Lạc vào chợ xe máy “nhái” ở Trung Quốc
Hàng trăm cửa hiệu nhỏ chen chúc nhau trong khoảng đất rộng nửa héc-ta. Dù có diện tích khiêm tốn nhưng các cửa hàng ở chợ xe máy Yichuan, Thượng Hải lại bán đủ thứ trên trời dưới bể.
Chợ xe máy Yichuan là “thiên đường” của những chiếc xe máy nhái. Trông chúng rất giống với những chiếc xe của Nhật hay là của bất cứ một thương hiệu nào khác.
Những chiếc xe nhái được “dựng” lên ngay tại chợ. Chỗ này người ta bán yên xe, chỗ kia bán ống xả, bộ đề, tay lái, đèn pha… Tất cả đều do người Trung Quốc làm ra.
Chiếc xe máy “nhái” Houda
Hai người đàn ông mặc vét kẻ, đi giày bóng loáng ghé vào cửa hiệu đầy bụi của ông chủ tên Wei. Một người chỉ tay vào chiếc xe máy sáng bóng bên ngoài và hỏi “bao nhiêu cái đó?”.
Ông Wei thò đầu ra ngoài. “Cái đó gần như mới. 2.000 NDT”. Một trong hai vị khách xem xét bộ phận đánh lửa. Anh ta ngồi thụp xuống và xem xét ống xả. “Có vẻ một trong những bộ phận của động cơ là cũ. Yên xe đã tã”.
Chủ hiệu đề nghị thay yên mới. Bộ phận giảm thanh được tút lại như mới. Và giá bán thì cũng được giảm. Trong vòng 20 phút và với 1.600 NDT, Sam – vị khách, tự hào là chủ nhân mới của chiếc xe Guangyang đã qua sử dụng. Ông Wei và Sam lôi xe sang cửa bên cạnh để lắp yên mới.
T hợ “lắp ráp” xe tại chợ
Video đang HOT
Không ai ở chợ biết rõ nơi này đã tồn tại bao nhiêu năm, song chợ xe máy Yichuan, Thượng Hải là một nơi rất nổi tiếng – một mê cung sôi động của tiếng kim loại, các bộ phận xe máy và phụ tùng. Bạn nên biết trước mình tìm kiếm cái gì song trong trường hợp không biết chắc mình muốn gì, bạn cũng có thể tìm ở đây.
Trợ lý của ông Wei, tự xưng là Jin nhún vai khi được hỏi trong cửa hiệu đang bán những gì. “Các anh muốn gì? Hãy nhìn rồi hỏi”.
Các “nhà cung cấp phụ tùng” chiếm một nửa diện tích ở chợ Yichuan. Ở cửa vào, đi ngược từ đường Jiaoji, là các cửa hiệu cơ khí, tiếp đó là lốp xe. Một khu vực khác lại dành cho ắc quy, dầu xe.
Phần lớn các cửa hiệu đều thuộc sở hữu của những người gia công phụ tùng xe máy tại chỗ, những người coi đây là việc kinh doanh của gia đình và có truyền thống đàng hoàng.
Cô Lee đã làm một chiếc yên mới cho xe của Sam. Cô chỉ tay về dây chuyền mút và những tấm giả da trong nhà xưởng và nói: “Chúng tôi làm việc này được khoảng 20 năm rồi. Mẹ tôi ngồi ngoài kia”.
Lee và mẹ của cô chuyên làm yên xe tại chợ
Một phụ nữ lớn tuổi ló mặt ra từ đống vật liệu đang được lựa chọn và mỉm cười. Bà Lee chỉ tay vào chiếc yên sau, màu đen pha da báo nói: “Loại đó đang được ưa chuộng”.
Monica, một chuyên gia về phụ tùng sản xuất thủ công, đang sửa soạn để đi gặp bạn nói: “Mẹ tôi sẽ tới trong chốc lát”. Khi được hỏi họ đã kinh doanh được bao lâu rồi, cô trả lời: “rất lâu rồi”.
Dù bà Lee và Monica khá cởi mở về công việc kinh doanh của mình, nhưng phần lớn các chủ hiệu đều kín tiếng về tên và địa chỉ của họ. Shanzai – có nghĩa là hàng dởm, hàng nhái, có rất nhiều. Người mua phải tự biết đánh giá món hàng, dù ông Wei luôn khẳng định hầu hết các chủ cửa hiệu đều nói thật rằng món đồ này thật và món đồ kia là dởm.
Một góc chợ xe máy nhái Thượng Hải
Bản thân những chiếc xe máy dựng lên cũng có những giới hạn. Xe máy lắp ráp chỉ được phép là 2 bánh thay vì 3 và không được vượt quá 250 phân khối theo hạn chế của thành phố.
Cảnh sát sẽ tịch thu những chiếc xe không đúng chuẩn, hay nói đúng hơn là vượt quá mức trên. “Họ đã tịch thu một số xe của tôi”, ông Wei nói. Khi được hỏi về những chiếc xe bị cấm, Jin, trợ lý của chủ cửa hiệu và cũng là người đang sở hữu một chiếc nói: “Bạn chỉ có thể lái nó ra đường vào buổi tối”.
Người Trung Quốc là thế, nếu họ không có tiền họ sẽ phải dùng hàng dởm, hàng nhái. Vì ở đây rất sẵn.
Hà An (TTTĐ)
Xe nhái đầu Toyota, đuôi Honda bán chạy hơn xe xịn ở TQ
F3 là mẫu xe giá rẻ, nếu không muốn nói là rất rẻ, được bán rộng rãi tại Trung Quốc và giúp hãng BYD bán được nhiều xe hơn bất kỳ tên tuổi nội địa nào tại thị trường này.
Cũng trong năm 2013, hãng BYD đã đạt mức lợi nhuận lớn là 89 triệu USD. Kể từ khi nhà tỷ phú Warren Buffett chi 230 triệu USD để nắm 10% cổ phần của công ty này từ năm 2008 thành công của BYD đã được thúc đẩy hơn nhiều với sự phổ biến của mẫu sedan nhỏ gọn mang tên F3. Cũng được giới thiệu lần đầu vào năm 2008, F3 khiến nhiều người bất ngờ với mức giá 8.800 USD (hơn 180 triệu đồng). Cho tới nay, nó đã đạt mức tiêu thụ hơn 1 triệu chiếc.
Phần đầu của Toyota được nhái một cách trắng trợn trên mẫu xe Trung Quốc.
Nhưng chuyện sẽ chẳng có gì đáng bàn nếu thiết kế của F3 không khiến ai cũng phải nghĩ tới sự lai tạp giữa Toyota Corolla và Honda City. Chỉ cần nhìn qua cũng thấy rõ các đường nét và phong cách của phần đầu một chiếc Corolla E120 trên F3 với cụm đèn pha tương đồng. Không những thế, nội thất của F3 cũng chẳng khác mẫu xe Nhật Bản là bao với bảng điều khiển, lỗ thông hơi... như các phiên bản sinh đôi.
Trong khi đó, phần đuôi của F3 lại mang hơi hướng của Honda City. Bất kỳ ai từng nhìn thấy Honda City sản xuất từ năm 2002-2008 đang được bán tại thị trường châu Á có thể thấy nhiều đặc điểm bị nhái ở trên mẫu xe của Trung Quốc.
So sánh nội thất của F3 và Toyota Corolla.
So sánh phần đuôi của F3 với mẫu Honda City.
Chuyện chẳng phải mới mẻ ở Trung Quốc, và cũng chẳng xa lạ với BYD. Hãng này từng đặt đại diện phân phối ở Việt Nam mẫu F0, trông y xì chiếc xe nhỏ nhất của Toyota là Aygo. Tuy nhiên, chiếc xe đã sớm "chết yểu", không phải do kiểu dáng hàng nhái mà nguyên nhân chính là chất lượng không tương xứng với mức giá, kèm thêm mác xe "Tàu".
Theo Sống mới
Xe máy và những mách nhỏ nên biết Không cần phải thông thạo những yếu tố kỹ thuật thì mới có thể chăm sóc tốt cho xe, mà chỉ cần nắm một số mẹo nhỏ, ngay các chị em cũng đảm bảo được cho xe luôn hoạt động hiệu quả, vận hành êm ái. Hiện nay, xe máy đang là phương tiện giao thông phổ biến nhất tại nước ta. Từ...