‘Lạc’ trong rừng trúc ở Nguyên Bình
Rừng trúc bản Phường ở xóm Bản Phường, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Khung cảnh nên thơ, màu xanh hút mắt, không khí trong lành, mát mẻ nơi đây có thể khiến du khách bị ‘lạc’ lối trong rừng trúc.
Mát xanh rừng trúc bản Phường, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Rừng trúc nằm cách thị trấn Nguyên Bình khoảng 35km. Khu rừng rộng khoảng 30ha.
Rừng trúc bản Phường rộng khoảng 30ha.
Hạ tầng phục vụ du khách đã được đầu tư xây dựng theo phương án bảo đảm hài hòa với tự nhiên, hứa hẹn sẽ mang lại những trải nghiệm không quên đối với du khách.
Bãi đỗ xe và nhà dừng nghỉ trung tâm thấp thoáng sau vạt rừng trúc.
Đồng chí Đào Nguyên Phong, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nguyên Bình chia sẻ, huyện Nguyên Bình có 2.300ha cây trúc sào. Trúc sào là cây thế mạnh, cây giúp giảm nghèo nhanh, bền vững ở địa phương.
Thực hiện chương trình của Huyện ủy về phát triển du lịch giai đoạn 2020-2025, địa phương đã khảo sát, lựa chọn đầu tư khu rừng trúc bản Phường trở thành điểm đến trên bản đồ du lịch huyện Nguyên Bình.
Hiện, trong khu vực rừng trúc bản Phường đã hoàn thành xây dựng đường ô-tô phục vụ đưa đón khách tham quan.
Video đang HOT
Khung cảnh bình yên, thơ mộng trong khu rừng trúc bản Phường.
Về hạ tầng phục vụ du khách, bãi đỗ xe, nhà dừng nghỉ trung tâm, các chòi nằm trong khu rừng để du khách nghỉ ngơi, ngắm cảnh, trải nghiệm không khí trong lành, mát mẻ và sắc xanh mát mắt của rừng trúc.
Việc đầu tư hạ tầng phục vụ du khách được khảo sát, tính toán để không ảnh hưởng đến không gian tự nhiên trong rừng trúc.
Đường tản bộ trong rừng trúc được thi công nhằm hạn chế tác động đến cảnh quan tự nhiên.
Thí dụ, hệ thống đường tản bộ trong rừng trúc được đơn vị thi công bằng cách, đúc các miếng bê tông, sau đó, đào đất, đặt các miếng bê tông tạo thành lối đi; không đổ đường bê tông phủ kín, gây phá vỡ cảnh quan khu rừng trúc.
Mênh mang mây trời phía trên rừng trúc.
Nhẹ bước trong khu rừng trúc, hít thở không khí trong lành, tâm hồn du khách sẽ thấy nhẹ nhàng, thư thái lạ thường.
Du khách tham quan rừng trúc.
Cùng với đỉnh Phja Oắc, cao 1.931m, xuất hiện băng tuyết trong ngày đông nhiệt độ xuống thấp, độ ẩm cao; làng du lịch cộng đồng Vài Khao (tiếng Tày, Nùng nghĩa là trâu trắng), gắn liền với sự tích trâu trắng về bản; Khu du lịch sinh thái Kolia; khu nhà tường trình Nà Rẻo của đồng bào dân tộc Dao, xóm Tam Hợp, xã Thành Công; thảo nguyên Phan Thanh rộng 600ha ở xã Phan Thanh, rừng trúc bản Phường là điểm đến hấp dẫn, hứa hẹn sẽ sớm đưa huyện Nguyên Bình bứt phá, cải thiện, nâng cao doanh thu từ du lịch, dịch vụ.
Khám phá rừng trúc Bản Phường ở độ cao 1000m
Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển với khung cảnh đẹp như tranh vẽ, rừng trúc Bản Phường đang dần trở thành địa điểm check-in thu hút các tín đồ ưa xê dịch khi tới thăm non nước Cao Bằng.
Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 260km, rừng trúc Bản Phường (xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) vài năm gần đây trở thành địa điểm du lịch thu hút đông đảo du khách ghé thăm bởi không gian xanh mát dưới tán hàng nghìn cây trúc sào cao vút, thẳng tắp.
Rừng trúc Bản Phường có diện tích trên 30 ha chỉ cách thị trấn Nguyên Bình khoảng 40 km với đường đi lại thuận tiện.
Nhờ vị trí địa lý đặc biệt, quanh năm không khí nơi đây trong lành, mát mẻ. Du khách sẽ có cảm giác được hòa mình vào thiên nhiên, tạm quên đi vất vả, mệt nhọc của công việc, cuộc sống thường ngày.
Ngoài đường bê tông dẫn thẳng vào vườn trúc, nơi đây còn có các lối nhỏ để đi dạo quanh vườn.
Rừng trúc Bản Phường cũng có nhà đón tiếp, chòi ngắm cảnh giúp du khách thuận tiện di chuyển, tham quan hoặc dừng chân nghỉ ngơi.
Thay vì ghé thăm các địa điểm du lịch quen thuộc như thác Bản Dốc, núi Mắt Thần,.. trong lần thứ hai đến Cao Bằng, nhóm bạn trẻ ở quận Cầu Giấy, Hà Nội chọn tới huyện Nguyên Bình, khám phá một số điểm đến mới mẻ như rừng trúc Bản Phường, đồi cỏ Phan Thanh, đỉnh Phja Oắc,... bởi khung cảnh ở đây đẹp như phim cổ trang, chỉ cần bấm máy là sẽ có ngay những bức hình tuyệt đẹp.
Không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, cảm nhận không khí mát mẻ, trong lành, tại đây du khách còn có thể tìm hiểu về đời sống, phong tục tập quán của người dân địa phương.
Huyện Nguyên Bình có tới 8 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó xóm Bản Phường của xã Thành Công có gần 60 hộ với hơn 200 nhân khẩu đa phần là người Dao Tiền, Dao Đỏ.
Tranh thủ thu hoạch những cây trúc đã đủ tuổi, anh Hoàng Văn Sinh ở xóm Bản Phường chia sẻ: "Những năm trở lại đây, rừng trúc có nhiều khách du lịch ghé thăm, người dân trong xóm tự nhắc nhở nhau không khai thác trúc bừa bãi mà phải giữ gìn cảnh quan để khu rừng luôn tươi xanh. Du khách đến không bán vé hay thu bất kỳ khoản phí nào. Gặp nhiều người từ dưới xuôi lên chúng tôi vui lắm, cũng mong xóm có thể phát triển thêm được du lịch từ đó bán được thêm nhiều sản vật của địa phương hơn".
Trúc sào là cây trồng thế mạnh của huyện Nguyên Bình. Cả huyện có 17 xã, thị trấn thì đến 16 xã có các diện tích trồng trúc. Cây trúc trồng tại đây được khai thác, sản xuất các sản phẩm bàn ghế trúc, chiếu trúc và các loại đồ gia dụng khác.
Từ năm 2021, huyện Nguyên Bình đã triển khai chương trình xây dựng điểm ngắm cảnh, trải nghiệm vườn trúc sào Bản Phường trong vùng Phja Oắc - Phja Đén với mục tiêu vừa khai thác phát triển kinh tế, vừa phục vụ phát triển du lịch.
Trong thời gian tới, huyện Nguyên Bình đang tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây trúc sào. Dọc con đường từ Nguyên Bình sang huyện Bảo Lạc đi Hà Giang trải dài một màu xanh bạt ngàn của những rừng trúc xanh đã để lại ấn tượng sâu sắc với du khách bởi sự hoang sơ, mộc mạc.
Đắm chìm trong rừng trúc trùng điệp tại Cao Bằng Về Cao Bằng, đắm chìm trong rừng trúc Nguyên Bình trùng điệp, xanh mướt sẽ là trải nghiệm cực kỳ thú vị với du khách thích khám phá thiên nhiên. Điểm du lịch nổi tiếng Rừng trúc Nguyên Bình là một trong các địa điểm nổi tiếng rất được yêu thích tại tỉnh Cao Bằng. Nhờ khung cảnh và vẻ đẹp nơi đây...