Lạc vào cõi Tiên Sơn ở Thanh Hóa
Đến Tiên Sơn người ta quên hết ưu tư, muộn phiền, trút bỏ tham sân si để lạc vào cõi tiên. Vùng đất Vĩnh An ( Vĩnh Lộc) được phú cho hệ thống núi đá vôi cảnh quan tuyệt đẹp, quần thể hang động kỳ thú khiến du khách lâng lâng trước cảnh như mơ, như thực.
Vào cuối năm, những cơn mưa rả rích và tầng mây hạ thấp bao quanh vùng đất này. Cái lạnh len giữa mặt hồ đầy hoa súng càng làm cho cảnh vật thêm trầm mặc, hấp dẫn. Một cái gì đó thật là mong manh, khó diễn tả khiến cho ai cũng như muốn dừng lại, thở thật nhẹ vì sợ cảnh vật trước mắt có thể tan biến đi bất kỳ lúc nào. Chùa Linh Ứng nằm dưới chân núi Hang, quanh năm hương khói vờn trên nóc và lẩn khuất vào trong cái nhịp chảy trôi chầm chậm, lắng đọng. Một không gian thanh tịnh, bình an, dường như đã tách biệt cả vùng thắng tích này ra khỏi cuộc sống náo nhiệt bên ngoài.
Chùa Linh Ứng linh thiêng dưới chân núi Hang
Khi đã bước chân vào như đang được soi vào mặt gương phẳng lặng vô hình, khiến tâm hồn như cũng được gột rửa, vỗ về. Từ sân chùa, nhìn ra xung quanh, bao quát cả một vùng nước biếc non xanh ẩn hiện dưới màn mưa, một số ít đọng lại trên cánh hoa, thật là thi vị. Đầm nước rộng tới vài mẫu, mỗi độ sen bung nở, sắc hồng mong manh và tinh khôi như nhuộm cả lên nền trời cái sắc màu thiền tịnh. Thắp nén hương, nguyện cầu mọi tai ương sẽ qua đi, mọi sự an lành, trút bỏ bớt tham, sân, si dưới chân Phật và mở lòng đón nhận thanh âm cuộc sống.
Một Tiên Sơn ma mị nhìn từ trên cao
Động Tiên Sơn theo cách gọi của nhân dân trong vùng mới được phát hiện cách đây không lâu là một trong những hang động đẹp nhất xứ Thanh mà có người ví nó như là “Động Phong Nha thứ hai ở Việt Nam”.Như tên gọi của nó, Tiên Sơn giấu trong lòng nó một thế giới tiên cảnh, với vô số khối thạch nhũ lung linh, khắc họa nên những hình ảnh kỳ lạ để du khách thỏa sức tưởng tượng. Đó là giếng tiên trong vắt, mát lạnh được ví như những giọt sữa tiên chảy mãi không ngừng; là cung vua Thủy Tề nguy nga với đàn đá, phát ra âm thanh leng keng theo điệu nhạc khi du khách chạm vào; rồi hình ảnh Tiên ông, cung Tiên ông, các hình muông thú kỳ khác lạ… Ngoài ra, động Ngọc Kiều là một trong những động đẹp nằm trong quần thể danh thắng Kim Sơn. Đáng nói hơn, đây là động có không gian tương đối rộng (nền động dài 54m, rộng 17m) và hiểm trở. Nhờ vị thế và không gian của nó nên trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, động Ngọc Kiều từng là nơi trú quân và là nơi đặt xưởng quân giới sản xuất vũ khí cung cấp cho mặt trận. Đặc biệt, động có hình vòm trông như chiếc ô khổng lồ mở ánh sáng từ phía trên dọi xuống.
Động Tiên Sơn với nhiều hình thù kỳ bí
Trước cửa động từng đám cây thị dại núi đá chen nhau mọc, khoác cho cảnh sắc nơi đây một mầu xanh mướt mắt. Ở đây, bạn sẽ gặp những chú khỉ tinh nghịch treo mình trên vách đá, cành cây, vui đùa với nhau làm cho thiên nhiên thêm sinh động, xua đi cái sắc lạnh của núi đá dựng thành. Ngay cửa vào, Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát tọa thiền trên đài sen như muốn giúp con người rũ bỏ bụi trần, để bước vào một thế giới khác. Càng vào sâu bên trong, lòng hang dần mở rộng và có nhiều lối dẫn đi muôn ngả. Ta bắt gặp một mâm phật thủ khổng lồ do nhũ đá kết thành dễ đến triệu năm. Phật thủ lớn, bé như có bàn tay tiên bày đặt khéo léo, quả to ở dưới, quả nhỏ ở trên không thể đếm xuể, xen lẫn nào chuối, nào hổng, mùa nào thức ấy thơm nức cõi thần tiên. Khen cho tạo hóa khéo bày đặt mâm ngũ quả cho thỏa ý nguyện của con người để muôn đời nơi động ngọc lễ vật dâng trời, cúng Phật không lúc nào thiếu.
Từ giếng Tiên, lách mình qua những mê cung của nhũ đá ta đi xuống Thủy Cung. Tụt sâu xuống dưới động 12 mét, du khách sẽ được thăm cung vua Thủy Tề với những đàn đá, hình trai, hến, các loại cá và muôn vàn hình thù con vật được hình thành từ nhũ đá. Du khách bỗng nghe tiếng rì rào của thác Bạc óng ánh, nước tuôn trắng xóa xuống dòng suối.
Video đang HOT
Du khách trở về tuổi thơ tham gia cùng người dân nơi đây thu hoạch củ ấu
Tương truyền, đây là nơi những nàng Tiên hàng ngày thoát xiêm y để tắm gội và nô đùa. Những chiếc bồn tắm dùng cho vua và các tiên nữ được dát muôn ngàn viên ngọc châu với những nét hoa văn độc đáo được thiên nhiên kiến tạo. Du khách hãy trèo lên cung Tiên ông cao khoảng 14 mét. Cung Tiên ông có những cấu trúc lạ lùng với tượng Tiên ông cao 20m, xung quanh là voi chầu, sư tử phục cùng đội ngũ quan quân của xứ sở Thần Tiên, mỗi người một dáng vẻ khác nhau. Phần dưới của cung là cột trụ cao khoảng 25m, được chạm khắc nhiều hoa văn tinh tế do nhũ đá tạo thành. Cột trụ là biểu tượng cho sức mạnh và quyền uy của tiên giới.
Động tiên mở rộng vào trong tựa hồ cả phía trước là bầu trời cao lồng lộng. Ta choáng ngợp trước không gian kì vĩ. Không gian đó tựa như một bức tranh thủy mặc khổng lồ mà những danh họa bậc thầy của dòng tranh này cũng không vẽ nổi trước sự diệu kỳ do tạo hóa tạo tác nên. Đứng ở độ cao trung bình của động, trong ánh sáng điện lúc xa, lúc gần phóng tầm mắt xuyên thẳng bóng tối hư hư ảo ảo, trước mắt ta hiện ra cảnh núi sông, thiên nhiên hùng vĩ với muôn hình thù mà trí tưởng tượng của ta tha hồ phóng khoáng. Trong không gian tĩnh mạch, nghe có tiếng voi gầm, ngựa hí, họa mi hót lảnh lót, véo von, nghe như tiếng gió reo, sóng xô, thác đổ ngang trời. Một vùng hang động tựa hồ như sương, như khói…
Rời bức tranh thiên nhiên hùng vĩ ấy, rẽ phải và leo lên theo địa hình cao dần của động đá, bắt gặp bầy voi, với hàng chục con lớn bé do nhũ đá tạo tác tới mức hoàn hảo. Voi đứng, voi ngồi, con phủ phục, con vươn vòi, con đùa nghịch… với nhiều động thế khác nhau, voi bố, voi mẹ, voi con hết lại thành bầy đàn, có con đứng riêng lẻ… khi đi qua ta có cảm giác như bầy voi thần đang huơ hàng trăm cái vòi xinh xắn đón chào khách tới thăm.
Sau những phút giây tắm mình trong không gian đầy màu sắc huyền ảo, kỳ bí của Thiên Cung, Thủy Cung và cung Tiên ông, du khách trở ra trong tâm trạng lâng lâng, ngây ngất và không khỏi nuối tiếc khi chia tay với Tiên Sơn động. Theo đánh giá, giá trị về địa chất địa mạo của Tiên Sơn động không kém gì động Thiên Cung của thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) và động Phong Nha (Quảng Bình). Tuy nhiên những năm qua, địa phương vẫn chưa thể phát huy khả năng cho việc khai thác du lịch và bảo vệ tôn tạo. Vì thế danh thắng Tiên Sơn cần phải được quy hoạch, đầu tư một cách bài bản xứng tầm với cảnh sắc tuyệt đẹp tại đây.
Theo congly.vn
10 ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng ở Việt Nam bạn có thể đi vào dịp Tết 2019
Đi chùa đâu năm là một hoạt động không thể thiếu của mỗi người dân dịp Tết đến, xuân về. Phong tục này đã trở thành một trong những nét đẹp văn hoá tâm linh của người Việt Nam.
Và sau đây là 10 ngôi chùa đặc biệt nổi tiếng linh thiêng nhất bạn nên đi vào dịp Tết Nguyên Đán 2019.
Chùa một cột
Chùa Một Cột còn có nhiều tên gọi khác như Diên Hựu tự hay Liên Hoa Đài. Điểm đặc biệt của chùa chính là lối kiến trúc độc đáo với kết cấu bằng gỗ và một trụ cột duy nhất. Dù chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi chiến tranh và được trùng tu lại vào năm 1955 nhưng nhìn chung ngôi chùa hơn 1.000 năm tuổi này vẫn giữ được lối kiến trúc cũ. Không chỉ là biểu tượng của thủ đô Hà Nội, chùa Một Cột còn là niềm tự hào của người dân Việt Nam khi được xác lập là "Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á".
Chùa Hương
Chùa Hương (hay gọi là chùa Trong) nằm ở vị trí trung tâm của một quần thể văn hóa - tôn giáo gồm nhiều ngôi đền. Chùa thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Do nằm trong hang động Hương Tích, chùa Hương không sở hữu kiến trúc cầu kỳ mà chủ yếu là các công trình làm từ đá. Lễ hội chùa Hương diễn ra từ mùng 6 tháng Giêng đến khoảng cuối tháng 3 âm lịch. Đây cũng là thời điểm chùa đón số lượng khách hành hương đông nhất trong năm.
Chùa Đồng Yên Tử
Chùa Đồng còn có tên Thiên Trúc tự (chùa Cõi Phật), tọa lạc ở đỉnh cao nhất dãy Yên Tử (1.068m). Chùa Đồng (Yên Tử) đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là ngôi chùa đồng lớn nhất và nằm ở độ cao nhất cả nước. Đây cũng là ngôi chùa được xếp vào hàng độc đáo nhất trên thế giới, được ví như một "kỳ quan mới" tại khu danh thắng Yên Tử - hiện đang giữ rất nhiều kỷ lục mà không phải ai cũng biết.
Chùa Bái Đính
Quần thể chùa Bái Đính tọa lạc tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Ngôi chùa lớn nhất Việt Nam này cũng là chủ nhân của hàng loạt kỷ lục gồm chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á... Chùa sở hữu kiến trúc đậm nét truyền thống với nhiều khu gồm chùa Bái Đính cổ, chùa Bái Đính mới và các học viện Phật giáo, công viên bao quanh.
Chùa Côn Sơn
Chùa Côn Sơn (còn được gọi là Thiên Tư Phúc tự) được xây từ năm 1304 trên núi Côn Sơn, thuộc xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đây là một phần của quần thể di tích quan trọng thuộc khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc. Chùa đã được xếp hạng di tích đặc biệt quan trọng cấp quốc gia. Ngoài bề dày lịch sử, chùa Côn Sơn còn khiến nhiều du khách ấn tượng bởi kiến trúc cổ kết hợp hài hòa với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Lễ hội chùa Côn Sơn thường bắt đầu từ khoảng ngày 10 đến 22 tháng Giêng âm lịch.
Chùa Thiên mụ
Chùa Thiên Mụ (hay chùa Linh Mụ) nằm trên đồi Hà Kê là điểm đến quen thuộc của nhiều du khách khi đến Huế. Chùa được khởi lập từ năm 1601 và được trùng tu lại vào năm 1714. Chùa Thiên Mụ có nhiều công trình kiến trúc quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh... Bên cạnh đó, chiếc chuông nặng gần hai tấn có tên Đại Hồng Chung cũng là một dấu ấn rất riêng của chùa Thiên Mụ.
Chùa Linh Ứng
Chùa Linh Ứng Bãi Bụt Sơn Trà là ngôi chùa lớn nhất ở thành phố Đà Nẵng với quy mô hơn 20 ha. Đây là ngôi chùa nằm trong quần thể du lịch bán đảo Sơn Trà được xây dựng với sự kết hợp hài hòa giữa nét hiện đại và truyền thống của chùa Việt, hiện đang là điểm du lịch nổi bật của thành phố biển xinh đẹp này. Tượng Phật Bà Quan Thế Âm trên sân chùa Linh Ứng với chiều cao 67m, đường kính tòa sen 35m, tương đương tòa nhà 30 tầng đang được xem là bức tượng Phật cao nhất ở Việt Nam hiện nay.
Chùa Vĩnh Nghiêm
Tọa lạc tại quận 3, TP.HCM, chùa Vĩnh Nghiêm được khởi xây từ năm 1964 với diện tích khoảng 6.000 m2. Với sự pha trộn hài hòa giữa lối kiến trúc cổ điển của những ngôi chùa cổ miền Bắc và vật liệu, kỹ thuật hiện đại, chùa Vĩnh Nghiêm được xem là một trong những công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ XX. Ngoài ra, chùa Vĩnh Nghiêm còn có rất nhiều bức tượng phật bằng gỗ được điêu khắc tinh xảo.
Chùa Phước Hải
Chùa Phước Hải có tên gọi dân gian là chùa Ngọc Hoàng. Đây là một ngôi chùa được xây theo kiểu đền chùa Trung Hoa với mô típ trang trí rực rỡ. Chất liệu chủ yếu xây dựng chùa là gạch, mái lợp ngói âm dương, trang trí bờ nóc, góc mái bằng nhiều tượng gốm màu. Chùa Ngọc Hoàng thường đông nhất vào dịp lễ Vía Ngọc Hoàng diễn ra từ mùng 9 tháng Giêng. Nơi đây từng đón một vị khách đặc biệt là cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của ông vào tháng 5/2016.
Chùa Bà Thiên Hậu
Chùa Bà Thiên Hậu hay chùa Bà Bình Dương là ngôi chùa cổ nằm ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Không rõ về năm khởi xây, ngôi chùa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu này được tái tạo lại và biết đến rộng rãi hơn vào năm 1923 bởi một nhóm người Việt gốc Hoa. Chùa gồm ba dãy nhà với chính điện ở giữa. Kết cấu và trang trí mái ngói lẫn tường đều mang đậm lối kiến trúc của người Hoa. Nơi đây thường thu hút rất đông người đến lễ chùa, đặc biệt là vào lễ hội chùa Bà ngày rằm tháng Giêng.
Theo talkbeuty.vn
Lạc lối ở các điểm du lịch hấp dẫn của xứ Thanh Sắp bước vào kỳ nghỉ 4 ngày của Tết Dương lịch 2019, nhiều bạn boăn khoăn chưa biết đi đâu với chi phí hợp lý. Mảnh đất xứ Thanh có rất nhiều điểm đến hấp dẫn, thích hợp cho những chuyến khám phá thú vị, mang đến trải nghiệm tuyệt vời. Nằm trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc - tỉnh Thanh Hoá, Vĩnh...