Lạc lối giữa thành phố rừng Tharandt ở Đức
Với không khí trong lành cùng thảm thực vật phong phú, Forststadt Tharandt, hay còn gọi là Thành phố rừng Tharandt thuộc miền Đông nước Đức là điểm đến yêu thích của nhưng người yêu thiên nhiên. Hơn 200 năm qua, khu rừng nguyên sinh được bảo tồn dường như nguyên vẹn.
Thành phố rừng Tharandt được nhiều người biết đến là công lao rất lớn của Heinrich Cotta, một nhà thực vật học tâm huyết và danh tiếng.
Bắt đầu từ năm 1811, Heinrich Cotta đã biến những khu rừng nguyên sinh còn lại và rừng thứ sinh nơi đây thành cơ sở nghiên cứu quy mô lớn, gồm tất cả các lĩnh vực có liên quan đến sự sống của rừng, nhằm giữ gìn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên quý giá này để phục vụ đời sống vật chất, tinh thần và nhu cầu nghỉ dưỡng của người dân Đức…
Đường vào Forststadt Tharandt
Ý tưởng của Cotta đã được các đồng nghiệp của ông nhiệt tình hưởng ứng, đi đầu là giáo sư A.Reum, người được coi có công lớn trong quá trình hình thành và phát triển Thành phố rừng Tharandt. Từ năm 1816, Tharandt bắt đầu được quốc tế chú ý khi A.Reum xây dựng một khu bảo tồn rừng lớn nhất châu Âu và đến năm 1844 đã được hoàn chỉnh. Khu bảo tồn nằm ở độ cao trung bình 450m (so với mặt nước biển) và có diện tích 6.800ha. Tới nay khu bảo tồn đã được mở rộng thêm 40% nữa, do Phân hiệu Lâm học thuộc Đại học Công nghệ Dresden quản lý với sự hợp tác của Hội Văn hóa Đức, Hội Lịch sử dân tộc Đức và Hội Thiên nhiên – môi trường CHLB Đức.
Một khoá huấn luyện ngắn miễn phí về du lịch sinh thái dành cho du khách ở Forststadt Tharandt
Du khách rất thích thú được được đi xe ngựa và xe đẹp ở Thành phố rừng
Không chỉ là điểm du lịch dành cho người yêu thiên nhiên, Tharandt đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Đây là trung tâm nghiên cứu Lâm sinh (nghiên cứu sự sống của rừng) bao gồm các lĩnh vực cơ bản, ứng dụng, phát triển và bảo vệ rừng. Đặc biệt, các nhà khoa học Tharandt đã coi công tác di truyền – chọn giống, bảo tồn các nguồn gene thực vật, bảo đảm sự đa dạng sinh học là nội dung chính trong chiến lược phát triển bền vững rừng nước Đức. Trong khu bảo tồn có những vườn sưu tập thực vật trên cạn, thực vật thủy sinh, thực vật trên cây… hiện đang lưu trữ hầu hết các nguồn gene bản địa của châu Âu và các loài cây quý hiếm ở khắp nơi trên trái đất.
Ngôi nhà sinh thái ở Tharandt được xây dựng từ thế kỷ 19
Thăm khu bảo tồn ta sẽ ngạc nhiên vì thấy nhiều thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng ở nơi xuất xứ lại sống tốt ở Tharandt như cây thông tuyết Triều Tiên Abies Koreana, cây súng nia Victoria cruciana của Paraguay…
Video đang HOT
Hoa đỗ quyên Rhododendron của vùng núi Trung Âu trong Thành phố rừng
Loài phong Acer sp. của miền Đông nước Đức mùa thu lá đổi màu
Cây súng nia Victoria cruciana ở Vườn thủy sinh
Các loài thuộc họ thanh tùng Taxaceae như thông đỏ Nhật Bản Taxus cuspidata, thông đỏ Hymalaya (hay còn gọi là thông đỏ Đà Lạt) Taxus wallichiana và các chủng thông đỏ châu Âu Taxus baccata Adpressa, Taxus baccata Lutea, Taxus baccata Pyramidalis mà 30 năm qua người ta đã lấy lá để chiết tách và tổng hợp Taxol và Taxotere dùng trị bệnh ung thư, cũng được trồng ở đây trên diện tích lớn…
Loài thông tuyết Triều Tiên Abies Koreana trong Khu bảo tồn
Thông đỏ châu Âu Taxus baccata Adpressa
Nhiều động vật rừng đã tìm được nơi nương náu và nguồn thức ăn, nước uống dồi dào ở Tharandt. Những giống sơn dương Muffelwidder, rồng đất Feuersalamander, chim chích bông Rotkehlchen… đã làm cho thành phố rừng thêm sinh động.
Nhiều loài chim quý hiếm cũng tìm được nơi nương náu ở Tharandt
Giống giống sơn dương Muffelwidder
Ở Tharandt còn nhóm thú săn bắn, nên đến Tharandt nếu thích bạn cũng có thể đi săn, nhưng trước hết phải qua một khóa huấn luyện ngắn do các chuyên gia ở đây hướng dẫn để giúp bạn sử dụng súng an toàn, phân biệt được loài thú nào được bắn, loài thú nào cần để lại và tuyệt đối không được làm hại những con thú đang mang thai… Tất cả để chúng ta luôn có cách cư sử văn hóa với thiên nhiên và môi trường sống.
Ngày nay Forststadt Tharandt đã được Liên minh châu Âu (EU) công nhận là Thành phố rừng kiểu mẫu của các quốc gia trong khối EU và là một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học đặc biệt trong lĩnh vực lâm sinh của CHLB Đức. Đồng thời là nơi du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng có không khí và nguồn nước trong lành, phong cảnh thiên nhiên vô cùng phong phú đa dạng…
Theo motthegioi.vn
Có một hiểu lầm rất lớn về quả dâu tây mà gần như tất cả chúng ta đều không hề hay biết
Quả dâu tây chúng ta vẫn ăn bấy lâu nay hóa ra ẩn chứa một bí mật mà rất nhiều người không biết.
Gần như mọi thực vật trên trái đất đều có hạt được bao bọc phía trong quả, bởi đây là bộ phận nắm giữ một trọng trách vô cùng lớn: phát triển thành cây mới khi tiếp đất và từ đó giữ gìn nòi giống của loài.
Thế nhưng có một giống cây dường như đã phá vỡ nguyên tắc này. Đó là dâu tây.
Trên bề mặt của dâu tây có những chấm vàng nhỏ xíu mà chúng ta vẫn quen gọi là hạt
Các nhà thực vật học rất tò mò về điều này, và vì vậy đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu. Nhưng bạn biết gì không, trong quá trình ấy, họ đã phát hiện ra một điều còn bất ngờ hơn.
Thì ra những thứ chúng ta gọi là "hạt" kia mới chính là quả thật của dâu tây. Còn phần thịt quả màu đỏ thực ra chỉ là "quả giả" mà thôi.
Cấu trúc cơ bản của hoa
Nhưng tại sao lại vậy? Vì sao quả luôn bao lấy hạt?
Thông thường, ở đa số các loài cây sinh sản hữu tính, hoa gồm 4 bộ phận chính: đế hoa, cánh hoa, bầu nhụy và noãn.
Sau khi noãn được phụ phấn và trở thành hạt, phần bầu nhụy bao quanh nó sẽ lớn dần và trở thành quả.
Một bộ phận chỉ được gọi là "quả" khi nó thỏa mãn định nghĩa trên. Như vậy, mỗi bầu nhụy chứa hợp tử sẽ trở thành một quả tách biệt.
Phần lớn các loài cây chỉ có một bầu nhụy trên một hoa, nên quá trình tạo quả diễn ra theo một mô hình chung. Thành phẩm vì thế cũng giống nhau: quả bao giờ cũng bao lấy hạt.
Tuy nhiên, cây dâu tây không thể đi theo con đường thông thường này. Vấn đề của nó nằm ở chỗ thay vì một, mỗi bông hoa dâu tây có tới vài trăm bầu nhụy.
Khi noãn phía trong được thụ phấn, bầu nhụy không lớn lên mà đế hoa mới là thứ phát triển, từ đó tạo nên phần "quả" giả chẳng chứa một hạt nào bên trong cả.
Tóm lại, thứ chúng ta vẫn ăn bấy lâu nay thực ra là đế hoa dâu tây, chứ không phải quả dâu đâu. Quả thực thụ chính là các chấm nhỏ li ti, và dù có vẻ lép vế nhưng bên trong vẫn có hạt, với khả năng sinh sản như tất cả các loại quả khác.
Thật thú vị phải không?
Nguồn: Botany Professor
Theo Helino
Đôi uyên ương kết hôn trên xích đu lơ lửng giữa bầu trời Họ ngồi trên một chiếc xích đu cách mặt đất 14m, vì nguy hiểm họ chỉ dám trao lời thề, còn nụ hôn phải xuống mặt đất. Một cặp vợ chồng ở miền đông nước Đức đã kết hôn bằng một chiếc xích đu lủng lẳng, cách mặt đất hơn 14 m vào cuối tuần trước. Dâu rể được nghệ sĩ đi trên...