tích Yegran Dingay được phân làm 3 loại:
Loại Anthropomorphic trông giống như những hình người bằng đá được tạc theo phong cách trừu tượng. Những Anthropomorphic được tìm thấy khắc họa hình ảnh dáng người đang đứng, đang chống hông hoặc đang tỳ cằm lên bàn tay.
Loại thứ hai Phalic: là các tảng đá nguyên khối có chiều cao trong khoảng 4-5 mét và được khắc hình đa dạng từ động vật, thực vật cho tới đồ dùng sinh hoạt.
Loại cuối cùng Non-Phalic: là những trụ đá cao, mỏng hơn so với 2 loại trên và thường được khắc lên đó hình thù vũ khí.
Bãi đá khắc huyền bí được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới
Có ít nhiều sự liên hệ giữa các tảng đá Yegran Dingay với các chiến binh cổ xưa. Ở gần khu vực bãi đá Tiya từng phát hiện một số hài cốt có niên đại vào khoảng thế kỷ 14. Đây không phải những người đã tạo nên Yegran Dingay nhưng dường như các chiến binh này đã tìm đến Tiya và sử dụng bãi đá như địa điểm cắm quân tạm thời.
Được xác định niên đại vào khoảng giữa thế kỷ thứ 10 và 15, bãi đá khắc huyền bí này đã cho thấy từng có một nền văn hóa cổ xưa phát triển rực rỡ tại Ethiopia. Mỗi tảng đá đều được xem như một tác phẩm nghệ thuật và được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Địa điểm bãi đá Tiya kết hợp với nhiều Di sản Thế giới khác bao gồm Axum, Lalibela, Công viên Quốc gia núi Semien, Lâu đài Fasiledes, Thung lũng sông Awash,Thành phố thần thánh Harar, đều thuộc các nền văn minh cổ đại tại Ethiopia. Đáng tiếc, nền khảo cổ học của quốc gia này vẫn còn nhiều hạn chế để có thể khám phá ra các bí ẩn.
Bãi đá cổ Sapa nằm ở đâu?
Nằm tại thung lũng Mường Hoa ở ba xã Hầu Thào, Sử Pán và Tả Van huyện Sapa, tỉnh Lào Cai (Việt Nam). Bãi đá cổ có diện tích khoảng 8 km và nằm cách trung tâm thị trấn Sapa chừng 8km về phía Đông Nam.Bãi đã cổ Sapa có gần khoảng 200 khối đá với những hoa văn khác nhau và kỳ dị. Đó là một di chứng cho thấy sự xuất hiện của loài người ở Việt Nam từ rất sớm.
Bãi đá cổ Sa Pa được nhà khảo cổ người Pháp gốc Nga Victor Goloubev của trường Viễn Đông Bác Cổ phát hiện vào năm 1925.
Những hoa văn rất kỳ lạ và có nhiều hình dạng khác nhau: Bậc thang, chữ viết, con đường... Có những dãy hình tròn khá giống với mặt trời biểu hiện của sự sống hay hình nam nữ đang giao phối thể hiện cho sự sinh sôi nảy nở và những kẻ hình kỳ dị.
Bãi đá cổ Sa Pa được nhà khảo cổ người Pháp gốc Nga Victor Goloubev của trường Viễn Đông Bác Cổ phát hiện vào năm 1925. Một số học giả Việt Nam cũng tham gia vào giải mã các hình vẽ bí ẩn ở các bãi đá cổ, nhưng có có lời giải xác thực nhất.
Hiện nay bãi đá cổ Sapa đã được xếp hạng là di tích quốc gia, là một di sản văn hóa quý giá của dân tộc. Đến nay bãi đá được phát hiện cũng khoảng hơn 100 năm. Đây cũng là địa điểm thu hút rất nhiều khách trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng cũng như nguyên cứu.
Top 5 di tích cổ đại bí ẩn còn sót lại trên thế giới
Quần thể Kim Tự Tháp Giza cùng với tượng Nhân Sư Sphinx
Chính là công trình gắn liền với nền văn minh Ai Cập cổ đại. Tổng thể di tích bao gồm 3 Kim Tự Tháp, trong đó Kim Tự Tháp lớn nhất có chiều cao lên tới 145,75 m.
Các Pharaoh Ai Cập đã xây dựng nên Kim Tự Tháp với mục đích trở thành nơi an nghỉ cho cuộc sống vĩnh hằng của chính mình. Mặc dù được xây dựng từ khoảng thế kỷ 26 TCN, tuy nhiên công trình Kim Tự Tháp Giza và tượng Nhân Sư Sphinx tồn tại cho đến ngày nay và trở thành công trình duy nhất còn sót lại trong số bảy kỳ quan thế giới cổ đại.
Tượng người trên đảo Phục Sinh.
Đảo Phục Sinh được nhà thám hiểm người Hà Lan Jacob Roggeveen phát hiện vào ngày chủ nhật diễn ra lễ Phục Sinh năm 1722 vì thế nó được đặt tên là đảo Phục Sinh. Đảo thuộc vùng biển Đông Nam Thái Bình Dương nay thuộc quyền sở hữu của đất nước Chile. Điều tạo nên vẻ kỳ bí của đảo Phục Sinh chính là các bức tượng người bằng đá khổng lồ có tên Moai, ước tính đã có thời gian tồn tại khoảng 6000 năm.
Các bức tượng nằm rải rác trên đảo được cho là thuộc về nền văn minh của bộ lạc RapaNui sinh sống trên đảo. Hiện nay các nhà khoa học đã tiến hành đào bới và phát hiện các bức tượng trên đảo Phục Sinh còn có phần thân dưới rất lớn bị chôn vùi. Hi vọng trong tương lai bí ẩn về những bức tượng trên đảo Phục Sinh - một trong những bí ẩn lớn nhất của nhân loại sẽ có lời giải đáp.
Nằm trên ngọn đồi vùng Wiltshire của nước Anh. Công trình bao gồm những khối đá có kích thước lớn được xếp thành vòng tròn, có khoảng 30 khối đá đứng thẳng được nối với nhau bằng các thanh ngang, ở giữa là 5 cặp khối đá cũng được nối tương tự.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bãi đá cổ Stonehenge được xây dựng vào khoảng thế kỷ 19 TCN. Có rất nhiều giả thuyết xung quanh bãi cổ Stonehenge, trong đó có cả những giả thuyết liên quan đến người ngoài hành tinh xây dựng. Tuy nhiên tất cả đều chưa có bằng chứng khoa học xác đáng, và đây vẫn là một trong những di tích cổ đại bí ẩn nhất mà khoa học vẫn đang bỏ ngỏ đáp án.
Thuộc về nền văn minh Inca - một trong những nền văn minh phát triển rực rỡ trong lịch sử nhân loại. Tọa lạc trên một ngọn núi đồ sộ thuộc dãy Andes, pháo đài từng là nơi sinh sống của hàng ngàn người dân Inca, trong khu di tích có các điện thờ, đền đài và cả những chiếc tháp sừng sững.
Năm 1911, pháo đài từng bị lãng quên trong lịch sử này được nhà khảo cổ học Hiram Bingham khám phá ra và cho đến nay thu hút được rất nhiều sự quan tâm của thế giới.
Thành phố cổ Lagunita của người Maya.
Nền văn minh của người Maya luôn là một trong những dấu hỏi bí ẩn nhất thôi thúc các khoa học khám phá. Một trong những tinh hoa họ để lại cho hậu thế chính là những công trình kiến trúc,di chỉ, biểu tượng kỳ lạ. Thành phố cổ Lagunita chính là một trong những tàn tích còn sót lại của người Maya.
Nằm ở bang Campeche thuộc bán đảo Yucatan, thành phố cổ Lagunita ẩn mình trong khu rừng rậm bởi sự lãng quên của thời gian. Thành phố của người Maya tồn tại vào những năm 1000 - 600 TCN. Trong quần thể di tích, các nhà khảo cổ còn phát hiện thấy có đầy đủ các công trình kim tự tháp, thành quách, nhà cửa, chứng tỏ trong quá khứ thành phố này từng rất phồn thịnh.
Theo tienphong.vn
Huyền Không Sơn Thượng, ngôi chùa đặc biệt ở xứ Huế thân thương Với kiến trúc độc đáo cùng với nét hoang sơ huyền bí, chùa Huyền Không Sơn Thượng đã trở thành điểm đến du lịch tâm linh nổi tiếng của xứ Huế. Từ trung tâm thành phố, vượt qua cầu Trường Tiền đi về phía chùa Thiên Mụ, qua Văn Thánh, men theo con đường nhỏ đi lên núi Chằm, du khách sẽ bị...