Lắc đầu với những tựa game đắt một cách vô lý trên Steam
Có thể bạn không tin, nhưng tựa game đắt nhất trên Steam đang có giá đến 8000$ (~ 180 triệu VNĐ)
Nhờ có Steam, chúng ta đã có cơ hội được tiếp cận với vô vàn trò chơi, thuộc đa dạng các thể loại với những nội dung hấp dẫn và khác biệt. Nhưng không phải tất cả trong số chúng đều thuộc dạng Free to play như DOTA 2, hay cũng chẳng mang một mức giá phải chăng như PUBG. Thậm chí, có nhiều tựa game còn bị thổi giá đắt tới mức phi lý nữa.
Paradox Interactive vẫn luôn được đánh giá cao với các tựa game chiến thuật của họ, mà nổi bật là Europa Universalis hay Hearts of Iron. Tuy vậy, nếu nói đến tựa game chiến thuật đỉnh cao nhất của hãng này thì phải kể tới Crusader King II, nơi mà bạn có thể xây dựng đế chế của mình kéo dài hàng trăm năm, thiết lập các cuộc hôn nhân hoặc sử dụng gián điệp để giữ vững quyền lực của mình
Tuy vậy, để chơi Crusader King II, bạn vẫn cần phải mua các gói mở rộng nếu thật sự muốn mở khóa và tìm tòi hết mọi điều thú vị về tựa game này. Các gói mở rộng hoạt động độc lập với nhau, và bạn hoàn toàn có thể lựa chọn để mua chúng hay không. Nhưng hãy cân nhắc nhé, vì một gói đầy đủ của nó trên Steam rơi vào khoảng 300$ cơ.
Bỏ ra 199.99$ cho một tựa game chắc chắn là điều mà khá đông các fan sẽ phải suy nghĩ. Vâng, đấy chính là mức giá của Crisis Action trên Steam đấy. Được giới thiệu như một tựa game sẽ mang tới hành trình phiêu lưu như trên một chiến trường thật sự dành cho người chơi, nhưng gần như ngay lập tức, tựa game này đứng ở vị trí khá lẹt đẹt trên bảng xếp hạng người chơi và sản phẩm bán được.
Một phần tới từ mức giá có phần khá chat từ phía nhà phát hành. Thế nhưng theo đánh giá của nhiều người, bản thân Crisis Action cũng chẳng thật sự hấp dẫn và xứng đáng với cái giá cắt cổ kể trên, thậm chí có nhiều ý kiến cho rằng gameplay của nó cực kỳ hỗn tạp, khá đau đầu. Tới tận bây giờ, tại sao Crisis Action có giá lên tới 200$ vẫn còn là một bí ẩn.
Trong khi các tựa game hiện đại đang đi theo xu hướng tối ưu hóa chất lượng đồ họa và hình ảnh, nhằm mang lại những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người chơi thì Command: Modern Air/Naval lại đi theo xu hướng trái ngược. Tới với tựa game này, bạn sẽ chẳng có bất kỳ một thứ gì quen thuộc, mà đơn giản chỉ là một đống dữ liệu với các khung lệnh và rất rất ít đồ họa.
Video đang HOT
Không thể phủ nhận đây là tựa game chiến thuật thiên về sự tính toán, logic trong từng hành động của người chơi khi họ phải đóng vai trò điều động và chỉ huy binh lực của cả một nền quân sự. Nhưng có lẽ chỉ như vậy vẫn là khó chấp nhận nổi so với cái giá 79.99$ mà nhà phát hành niêm yết trên Steam.
Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng, trang Steam cho DCS nói rằng nó miễn phí. Nhưng thực chất, tựa game mô phỏng chiến đấu này, số tiền bạn phải trả cũng tương đương với chất lượng và những gì bạn nhận được thôi. Chơi miễn phí, cứ thử đi xem bạn chịu nổi quá 30 phút không.
Còn nếu muốn mua một phiên bản đầy đủ của DCS, cái giá của nó vào khoảng 1.500$, và đó là lúc mà tựa game sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ tất cả các loại xe, bản đồ cũng như bối cảnh khác nhau. Bạn muốn được trải nghiệm bay một chiếc phi cơ đời mới F / A-18C Hornet trên Vịnh Ba Tư, hãy chuẩn bị sẵn thẻ tín dụng đi là vừa. Đừng để cụm từ miễn phí của DCS World đánh lừa, vì thực tế đã chỉ ra rằng, chất lượng sẽ đi kèm với số tiền bạn bỏ ra mà thôi.
Về cơ bản, đây là một tựa game khá hấp dẫn, khi bạn dường như được lựa chọn để thoải mái xây dựng một thế giới xe lửa tùy thích của mình. Cứ mỗi bản mở rộng, bạn sẽ nhận được nhiều tính năng mới mẻ như những chiếc xe, đầu máy, các loại đường ray, cảnh quan và vô vàn thứ khác nữa. Và tựa game này dường như rất phù hợp với những người đam mê nghệ thuật, cũng như có tính tỉ mỉ cao. Chỉ có điều, không phải ngẫu nhiên mà Kotaku gọi đây là tựa game có mức giá điên rồ đâu. Để sở hữu hết tất cả các bản mở rộng, số tiền bạn bỏ ra sẽ lên tới 8.000$.
Ngay cả nhà phát hành Dovetail cũng giải thích rằng họ hoàn toàn không khuyến khích người chơi mua tất cả các nội dung được thiết kế cho Train Simulator 2018 thì bạn cũng đủ hiểu rằng mình nên dừng ở đâu rồi đấy. Nếu có tiềm lực tài chính vững mạnh thì cứ trải nghiệm thôi, còn không, đừng quá để bị cuốn vào tựa game này nhé, tốn kém lắm.
Theo GameK
Nhìn qua thì tưởng nhảm nhí, tuy nhiên những tựa game này vẫn là niềm yêu thích của rất nhiều game thủ
Những tựa game này sẽ chứng minh cho các bạn thấy, vẻ bề ngoài đôi khi không nói lên được bất cứ điều gì.
1) Iron Snout
Iron Snout là sản phẩm đầu tay của SnoutUp, một nhà sản xuất game độc lập đến từ Lithuania. Vào vai một chú lớn với "võ nghệ đầy mình", nhiệm vụ của bạn trong Iron Snout là đánh bại bầy sói hung ác.
Tựa game đầy màu sắc này sẽ gây tò mò cho nhiều người ngay từ cái nhìn đầu tiên, không chỉ bởi nhân vật chú lợn vô cùng dễ thương mà còn bởi gameplay không giới hạn, nghĩa là bạn có thể chơi tới khi nào hết mạng thì thôi. Không gồm các level hay bàn chơi phức tạp, Iron Snout chỉ là cuộc chiến không hồi kết giữa chú lợn và bầy sói xám.
Người chơi vào vai chú lợn với 10 mạng sống. Sử dụng những miếng đòn kungfu của mình, chú lợn này sẽ lần lượt hạ tất cả những con sói đang tấn công chú. Gameplay không chỉ diễn ra với tốc độ nhanh và rất nhiều màu sắc lôi cuốn mà còn đặc biệt hấp dẫn bởi nhân vật sẽ sử dụng chính những vũ khí mà đám sói mang lại làm vũ khí cho mình. Game kết thúc khi chú lợn hết 10 mạng cho trước.
2) Train Simulator
Train Simulator là tựa game mô phỏng tàu hỏa rất chi tiết với đủ mẫu mã từ tàu chạy than cho tới siêu tốc đệm từ trường, mỗi DLC chứa một mẫu nhất định với khối lượng nội dung khá lớn, đây chính là lý do mà hãng phát triển không thể đưa tất cả chúng vào trong game.
Với việc tái hiện vô cùng chân thực và sống động, Train Simulator đã mang tới cho người chơi những trải nghiệm thú vị về công việc lái tàu trên những tuyền đường xuyên quốc gia. Game đòi hỏi sự tập trung, chính xác và cũng không kém phần thử thách. Với những game thủ yêu thích thể loại lái xe hay mô phỏng thực tế, Train Simulator thực sự là một tựa game rất đáng để thử. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn nghi ngại về đống DCL kia thì cũng đừng lo, với người chơi thông thường thì những mẫu tàu mặc định trong phiên bản gốc cũng là đã đủ để "nghịch ngợm" thoải mái rồi.
3) Planet Coaster
Planet Coaster là trò chơi mô phỏng, xây dựng và quản lý công viên. Bạn sẽ vào vai một nhà đầu tư chiến lược với số vốn ban đầu hạn chế. Sau khi khảo sát thực địa và nghiên cứu thị trường, bạn sẽ quyết định mua một mảnh đất để xây dựng công viên cùng các khu vui chơi giải trí phụ trợ.
Ra mắt lần đầu vào ngày 18/11/2016, Planet Coaster đã bất ngợ nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng game thủ. Theo tổng hợp đánh giá trên Steam, tựa game mô phỏng này sở hữu 94% ý kiến đánh giá tích cực, một con số mơ ước của mọi tựa game bom tấn. Thế mới biết, "hữu xạ tự nhiên hương", với một sản phẩm thực sự tốt thì kiều gì cũng sẽ tìm được một chỗ đứng xứng đáng.
4) Getting Over It with Bennett Foddy
Nếu có giải cho game "lầy lội" nhất năm 2017, Getting Over It with Bennett Foddy chắc chắn sẽ thắng lớn mà không phải bàn cãi. Trong Getting Over It, bạn sẽ phải leo qua cả rặng núi đá hùng vĩ với một cái búa tạ để đổi lấy phần thưởng "bí ẩn và tuyệt vời". Nhưng giống như mọi game khác của Bennett Foddy, nói luôn dễ hơn làm. Chỉ cần lệch tay một chút, chiếc búa mất điểm tựa, bạn có thể rơi xuống rất sâu và cuốn theo đó là toàn bộ những nỗ lực leo trèo trước đó.
5) Gorogoa
Được giới thiệu lần đầu tiên từ năm 2012, tuy nhiên ở thời điểm đó, đa số game thủ đều không để ý đến sự tồn tại của Gorogoa. Bẵng đi một thời gian, đến đầu năm 2017, tựa game của Buried Signal đã có màn tái xuất cực kỳ ấn tượng.
Nếu như hình ảnh là những ấn tượng ban đầu về trò chơi thì gameplay mới thực sự là linh hồn tinh túy nhất của Gorogoa. Trò chơi là sự kết hợp hoàn hảo giữa game giải đố và những yếu tố nghệ thuật tuyệt hảo. Với sự tỉ mỉ trong thiết kế cũng như những thách thức mà nhà sản xuất đem đến cho người chơi, có thể thấy điểm số 97% của Gorogoa là không quá chút nào.
6) The Plan
Thoạt nhìn cái tên và trailer của tựa game này, nhiều người sẽ cho rằng đây là một trò chơi nhảm nhí và không nên mất thời gian với nó. Tuy nhiên nếu nhìn vào mức đánh giá 92% với hơn 20.000 ý kiến khen ngợi, bạn có lẽ sẽ phải thay đổi lại suy nghĩ của mình.
Ngắn nhưng ấn tượng, đó là lời nhận xét ngắn gọn nhất về tựa game thú vị này. Thời gian game không dài nhưng trải nghiệm mà The Plan mang tới cho người chơi là vô cùng ấn tượng và đáng để thử. Game đưa bạn vào vị trí 1 chú ruồi bay qua khu rừng tối với những điều bí ẩn không biết trước. Phần lớn game mang lại trải nghiệm khám phá cuộc sống loài ruồi trong môi trường đẹp mắt, người chơi thực chất cũng không phải hoạt động nhiều vì The Plan cũng gần như 1 phiên bản phim ngắn.
Với hình ảnh và ý tưởng khá lạ, The Plan cố gắng truyền tải 1 thông điệp thú vị về cuộc sống. Mọi điều diễn ra trong game đều rất tự nhiên, không khiến bạn phải suy nghĩ nhiều, game giống 1 chuyến hành trình thư thái và nhiều ý nghĩa về cuộc sống. Âm nhạc nền là bài nhạc cổ điển của nhà soạn nhạc Edvard Grieg cũng là yếu tố gia tăng trải nghiệm tuyệt vời khi chơi.
Theo GameK
Có thể bạn chưa biết: Tựa game tưởng như nhảm nhì này lại là trò chơi đắt nhất trong lịch sử Steam với giá 150 triệu VNĐ Để sở hữu chọn bộ trò chơi này, bạn sẽ phải bỏ ra 6631$ (~ 150 triệu VNĐ). Tựa game đắt nhất bạn từng mua là bao nhiêu? 20$, 40$, 60$ hay 200$ ? Nếu bạn nghĩ đây đã là những con số lớn thì chắc chắn sẽ phải sốc khi biết đến tựa game sau đây. Để sở hữu chọn bộ trò...