Lạc vào Jaisalmer xứ mơ
Với 1,3 tỷ dân, phương tiện đi lại chủ yếu từ vùng này đến vùng khác của người dân Ấn Độ là những chuyến tàu.
Hệ thống tàu lửa ở Ấn thuộc vào loại bận rộn nhất thế giới, một ga tàu như Varanasi mỗi ngày có đến 230 chuyến tàu ghé qua vài phút để trả và đón khách. Và cũng chưa ở đâu trên thế giới này, vé tàu rẻ như ở đây. Một vé tàu nằm hạng thường từ Delhi đi Jasaimer, mất 18 tiếng.
Một màu vàng của đá sa thạch phủ khắp thành phố, từ những di sản, công trình kiến trúc của lịch sử đến những ngôi nhà của người dân.
Jaisalmer là thành phố cuối cùng của bang Rajasthan nằm trên sa mạc Thar rộng lớn ở phía Tây Bắc Ấn Độ. Thành phố này còn nổi tiếng với tên gọi “Golden City”. Và đúng như tên gọi, khi đặt chân xuống ga tàu ở Jaisalmer, một màu vàng của đá sa thạch phủ khắp thành phố, từ những di sản, công trình kiến trúc của lịch sử đến những ngôi nhà của người dân.
Là đất nước của những tôn giáo lại trải qua lịch sử nhiều biến động của những cuộc chiến tôn giáo giữa đạo Hindu và đạo Hồi nên Ấn Độ có một hệ thống di sản rất đặc biệt và trải rộng khắp đất nước. Tôn giáo nào cũng tranh giành sức ảnh hưởng nên di sản để lại đều rất đẹp và kỳ vĩ. Đạo Hindu nổi tiếng với những ngôi đền, đạo Phật ghi dấu ấn bởi những công trình chùa, còn Hồi giáo lại gây ấn tượng với những Thánh đường rộng lớn.
Ở Jaisalmer, pháo đài Golden Fort kỳ vĩ gây ấn tượng mạnh mẽ nằm ở trung tâm thành phố, nổi bật với màu vàng cát sa mạc. Pháo đài này được xây dựng từ năm 1156 dưới thời cai trị của vua Jaisal Rawal và đến nay vẫn được coi là một trong những pháo đài lớn nhất thế giới.
Ở những thời điểm khác nhau trong ngày, dù vẫn với màu vàng chủ đạo, nhưng màu sắc của Golden Fort cũng thay đổi theo ánh nắng mặt trời chiếu vào: có khi là màu vàng rực rỡ của ánh bình minh; khi vàng nâu xám xịt mỗi lúc mây đen kéo về, rồi đến màu vàng mật trong ánh hoàng hôn…
Video đang HOT
Khám phá sa mạc Thar trên lưng lạc đà là một trải nghiệm kỳ thú ở Jaisalmer.
Khác với những di sản ở Ấn và nhiều nơi trên thế giới, chỉ để khách du lịch chiêm ngưỡng, Golden Fort là một di sản “sống”, nơi sinh sống và kinh doanh của những cư dân thành phố. Bên trong pháo đài có các cửa hàng nhỏ bày bán những đồ thủ công mỹ nghệ, gấm vóc, thảm thêu tuyệt đẹp, hay các món đồ lưu niệm xinh xắn. Du khách vừa có thể dạo bước len lỏi trong pháo đài, vừa có thể chọn một quán cà phê có tầm nhìn đẹp để ngắm toàn thành phố nhờ vị trí đắc địa của Golden Fort.
Nhưng ở Jaisalmer không chỉ có Golden Fort tráng lệ như xứ sở cổ tích của “Ngàn lẻ một đêm” mà còn nổi tiếng với những chuyến hành trình vào sa mạc Thar trên lưng lạc đà.
Sa mạc Thar ở Jaisalmer là một kiểu bán sa mạc, tức là không chỉ là những đụn cát mênh mông mà vẫn có cây cối mọc, những bản làng của người dân sinh sống. Dọc đường thi thoảng có những đàn nai phóng vun vút; những đàn dê, cừu thong thả gặm cỏ; những chú công xòe cánh để thu hút bạn tình, những giống cây hoặc hoa dại mọc trên cát có hình thù rất bắt mắt.
Khi ánh mặt trời đỏ ối rồi khuất dần, bóng đêm bao trùm khắp sa mạc với những cơn gió lạnh buốt. Du khách được đưa đến một ngôi làng gần đó của dân bản địa để thưởng thức một show diễn kiểu truyền thống dân gian của người Rajasthan rồi mới quay về ăn tối, bên ánh lửa bập bùng của đống lửa giữa sa mạc.
Theo trí thức trẻ
Công viên quốc gia Thụy Sĩ Saxon
Công viên quốc gia Thụy Sĩ Saxon (Đức) nổi tiếng với những vách đá sa thạch hùng vĩ, đầy ngoạn mục phù hợp với những du khách thích leo núi, đi bộ đường dài.
Nằm ở phía đông nam thành phố Dresden, trên đường biên giới với Cộng hòa Séc, Công viên quốc gia Thụy Sĩ Saxon (bang Saxony) rộng khoảng 100km2, nằm giáp với Vườn quốc gia Thụy Sĩ Bohemian của Cộng hòa Séc. Nó thu hút sự chú ý bởi khung cảnh tuyệt vời, những con đường mòn đi bộ đường dài và diện tích rừng cổ thụ rộng lớn có tuổi đời hơn 100 năm.
Những vách đá sa thạch lởm chởm trong Công viên Thụy Sĩ Saxon (Ảnh: Flickr.com)
Bảo vệ động thực vật là ưu tiên hàng đầu nên việc cắm trại không được phép ở đây. Tuy vậy, du khách có thể khám phá công viên quốc gia này bằng những đường mòn quanh núi (dài khoảng 400km) hoặc 50 km đường xe đạp. Ở một số khu vực, du khách thậm chí còn được phép leo núi.
Du khách có thể lựa chọn đi xe đạp (Ảnh: Flickr.com)
Đi bộ theo các con đường mòn (Ảnh: Flickr.com)
Hoặc men theo các lối trên vách núi để khám phá công viên nổi tiếng này (Ảnh: Flickr.com)
Đến công viên, du khách sẽ ấn tượng mạnh với cây cầu đá Bastei cao hơn 194m trên sông Elbe, được hình thành nhờ một phần bởi sự xói mòn nước hơn 1 triệu năm trước đây. Các phiến đá lởm chởm, cao chót vót đã thu hút khách du lịch trong hơn 200 năm, và sau đó lần đầu tiên được liên kết với nhau bằng một cây cầu gỗ xây dựng vào năm 1824.
Cầu đá Bastei trong khung cảnh hùng vĩ của núi rừng (Ảnh: Flickr.com)
Phiên bản gốc này được thay thế sau đó vào năm 1851 bởi một cây cầu mới được làm bằng đá sa thạch, và vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Cầu đá Bastei là một phần của sa thạch núi Elbe, nằm trong phạm vi quốc gia công viên, và là khu bảo tồn đầu tiên trong khu vực năm 1938.
Dòng sông Elbe nhìn từ trên vách núi xuống (Ảnh: Flickr.com)
Nơi này còn được chọn là một trong những thiên đường mùa thu đẹp nhất thế giới (Ảnh: Flickr.com)
Theo trí thức trẻ
Bí ẩn về một thành trì tựa như "Vạn Lý Trường Thành" ở Ấn Độ Khoảng 84 km về phía bắc Udaipur, ở bang Rajasthan, phía tây Ấn Độ, pháo đài Kumbhalgarh là thành trì quan trọng thứ hai sau Chittorgarh ở khu vực Mewar. Được bao bọc trong dãy Araval với những đỉnh núi cao, pháo đài được xây dựng vào thế kỷ 15 bởi vua Maharana Kumbha và là một trong 32 pháo đài được xây...