“Lắc đầu” với đề xuất nâng mức tích nước thủy điện Sông Tranh 2
Lần thứ 2 tới thuỷ điện Sông Tranh 2 khi liên tiếp các vụ động đất lại tái xuất trong khu vực, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, chủ đầu tư xin được nâng mức tích nước đến cao trình 172m nhưng Chính phủ không đồng ý.
Thuỷ điện Sông Tranh 2 chỉ được phép tích nước ở mức thấp để hoạt động, phát điện.
Ngày 10/7, làm việc với UBND tỉnh Quảng Nam, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng yêu cầu, trước diễn biến khó lường của hiện tượng động đất, cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá sự an toàn của Thủy điện Sông Tranh 2, không để người dân hoang mang, lo lắng.
Sau sự cố thấm nước thân đập và động đất liên tiếp xảy ra tại Thủy điện Sông Tranh 2 cách đây gần 2 năm, Bộ Xây dựng đã phối hợp với cơ quan chức năng mời cơ quan tư vấn có uy tín của Nhật Bản – quốc gia thường xuyên xảy ra động đất vào đánh giá hiện tượng động đất và mức độ an toàn của Thủy điện Sông Tranh 2.
Video đang HOT
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, sau thời gian khảo sát, nghiên cứu, đánh giá, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đề nghị cho phép tích nước đến cao trình 172 m. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu các ý kiến của Bộ, ngành liên quan, trên cơ sở đề nghị của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước (Bộ Xây dựng), Chính phủ đã thận trọng, chỉ cho phép Thủy điện Sông Tranh 2 được tích nước đến cao trình 166 m.
Dù được phép tích nước ở mức an toàn nhưng Bộ Trưởng Trịnh Đình Dũng nhắc chủ đầu tư vẫn phải thường xuyên theo dõi những sự cố bất thường ở khu vực Thủy điện Sông Tranh 2.
“Hiện tượng động đất bất thường những ngày qua làm người dân lo lắng, dư luận lại xôn xao. Bản thân tôi liên tục chỉ đạo đơn vị liên quan của Bộ theo dõi, phối hợp, đôn đốc cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp đến hiện trường, gặp gỡ người dân để nắm bắt thông tin, tìm mọi giải đảm bảo an toàn cho người dân là số một” – Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nêu quan điểm.
Ngoài ra, Bộ trưởng cũng đề nghị, chính quyền địa phương, EVN, Bộ Công thương, phải thường xuyên quan tâm đến người dân, lắng nghe phản biện của báo chí, quyết liệt chỉ đạo chủ đầu tư dự án Thủy điện Sông Tranh 2 vận hành công trình an toàn, nếu không an toàn kiên quyết tạm dừng tích nước.
Sự cố thấm nước và hiện tượng động đất tại Thủy điện Sông Tranh 2, là vấn đề nóng được Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Xây dựng nhiều lần trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội khóa XIII. Năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2013 quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể từ cơ quan quản lý nhà nước, người quyết định đầu tư, chủ đầu tư và các chủ thể liên quan trong quản lý chất lượng công trình. Đặc biệt, Quốc hội vừa thông qua Luật Xây dựng sửa đổi (có hiệu lực từ 01/01/2015). Với những quy định này, việc kiểm soát quá trình đầu tư và vấn đề an toàn các công trình trong đó có các công trình thủy điện được đặc biệt chú trọng.
P.Thảo
Theo Dantri
Quy chế xét tặng nghệ nhân: Chậm mà vẫn chưa "chắc"
Được ban hành vào cuối tháng 6 vừa qua, bản Nghị định xét tặng các danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực Di sản văn hóa Phi vật thể đã "cán đích" sau... 12 năm, kể từ thời điểm Bộ VH, TT&DL được giao trách nhiệm xây dựng thông tư về vấn đề này.
Rất nhiều trường hợp như nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu đã qua đời trước khi Nghị định ra đời
Sự chậm trễ này đến từ hàng loạt lý do, trong đó gần nhất là việc phân định vai trò liên quan của Bộ VH,TT&DL (với lĩnh vực Di sản Phi vật thể) và Bộ Công Thương (với các nghệ nhân thủ công mỹ nghệ). Thậm chí, vào 6/2013, dự thảo Quy chế này đã được Bộ Tư Pháp thẩm định, tuy nhiên việc hoàn thiện nó phải tiếp tục lùi lại 1 năm để điều chỉnh theo Luật Thi đua Khen thưởng sửa đổi (Quốc hội thông qua vào cuối năm 2013).
Gồm 5 chương, 18 điều, Nghị định trên sẽ chính thức có hiệu lực từ 7/8/2014. Theo đó, việc xét duyệt các danh hiệu Nghệ nhân nhân dân (NNND), Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) sẽ được tiến hành 3 năm/lần, với 3 vòng xét duyệt từ các Hội đồng cấp cơ sở, cấp Bộ và cấp Nhà nước. Bên cạnh các đặc thù về tài năng và đạo đức, nghệ nhân được vinh danh còn phải đảm bảo tuổi nghề ít nhất 15 năm (NNƯT) hoặc 20 năm (NNND).
Quy định về tuổi nghề này được coi là một bước tiến so với bản dự thảo năm 2013 (khi số tuổi nghề dự kiến là 20 năm và 25 năm). Tuy nhiên, trong sự thất vọng của các chuyên gia về di sản văn hóa, Nghị định vẫn có những yêu cầu khá phức tạp về thủ tục làm hồ sơ xin xét tặng danh hiệu - cũng như các giấy tờ chứng nhận, bản kê thành tích liên quan, băng đĩa hình... cần có trong hồ sơ.
"Vẫn biết, chuyện máy móc về thủ tục xin - cho khi một cá nhân được vinh danh là điều đang tồn tại trong nhiều lĩnh vực, nhưng, với các nghệ nhân, chúng tôi đã từng hi vọng vào việc giảm bớt hoặc bỏ qua những thứ rườm rà này bởi đa phần họ đều đang ở độ tuổi gần đất xa trời hoặc sống ở vùng sâu, vùng xa" - nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian Đặng Hoành Loan chia sẻ. Trước đó, trong quá trình xây dựng Nghị định, nhiều chuyên gia như ông Loan cũng đã lên tiếng khiến bản dự thảo phải bỏ đi ý tưởng yêu cầu nghệ nhân xin vinh danh cần có một số huy chương trong các kì liên hoan chuyên môn.
Trong 10 năm trước khi Nghị định này ra đời, Hội Văn nghệ dân gian VN đã chủ động tìm kiếm và vinh danh hơn 300 nghệ nhân bằng danh hiệu "nghệ nhân dân gian" của riêng tổ chức này. Ngoài ra, một số địa phương khác cũng đã có những hình thức tự vinh danh và hỗ trợ kinh tế cho các nghệ nhân cao tuổi.
Theo Sơn Tùng
Thể thao & Văn hóa
Quảng Nam: Nhà cửa rung lắc mạnh liên tiếp, dân tháo chạy Động đất liên tiếp xảy ra trong những ngày qua vào khiến người dân địa phương vô cùng bất an. Khu vực thủy điện Sông Tranh liên tiếp xảy ra động đất trong một tháng trở lại đây. Theo thông tin từ Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần-Viện vật lý địa cầu cho biết, vào hồi 2h54 phút...