Lạc quan với chứng khoán tháng 7
Thị trường chứng khoán tháng 7 được kỳ vọng sẽ tăng điểm trở lại hay chí ít là ngưng đà giảm điểm.
Ảnh: Quý Hòa.
Sau giai đoạn tăng mạnh từ hồi cuối tháng 3, chỉ số VN-Index đã có điều chỉnh nhẹ trong tháng 6. Cụ thể, VN-Index đã giảm 4,6% khi các nhà đầu tư tăng cường tìm kiếm lợi nhuận trong bối cảnh lo ngại về làn sóng thứ hai của COVID-19.
Trong tháng 6, khối lượng giao dịch bình quân ngày tiếp tục lập kỷ lục mới, ghi nhận mức 443 triệu cổ phiếu/phiên.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam sau khi mua ròng gần 15.000 tỉ đồng trên sàn HOSE, chủ yếu nhờ vào khoản đầu tư trị giá 650 triệu USD của KKR vào Công ty Cổ phần Vinhomes (HOSE: VHM) vào ngày 15.6.
Video đang HOT
KKR là một công ty đầu tư toàn cầu hàng đầu, với hình thức đầu tư đa dạng, bao gồm vốn cổ phần tư nhân, năng lượng, cơ sở hạ tầng, bất động sản và tín dụng, với các đối tác chiến lược quản lý các quỹ phòng hộ.
Ông Ashish Shastry, đồng Chủ tịch quỹ đầu tư vốn chủ tư nhân tại châu Á – Thái Bình Dương và Giám đốc phụ trách thị trường Đông Nam Á của KKR cho biết thương vụ mua thỏa thuận cổ phần tại Vinhomes là thương vụ lớn nhất của KKR tại Việt Nam kể từ khi công ty này bắt đầu đầu tư vào năm 2011. “Các khoản đầu tư của chúng tôi có thể tăng gấp 3 hoặc gấp 4 lần trong thời gian tới”, ông nói thêm.
Ông Shastry nhận định, Việt Nam sẽ là quốc gia hưởng lợi từ sự thay đổi trong chuỗi cung ứng phát sinh từ các tranh chấp thương mại. Câu chuyện về Việt Nam đang rất thú vị với cơ cấu dân số trẻ và sự gia tăng về thu nhập trung bình, ông Shastry nói.
Trở lại diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam, Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam nhận định, trong tháng 6 thị trường chứng khoán điều chỉnh và có khối lượng giảm dần về cuối tháng, cho thấy đây là giai đoạn tích lũy. Trong khi đó, chỉ số VN-Index cũng đang giảm trở lại mức Fibonacci 50% so với mức tăng của tháng 5, báo hiệu lực cầu bắt đáy mạnh mẽ.
Lạc quan trong tháng 7
Đối với thị trường chứng khoán trong tháng 7, KIS cho biết: “Chúng tôi lạc quan hơn so với tháng 6 do đợt điều chỉnh gần đây với khối lượng giảm dần trông giống như giai đoạn tích lũy. Do đó, chúng tôi kỳ vọng VN-Index sẽ tiếp tục xu hướng tăng hoặc ngừng giảm ít nhất là vào tháng 7″. Tuy nhiên, theo quan điểm của KIS thị trường có thể trở nên rung lắc vào cuối tháng vì kết quả kinh doanh quý II của các công ty niêm yết có thể tạo ra nhiều bất ngờ trong năm nay.
Trong nửa cuối năm 2020, mặc dù định giá VN-Index không còn rẻ nữa, KIS cho rằng thanh khoản dồi dào sẽ định giá lại toàn thị trường. Lãi suất tiết kiệm thấp sẽ dẫn đến mức định giá PE cổ phiếu cao hơn vì đây là những công cụ đầu tư thay thế.
Cụ thể, theo thống kê của KIS, giai đoạn 2009-2011, lãi suất tiền gửi 1-6 tháng đã tăng gấp đôi từ 7% lên 14% và PE của VN-Index giảm từ 20 lần xuống 7 lần. Trong giai đoạn 2012-2015, lãi suất đã bị cắt giảm gần 2/3 từ 14% xuống còn 5,4% và PE của VN-Index đã tăng từ 10-15 lần. Trong giai đoạn 2016-2018, mặc dù lãi suất tiết kiệm không đổi, dòng tiền từ Hàn Quốc đã giúp PE đạt đỉnh ở mức 21,5 lần trong tháng 3.2018. Hiện tại, vì lãi suất tiết kiệm đã bị cắt giảm từ 5,5% xuống 4,25% kể từ cuối năm 2019, PE có thể tăng cao hơn từ mức trung bình năm 2019 là 16,4 lần.
Theo nhận định của KIS, nền kinh tế Việt Nam hiện nay ít chịu tổn thương hơn so với giai đoạn khủng hoảng 2007-2008. Khoảng cách giữa lợi tức cổ phiếu (PE đảo ngược) với lãi suất tiết kiệm hiện đang ở mức cao kỷ lục so với các con số âm của năm 2008-2012.
Một nửa thời gian trong số 12 năm qua, việc định giá lại là yếu tố chính dẫn dắt VN-Index ở cả thị trường tăng và giảm.
Do đó, KIS cho rằng khả năng cao là VN-Index có thể sẽ kết thúc năm nay ở mức 900-1.000 điểm, giả sử rằng EPS sẽ giảm 9% và VN-Index giao dịch với mức định giá PE cao hơn so với mức trung bình năm 2019 là 16,4 lần.
Vinhomes phát hành xong 12.000 tỷ đồng trái phiếu
Trái phiếu của Vinhomes được đảm bảo bằng cổ phần của Tập đoàn Vingroup và cổ phần của Vincom Retail.
Theo số liệu từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Công ty cổ phần Vinhomes đã huy động thành công 12.000 tỷ đồng trái phiếu, đúng như kế hoạch trước đó.
Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản đảm bảo và xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của công ty. Trong đó, 5.470 tỷ đồng có kỳ hạn 36 tháng và 6.555 tỷ đồng có kỳ hạn 18 tháng. Trái phiếu được đảm bảo bằng cổ phần của Tập đoàn Vingroup và cổ phần của Vincom Retail.
Trái phiếu được phát hành trong bối cảnh tháng 9, tháng 10 và tháng 12 năm nay công ty có 12.300 tỷ đồng trái phiếu sẽ đáo hạn. Sang năm 2021, sẽ có thêm 2.800 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn vào tháng 8 và tháng 11. Tại thời điểm 31/3/2020, tổng giá trị tài sản của công ty là 203.007 tỷ đồng. Nợ phải trả là hơn 130.000 tỷ đồng trong khi vốn chủ sở hữu là hơn 72.000 tỷ đồng.
Năm 2020, Vinhomes đặt kế hoạch doanh thu 97.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 31.000 tỷ đồng. So với kết quả năm 2019, doanh thu Vinhomes dự kiến tăng trưởng 87% và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 28%.
Trong năm tới, Vinhomes sẽ chuyển đổi mô hình phân phối, tăng cường vai trò công nghệ trong hoạt động bán hàng. Tại một số dự án lớn, từ việc sử dụng hoàn toàn hệ thống đại lý phân phối, Vinhomes sẽ chuyển sang xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng của riêng mình để kết hợp với mạng lưới hàng chục nghìn cộng tác viên bán hàng bên ngoài. Nhờ đó, chất lượng dịch vụ sẽ được nâng cao, đảm bảo tính đồng nhất thông qua đội ngũ nhân viên bán hàng nội bộ được Công ty đào tạo chuyên nghiệp, giám sát chặt chẽ, giúp minh bạch hóa các hoạt động và tiết kiệm chi phí.
Theo kết quả kinh doanh quý 1/2020, Vinhomes đạt doanh thu thuần hơn 6.500 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hơn 10.100 tỷ đồng. Lợi nhuận cao do doanh thu tài chính tăng vọt đến từ chuyển nhượng khoản đầu tư vào công ty con đang sở hữu một phần trong một dự án bất động sản. Khoản doanh thu này chiếm hơn 7.500 tỷ đồng.
Hồi giữa tháng 6 vừa qua, nhóm nhà đầu tư KKR, Temasek đã chi 650 triệu USD (15.100 tỷ đồng) để mua cổ phiếu của Vinhomes, tương đương khoảng 6% cổ phần.
Quý 3/2020, HoSE cắt margin đối với 59 mã chứng khoán Chiều ngược lại, các mã FCM, HTT, HVN, NHH, UDC được cấp margin trở lại. Đáng chú ý, mã HVN của Vietnam Airlines bất ngờ bị cắt margin trong quý 2/2020 do BCTC hợp nhất 6 tháng 2019 được soát xét có ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán. Sở Giao dịch Chứng khoán...