Lạc quan thương mại đẩy S&P 500 vượt mốc 2.800 điểm
Chứng khoán Mỹ đã phục hồi trở lại trong phiên giao dịch cuối tuần, với chỉ số S&P 500 lần đầu tiên đóng cửa trên mốc 2.800 điểm kể từ ngày 8/11/2018, dựa trên tin tức rằng các cuộc đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể kết thúc ngay sau hai tuần nữa. Tuy nhiên, dữ liệu mới nhất về sản xuất của Hoa Kỳ đã gây thất vọng, làm giảm sự lạc quan của các nhà đầu tư.
Lạc quan thương mại
Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 110,32 điểm, tương đương 0,4%, lên 26.026,32 điểm, trong khi chỉ số S&P 500 tăng 19,2 điểm, tương đương 0,7%, đóng cửa tại 2.803,69 điểm. Chỉ số Nasdaq cũng tăng 62,82 điểm, tương đương 0,8% và kết thúc tại 7.595,35 điểm.
Cổ phiếu Tesla giảm mạnh 7,8% vào hôm qua, sau khi nhà sản xuất ô tô điện thông báo vào tối thứ 5 rằng có khả năng báo cáo lỗ trong quý IV, trái với dự đoán trước đó. Tesla cũng tuyên bố rằng giá bán cho mẫu xem Model 3 là 35.000 USD, đồng thời cho biết họ sẽ sa thải nhân viên để cắt giảm chi phí.
Tính chung cả tuần, chỉ số S&P 500 tăng 0,4%, chỉ số Nasdaq tăng 0,9%, trong khi chỉ số Dow giảm nhẹ 0,1%, đứt mạch tăng 9 tuần liên tiếp, chuỗi tăng dài nhất kể từ tháng 5/1995.
Hy vọng về một kết quả cuối cùng sắp đến đối với các cuộc đàm phán thương mạiTrung-Mỹ trong vài tuần tới là một trong những yếu tố thúc đẩy các nhà đầu tư mua vào.
Theo hãng tin Bloomberg, các quan chức Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tại đó một thỏa thuận dài 150 trang có thể được ký kết. Tuy nhiên, trong một cuộc họp báo tại Hà Nội sau khi kết thúc cuộc gặp với Triều Tiên trong tuần này, tổng thống Trump cũng có lúc nhấn mạnh ông sẵn sàng bỏ đi nếu không thể đạt được một thỏa thuận thương mại có lợi.
Đầu tuần này, trưởng đoàn đàm phán của Mỹ là Robert Lighthizer cũng cho biết mức thuế đối với 200 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc vốn được thiết lập sẽ tăng lên 25% từ 10% kể từ lúc 12:01 sáng ngày 2 tháng 3, sẽ không có hiệu lực.
David Madden, chuyên gia phân tích thị trường tại CMC Markets UK, thì cho rằng mức tăng đạt được trong phiên giao dịch ngày thứ 6 là do những lo ngại về thương mại đang mờ dần. Ông bình luận: “Hiệp định thương mại song phương chưa phải là một điều chắc chắn, nhưng các nhà đầu tư biết rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đang đi đúng hướng”.
Tại Anh, Đảng Lao động đối lập đã xác nhận sẽ hỗ trợ một cuộc trưng cầu dân ý thứ 2 về tư cách thành viên Liên minh châu Âu của nước này, trong khi Thủ tướng Theresa May đã đồng ý cho phép Nghị viện trì hoãn Brexit, mà nhiều nhà phân tích cho rằng khả năng hạn chót Anh rút khỏi EU theo lịch vào cuối tháng 3 cũng có thể được gia hạn thêm.
Video đang HOT
Chỉ số S&P 500 có phiên đóng cửa trên 2.800 điểm lần đầu tiên trong 4 tháng qua
Vẫn lo ngại về tình hình kinh tế
Về dữ liệu kinh tế Mỹ, Viện Quản lý nguồn cung công bố chỉ số sản xuất đã giảm xuống 54,2% trong tháng 2, dưới mức kỳ vọng của các nhà kinh tế là 55,5%. Nó cũng đánh dấu tốc độ tăng trưởng chậm nhất kể từ cuộc bầu cử Tổng thống Trump vào tháng 11 năm 2016
Chỉ số quản trị nhà mua hàng (PMI) trong khu vực sản xuất do Markit khảo sát cũng gây thất vọng, khi chỉ đạt 53.0 điểm vào tháng 2, giảm từ mức 53,7 điểm trong tháng 1.
Bộ Thương mại báo cáo chỉ số lạm phát PCE đã tăng 0,1% trong tháng 12, so với mức tăng 0,4% trong tháng 11. Con số này cao hơn ước tính của các nhà kinh tế là mức giảm 0,4%. Nếu so với cùng cùng kỳ, chỉ số giá vẫn ổn định ở mức tăng 1,9%.
Niềm tin tiêu dùng do đại học Michigan khảo sát đạt 93,8 điểm trong tháng 2, thấp hơn so với mức dự báo của các nhà kinh tế là 95,6 điểm.
Trong khi đó, Chủ tịch ngân hàng dự trữ tại Atlanta là Raphael Binto hôm qua đã có bài phát biểu tại hội nghị Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh Quốc gia diễn ra ở Washington, D.C. Ông cho biết vẫn hy vọng ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất một lần nữa trong năm nay khi lạm phát tăng lên.
Connor Campbell, chuyên gia phân tích tài chính của SpreadEx cho biết: “Cả hai chỉ số PMI sản xuất của Hoa Kỳ đều thấp hơn kỳ vọng đáng kể. Dù vậy, những con số này vẫn tốt hơn rất nhiều so với những dữ liệu công bố của Anh, Trung Quốc và khu vực đồng euro, trong đó cả Trung Quốc và EU thậm chí còn ghi nhận sự sụt giảm trong lĩnh vực sản xuất theo số liệu công bố đầu ngày. Tuy nhiên, các dữ liệu kinh tế của Mỹ cũng đã bắt đầu gây lo ngại”.
Ông chia sẻ thêm: “Chính những con số đáng thất vọng này đã gây áp lực lên giá các cổ phiếu trước đó, khi chỉ số tương lai bị xóa mất mức tăng 170 điểm ngay trước khi chỉ số PMI được phát hành”.
chứng khoán châu Á cũng tăng trở lại vào hôm qua dựa trên những lạc quan về thương mại, với chỉ số Nikkei 225 của Nhật , chỉ số Hang Seng sàn Hồng Công và chỉ số Shanghai sàn Thượng Hải đều lên cao hơn.
Tại châu Âu, các chỉ số chứng khoán cũng đóng cửa trong sắc xanh với chỉ số Stoxx Europe 600 tăng 0,4%.
Theo thegioitiepthi.vn
Các nhà đầu tư không muốn đặt cược lớn cho đến khi hiểu rõ hơn
Thị trường chứng khoán Mỹ đã đóng cửa cao hơn trong phiên đầu tuần, với chỉ số Nasdaq tăng mạnh nhất khi các nhà đầu tư trông chờ vào một tuần báo cáo thu nhập của các doanh nghiệp lớn nữa, cũng như diễn tiến các cuộc đàm phán thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc
Lợi nhuận quý 4 nhìn chung tăng trưởng
Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 174,48 điểm, tương đương 0,7%, kết thúc tại 25.239,37 điểm, trong khi chỉ số S&P 500 tăng 18,34 điểm, tương đương 0,7%, lên 2.724,87 điểm, trong đó riêng lĩnh vực công nghệ tăng 1,6%. Chỉ số Nasdaq tăng 83,67 điểm, tương đương 1,2%, đóng cửa tại 7.347,54 điểm.
Trong nhóm cổ phiếu công nghệ, cổ phiếu Facebook, Apple, Netflix và Alphabet đều tăng ít nhất 2%. Tuy nhiên, cổ phiếu Alphabet - công ty mẹ của Google sau khi kết thúc phiên giao dịch chính thức bất ngờ giảm 2% dù công bố doanh thu và lợi nhuận quý 4/2018 đánh bại kỳ vọng.
Giá cổ phiếu Alphabet biến động mạnh sau giờ giao dịch chính thức
Cổ phiếu của Tesla tăng 0,2% sau khi nhà sản xuất ô tô điện tuyên bố sẽ mua Maxwell Technologies Inc. trong một thỏa thuận mà giá trị của nhà cung cấp giải pháp năng lượng mày được định giá ở mức 217,9 triệu USD.
Trong khi đó, cổ phiếu Clorox vọt 5,6% sau khi công ty công bố lợi nhuận vượt qua kỳ vọng. Cổ phiếu Sysco và Alexion Pharmaceuticals cũng báo cáo lợi nhuận mạnh hơn dự báo. Trong đó, cổ phiếu Sysco tăng 4,8%, còn cổ phiếu Alexion tăng đến 2,1% trước khi khép phiên giảm 2%.
Các nhà đầu tư sẽ hướng tâm điểm vào các báo cáo thu nhập của nhiều công ty hơn trong tuần này, với 97 thành viên của S&P 500 dự kiến sẽ công bố, trong đó có không ít tên tuổi lớn như General Motors, Viacom và Kellogg, cùng với một doanh nghiệp thuộc Dow Jones là Walt Disney sẽ sớm báo cáo vào thứ 3.
Cho đến nay, hơn 47% công ty thuộc S&P 500 đã công bố lợi nhuận trong mùa báo cáo này. Trong số những công ty này, có đến 68,5% số công ty có lợi nhuận đánh bại dự báo. Trước đó các báo cáo cho thấy lợi nhuận các công ty đã tăng trưởng hơn 20% trong 3 quý đầu tiên của năm 2018. Cho đến nay, lợi nhuận quý 4/2018 tiếp tục ghi nhận tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trước đó, các nhà phân tích đã điều chỉnh giảm rất nhiều dự báo lợi nhuận quý 4/2018 sau đợt bán tháo hồi tháng 12/2018. Đà giảm mạnh đã tích tắc đẩy S&P 500 rơi vào thị trường con gấu trong một phiên.
Nhà đầu tư cần sự chắc chắn hơn
Dù vậy, nhìn chung thời gian qua các các cổ phiếu tiếp tục được hưởng lợi từ việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã thể hiện quan điểm ôn hòa hơn, sau khi ngân hàng trung ương tuần trước báo hiệu chính sách tăng lãi suất đang bị trì hoãn cho đến khi có thông báo mới. Chính sách thắt chặt tiền tệ của FED đã trở thành nỗi ám ảnh của thị trường trong suốt 2 năm vừa qua, nhưng những cuộc họp gần đây ngân hàng trung ương lớn nhất này đều cho biết sẽ kiên nhẫn hơn đối với vấn đề lãi suất, và sẽ nhìn vào diễn biến kinh tế cũng như phản ứng của các thị trường để linh hoạt chính sách, thay vì cố định cứng nhắc theo một lộ trình.
Các cuộc đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ vẫn được tập trung chú ý, khi mà thời hạn ngày 01/3 đang ngày càng đến gần, và nếu 2 bên trong tháng 2 này không ký được một thỏa thuận thì Mỹ sẽ chính thức tăng thuế từ 10% lên 25% đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc như đã thông báo trước đó. Trong các cuộc đàm phán thời gian qua, dù các bình luận lạc quan của các quan chức Hoa Kỳ và Trung Quốc đề đã được ghi nhận và hỗ trợ các cổ phiếu, nhưng các nhà phân tích cho biết thị trường vẫn nhạy cảm với các tiêu đề, với sự xem xét kỹ lưỡng có thể tăng lên khi thời hạn gần đến.
Về dữ liệu kinh tế Mỹ, đơn hàng nhà máy công nghiệp giảm 0,6% trong tháng 11, cao hơn mức sụt giảm 0,2% được dự báo bởi các nhà kinh tế.
Alec Young, giám đốc quản lý nghiên cứu thị trường toàn cầu tại FTSE Russell cho biết: "Chúng ta đang thấy sự củng cố vững chắc hơn của đà tăng gần đây. Thị trường đã có khả năng phục hồi ấn tượng và tôi nghĩ rằng các nhà giao dịch hiện đang trông chờ vào thương mại Trung Quốc và không muốn đặt cược lớn cho đến khi họ hiểu rõ hơn".
Ông nói thêm: "Với chỉ số S&P 500 ở mức 16 lần thu nhập dự kiến 2019, cổ phiếu của hiện tại không còn giá hời và để nó tăng cao hơn, chúng tôi cần một số đảm bảo rằng những rủi ro từ Trung Quốc sẽ ít hơn dự kiến".
Alfonso Esparza, chuyên gia phân tích thị trường cao cấp tại Oanda bình luận: "Trong khi có những dấu hiệu tốt về cuộc gặp giữa Mỹ và Trung Quốc vào tuần trước, không có gì cụ thể được công bố khiến thị trường dễ bị tổn thương trước các phát biểu chống đối".
Các thị trường chứng khoán châu Á hôm qua diễn biến trái chiều, trong đó một số thị trường tại các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc đã đóng cửa nghỉ Tết Âm lịch. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật tăng 0,5%.
Các chỉ số chứng khoán châu Âu cũng chứng kiến trái chiều, với chỉ số Stoxx 600 Europe tăng 0,1%.
Theo thegioitiepthi.vn
Bất chấp căng thẳng thương mại, nhà đầu tư vẫn lạc quan với cổ phiếu Thị trường chứng khoán Mỹ đã kết thúc gần như không thay đổi vào hôm qua, dù mức tăng nhẹ nhưng đủ để giúp chỉ số S&P 500 có phiên thứ 5 đi lên liên tiếp, với cả 3 chỉ số chính đều tăng vững chắc trong tuần này. Nhà đầu tư "tảng lờ" các vấn đề thương mại? Các chỉ số dao...