Lạc lối trong “thế giới ảo”
Tham gia vào thế giới thứ 2 của loài người – “thế giới ảo” là cần thiết, nhưng đừng bao giờ để mình bị lạc lối trong đó các bạn nhé.
Game online
Ăn cùng game, ngủ cùng game, những kỉ lục về thời gian chơi game, những trường hợp đột tử vì game, bỏ học vì game, những án mạng vì game… giờ đã không còn quá xa lạ với chúng ta nữa. Trong “thế giới ảo” thì có lẽ game online là có sức “quyến rũ” mãnh liệt nhất, thu hút được nhiều cư dân mạng tham gia nhất. Số lượng các game ngày một nhiều kéo theo hệ quả tất yếu là số các game thủ cũng tăng lên nhanh chóng. Nếu bạn có dịp dạo qua một vài tiệm net ở Hà Nội thì sẽ thấy trong tiệm lúc nào cũng kín chỗ.
Nổi tiếng nhất về những “lò game online” của Hà Nội là khu vực gần đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Học Viện Tài Chính, khu vực Cầu Giấy gần Đại học Giao thông… Ở đó chúng ta dễ dàng bắt gặp những game thủ hàng ngày đắm chìm trong “thế giới ảo” của game với đủ các thể loại như game chiến thuật, game nhập vai, game phiêu lưu – hành động, game thể thao, đua xe… với hàng loạt các thuật ngữ như công thành, tống Kim (kiếm thế), drop (đế chế, stacraft), headshot (đột kích, half life)… mà chỉ có chỉ những game thủ trong làng game mới có thể hiểu được.
Nguyễn Văn Q, cậu bạn học cùng tôi hồi cấp ba là một game thủ “lão làng”. Những năm cấp ba Q là một trong những người học đỉnh nhất lớp. Rồi cậu thi đỗ vào Đại học Bách khoa Hà Nội với 24,5 điểm trong niềm vui của rất nhiều người. Khi hai đứa chia tay nhau đi nhập học cậu đã nói với tôi rất nhiều về những dự định, hoài bão trong tương lai… Lên Hà Nội, vì học hành, làm thêm bận bịu nên chúng tôi chẳng còn hay liên lạc nữa. Cứ nghĩ cậu bạn mình giờ chắc đã làm được nhiều dự định ngày trước lắm rồi. Nào ngờ, một buổi chiều tôi vừa mới ra khỏi trường thì gặp cậu ấy. Hai đứa vui lắm. Nhưng hỏi ra mới biết Q đang đi ôn để thi lại đại học thì tôi sững người. Tôi không thể tin đây là cậu bạn đầy nghị lực ngày xưa của mình nữa. Ngồi nghe Q kể chuyện mới biết cậu bị đuổi học từ giữa năm thứ ba. Vì nghiện game nên cậu thường xuyên bỏ học, nợ môn quá nhiều. Rồi cuối cùng thì cái gì đến cũng phải đến.
Q kể: “Ngày nhận giấy báo đuổi học, mẹ với chị tớ khóc nhiều lắm Nhưng tớ thấy vô cảm. Tớ biết sẽ có ngày đó. Nhưng không bỏ game được. Giờ thì đã quá muộn”. Nghe Q nói tôi mới biết cậu chơi đủ các thể loại game, nhưng “đỉnh” nhất vẫn là đột kích và đế chế. Năm vừa rồi Q thi lại Đại học giao thông nhưng chỉ được 11 điểm. Kết thúc thật đáng buồn của một game thủ.
Không chỉ có Q, mấy đứa bạn tôi lên đại học cũng nghiện game khá nhiều. Nhóm mấy đứa bạn lớp 12 của tôi, giờ lên Thái Nguyên học đã lập hẳn một đội đế chế hùng mạnh của trường Đại học Công nghiệp Thái Nguyên.
Mạng xã hội – những “ngôi làng vô hình”
Nếu game online có sức lôi cuốn mạnh mẽ chủ yếu với các bạn nam thì các trang mạng xã hội lại có sức hấp dẫn không kém với tất cả mọi người không phân biệt giới tính, tuổi tác… Có thể coi các trang mạng xã hội là những “ngôi làng vô hình” trong “thế giới ảo” mà ở đó các cư dân mạng có thể tìm kiếm bạn bè, người thân, chia sẻ những tâm sự hay những tiếng nói của cá nhân mình. Hiện nay ở Việt Nam có nhiều trang xã hội phổ biến mà rất nhiều các bạn trẻ tham gia như Facebook, Zing me, YuMe, Tamtay, Hi5… Những “ngôi làng ảo” này hàng ngày thu hút hàng triệu lượt người tham gia.
Theo ICTnews thì mạng xã hội hiện chiếm 22% thời gian online của các cư dân mạng. Nó cũng chiếm rất nhiều thời gian mỗi ngày chúng ta. Theo các nhà tâm lí học thì những sinh viên tham gia mạng xã hội Facebook sẽ có kết quả học tập kém hơn những sinh viên khác 20%. (Theo Dailymail).
Không thể phủ nhận những tác dụng hữu ích của các trang mạng xã hội mang lại như kết nối chúng ta với cả thế giới, trên đó ta có thể nói ra những tâm sự, những tiếng nói của cá nhân mình mà ngoài cuộc sống không dễ gì ta có thể nói ra được. Nhưng nếu chúng ta “định cư” trên đó thì hậu quả mang lại sẽ nghiêm trọng không kém việc nghiện game online. Lâu dần, các bạn sẽ muốn ở hẳn trên những ngôi làng vô hình đó mà quên đi cuộc sống thực tại hằng ngày.
Video đang HOT
Hà, Đại học sư phạm Hà Nội, cũng là cô bạn học cùng cấp 2 với tôi là một cư dân thường trực của các trang mạng xã hội Facebook, Zing me, Hi5. Hà tâm sự rằng ngoài thời gian lên lớp thì hàng ngày cô chỉ dành thời gian “lang thang” trên Facebook hoặc Zing me. Khi tôi hỏi lí do thì Hà trả lời thật hồn nhiên: “Đơn giản vi ở đó mình sẽ được là chính mình”. Có lẽ đây cũng là lí do của hầu hết những cư dân mạng xã hội hiện nay. Đáng buồn biết bao!
Nghỉ học để… viết blog
Vừa rồi cậu bạn ngồi cùng bàn tôi nghỉ học mấy ngày liền. Cứ nghĩ cậu ấy bận việc gì. Không ngờ mấy hôm sau đi học tôi mới biết lí do thật hài hước của nó. Thì ra cậu ta ở nhà là để… viết blog. Lúc đầu tôi cũng không thể tin được.
Chẳng là đứa bạn nào đó vừa bảo cậu cách lập blog. Không ngờ cậu ta lại say mê, tối ngày viết blog đến thế. Mấy hôm nay lúc nào hỏi chuyện cũng chỉ thấy cậu ấy bảo đang bận viết. Thì ra sắp đến sinh nhật một người bạn cậu ta, muốn tặng bạn một món quà thật cảm động trên blog nên phải nghỉ học để viết cho kịp!
Nick yahoo luôn sáng
Buổi tối thường là thời điểm mà nhiều bạn online trên yahoo nhất. Lên nick thì thấy yahoo của bạn nào cũng sáng. Có những dòng status “đang bận….” nhưng nick vẫn sáng. Nếu đã online thì thường phải mất rất nhiều thời gian để chat. Có những cái sáng suốt đêm, có cái thường 2, 3 giờ sáng mới thấy offline. Nhiều bạn online để chat, nhưng cũng có nhiều bạn chỉ treo nick để người khác biết mình còn thức!
Tâm sự thật lòng
Bản thân người viết cũng là một cư dân thường xuyên “lang thang” trên các trang mạng xã hội, và có một thời cũng là game thủ có chút “tiếng tăm” trong làng game nên rất muốn tâm sự thật lòng với các bạn. Năm học vừa rồi, mình chơi game rất nhiều, gần như đêm nào cũng chơi đến 4 giờ sáng. Lên lớp mình chỉ gục xuống bàn mà ngủ. Về nhà mẹ mình cứ nghĩ mình học hành vất vả nên thiếu ngủ, xanh xao vậy.
Những lúc đó mình thương mẹ lắm, nhưng không dám nói thật cho mẹ biết, vì sợ mẹ buồn. Để rồi lên Hà Nội mình lại chơi game suốt đêm. Hậu quả là kì II năm vừa rồi mình phải học lại 3/7 môn học. Mình đã cố gắng rất nhiều để từ bỏ game. Có lần mình phải gửi máy tính ở nhà cô bạn 2 tháng liền. Và bây giờ tuy chưa bỏ hẳn được game nhưng mình chỉ còn chơi vào tối thứ 7 và chủ nhật.
“Thế giới ảo” đúng là một phần không thể thiếu của chúng ta hôm nay. Nhưng đừng bao giờ quên cuộc sống thực tại. Đó mới là cuộc sống đích thực của chúng ta.
Tham gia vào thế giới thứ 2 của loài người – “thế giới ảo” là cần thiết, nhưng đừng bao giờ để mình bị lạc lối trong đó các bạn nhé.
Theo Mực tím
Nữ sinh lạc lối "bán thân hành xác"
Cô không nhớ đã bao nhiêu lần bị khách hàng hành hạ. (Ảnh minh họa).
23 tuổi, khuôn mặt trắng trẻo của T. hằn in những vết sẹo dài ngoằng gần tai phải. Cô không nhớ chính xác đã bao nhiêu lần bị khách hành hạ mà đến ngay cả trong giấc ngủ vẫn còn hiện về như cơn ác mộng. Cô xem đó như quãng thời gian tồi tệ nhất của cuộc đời.
Phía đầu giường, bao giờ cũng thế T. đặt tấm hình cậu con trai 5 của mình. Đó là sản phẩm của mối tình tan vỡ, khiến cô lạc lối vào nghề "lấy lỗ làm lãi", có lúc tưởng như hủy hoại cuộc đời người con gái khi phải phải vật lộn với những trận đòn thừa sống, thiếu chết.
Mối tình đắng cay
Cũng như bao nữ sinh khác, T. nuôi ước mơ giảng đường cho cuộc sống trong tương lai bớt đi sự khổ cực như thực tế mà hoàn cảnh gia đình đang hằng ngày phải vật lộn. Bước ngoặc cuộc đời chỉ đến khi năm lên lớp 12, ngôi trường cấp 3 nơi T. đang học được mở rộng, xây thêm khu phòng học đa chức năng.
Công nhân xây dựng công trình kéo về, dựng lán ở ngay phía rìa cổng trường. T năm đó được tuyển vào đội tuyển thi học sinh giỏi của trường, chuẩn bị đi thi cấp tỉnh nên ngoài những giờ lên lớp còn phải tập trung cùng đội tuyển ôn luyện.
Chuyện phải về muộn như cơm bữa, đó cũng chính là khoảng thời gian T. quen anh kỹ sư công trình xây dựng ngôi trường mình. T ở nhà hay trên lớp cứng rắn là thế nhưng rồi ở cái tuổi "trăng náu", con tim bắt đầu trỗi dậy, lý trí của T. như mất biến.
Mỗi giờ tan học, hôm thì người yêu đợi ở cổng trường hôm thì T. chủ động vào khu lán, nơi chàng kỹ sư cùng với công nhân ở tạm. Lửa gần rơm, điều gì đến đã đến khi T. không may mang bầu.
Hai gia đình biết chuyện và mặc dù phía gia đình anh kỹ sư kịch liệt phản đối bởi "không thể chấp nhận con gái con lứa gì mà lại dễ dàng ăn cơm trước kẻng", ướm lời bảo T. bỏ cái thai kia đi. Cũng là một con người, dễ gì vứt bỏ, T. nói với gia đình nếu không tổ chức đám cưới sẽ tìm đến cái chết. Cực chẳng đã, đám cưới diễn ra.
Ngay từ đầu bố mẹ chồng đã không bằng lòng với người con dâu như thế, nên những năm tháng về nhà chồng với T. như chuỗi ngày sống trong căng thẳng, buồn bã. Người chồng của T. thời gian đầu khi người vợ trẻ mang thai còn chăm sóc tử tế, nhưng sau khi con chào đời, tính nết đổi thay.
Việc anh ta đi làm về muộn diễn ra thường xuyên, rồi cái kim trong bọc mãi cũng lòi ra, chồng T. cặp với một đồng nghiệp cùng cơ quan và người thứ 3 kia cũng đã có bầu 5 tháng. Gặp sự đời trái ngang, T. gạt nước mắt bế con về nhà bố mẹ đẻ. Cố gắng nuốt từng giọt nước mắt đắng chát vào lòng.
Lạc lối cùng những chuyến "bán thân hành xác"
Về nhà bố mẹ đẻ, cảnh nuôi con mọn, làng xóm láng giềng không thiếu lời đồn thổi. Sự căng thẳng trong trong suy nghĩ của T. cứ thế lớn dần, buộc T. phải đi đến quyết định, tạm thời để con ở nhà để chia tay mảnh đất Quỳnh Phụ, Thái Bình lên Hà Nội cho bước đường mưu sinh.
Qua người quen, T. xin vào làm phục vụ ở quán nhậu vỉa hè. Ngày nào cũng vậy, quán chỉ đóng cửa khi đồng hồ đã chỉ sang ngày mới nên công việc với T. khá vất vả. Ngoài việc được bao cơm ăn, chỗ ngủ miễn phí thì mức lương chưa đến 1 triệu đồng nên buộc T. phải tính toán lại.
T. dấn thân vào nghề tiếp viên karaoke cũng vì lẽ đó. Bắt đầu với môi trường mới, ban đầu T. chỉ dám mang bia, đồ nhậu lên phòng cho khách rồi xuống bàn lễ tân ngay, nhưng một lần, rồi hai lần khi mang đồ lên phòng, bị khách đến hát sàm sỡ, T. lạc lối vào nghề bán dâm lúc nào không hay.
Như nhiều "đồng nghiệp" khác, buổi sáng T. ngủ tới quá trưa, đầu giờ chiều lại lục đục dậy chuẩn bị cho "một ngày làm việc". "Chỉ sợ nhất mấy ngày lễ, bị truy quét nhiều nên không dám đi làm. Bị bắt vào trại giáo dưỡng, coi như phải ở trong đó 2-3 năm, lúc đó lấy đâu ra tiền gửi về nhà nuôi con được. Nên giai đoạn này bọn em thường phải "bốc hội" ở quán trước, ăn cầm hơi qua ngày, rồi đợi chờ đợt cao điểm qua nhanh mới dám đi làm lại" - T. nói về những ngày xác định sẽ bị "thất nghiệp".
Như T. nói, công việc ở quán chỉ là cái cớ để những "đồng nghiệp" như T. có cơ hội hành nghề. Bởi với số tiền mà khách "bo" mỗi lần đi hát chỉ tầm 100-150.000/người. Nên khi khách vào hát, sẽ phải mồi chài khách đi "tăng 2". T nói nếu "đi nhanh", kể cả với tiền phòng sẽ ở mức 300-500 ngàn, còn qua đêm sẽ là 1 triệu đồng. Số tiền này sẽ bị chủ quán đồng thời là người đứng ra bảo kê "cắt" lại 20% cho một lượt khách. Vì thế, bình thường những cô gái như T. sẽ tranh thủ 1 tối làm 3-4 lần "tàu nhanh" rồi khi đêm đã khuya hẳn, có khách yêu cầu thì mới đi qua đêm.
Phận gái bán dâm, nên khách muốn gì cũng phải chiều. T kể lần có nhóm khách đến quán hát, nhậu nhẹt say sưa bắt T. phải "làm" ngay tại quán. T nói: "Họ không sử dụng bao cao su. Em biết họ là dân anh chị, lại bị nghiện, nguy hiểm lắm, em cương quyết không phục vụ". Chống lại sự ham muốn cũng đồng nghĩa những lần như thế T. cứ phải đứng đó để đám khách hành hạ bằng cách đấm, tát vào mặt thậm chí cả đập cả chai bia vào đầu.
Một tháng bị đánh vài lần như thế với T. như chuyện thường ở phố huyện. Bị đánh miết khiến cho khuôn mặt của T. nham nhở những vết sẹo là vì thế. Những lần như vậy, về đi khâu chỉ, chữa trị lành vết thương rồi lại "lăn" vào vòng quay như thế. Nhưng rồi chuyện gì đến cũng đến, T. bị bắt quả tang đang bám dâm cho 2 khách làng chơi, trong đợt quy quét bất ngờ của công an thành phố.
"Lúc bị bắt em biết ngày đó đã đến, em không ân hận gì cả, chỉ thương cho đứa con bé bỏng của em, năm tới nó vào lớp 1 rồi, lấy tiền đâu cho cháu đến trường", T. nói trong tiếng nấc nghẹn, nước mắt lăn dài trên đôi má tóp teo của mình.
Theo Vietnamnet
"Lạc lối" trên Đại lộ Thăng Long Đại lộ Thăng Long giống như... đường làng Chỉ sau hai tuần Đại lộ Thăng Long chính thức thông xe, cả người đi đường và người dân sống hai bên Đại lộ mới cảm nhận được những điều "phiền toái" mà con đường mang đến. "Mua thêm" gần... 4 km mỗi ngày Dường như, chỉ đến khi đường cao tốc Láng - Hoà...