Lạc bước ‘viên ngọc sa mạc’ Ghadames
Ốc đảo mát mẻ giữa lòng sa mạc này đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Ghadames là tên một thị trấn – ốc đảo thuộc vùng Tripolitania, phía Tây Nam Libya, từng được mệnh danh là “viên ngọc của sa mạc”. Theo những tài liệu cổ hiếm hoi còn sót lại, Ghadames là một trong những thị trấn cổ nhất trên sa mạc với lối kiến trúc và cách sống truyền thống độc đáo.
Những ghi chú đầu tiên về Ghadames có từ thời kỳ La Mã, khi đó nó chưa có cái tên Ghadames mà được gọi là Cydamus. Ngày nay, nó là một ốc đảo thanh bình, chốn dừng chân cho những lữ khách mệt nhoài trên sa mạc.
Thị trấn có dân số khoảng 10.000 người, chủ yếu là những thổ dân Berber, sống trong những ngôi nhà truyền thống được làm từ gạch, bùn và lá cọ. Những vật liệu truyền thống từ thiên nhiên này được kết nối bằng cách xếp chồng lên nhau theo kiểu tổ ong.
Những ngôi nhà này đều được thiết kế kiến trúc theo chiều dọc, thường có hai tầng, với tầng một được sử dụng để chứa nguyên liệu cho cả gia đình. Phòng ở tầng một thường có hình chữ nhật, ngoài công năng lưu trữ đồ đạc còn là phòng ngủ và phòng khách.
Tầng trên với ban công dành riêng cho phụ nữ. Sở dĩ những người phụ nữ Berber được ở trên tầng cao nhất là để tránh ánh mắt của những người đàn ông xa lạ.
Những người phụ nữ Berber thường ngồi trên các ban công tầng hai này để tâm sự với phụ nữ nhà bên, trao đổi kinh nghiệm khâu vá, nấu nướng…
Video đang HOT
Đặc biệt hơn cả, phần cấu trúc bên dưới những ngôi nhà chằng chịt chẳng khác nào một hệ thống đường ngầm dưới mặt đất, thể hiện kỹ thuật và lối tư duy độc đáo của người dân sống trên sa mạc Sahara.
Những ngôi nhà của người Berber còn được ca ngợi với những họa tiết trang trí tinh xảo, đậm đà bản chất, không thể trộn lẫn với bất cứ dân tộc nào khác ở Sahara. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1986.
Theo 24h
Ngỡ ngàng trước những sa mạc cực lạ
Mỗi sa mạc đều có những kỷ lục, những điểm đặc biệt thu hút khách thập phương.
1. Sa mạc Taklamakan, Trung Á
Taklamakan theo tiếng địa phương có nghĩa là "nếu đặt chân đến thì không thể sống sót quay về"! Đây chỉ là sa mạc lớn thứ 15 trên thế giới, nhưng lại là một sa mạc lạnh - nơi duy nhất có sự trộn lẫn giữa cát và tuyết. Do gần các khối khí lạnh vùng Siberia nên khu vực này thường xuyên có những trận bão tuyết mùa đông, có khi tạo nên lớp tuyết dày đến 4cm. Điều đó khiến Taklamakan có sự chênh lệch nhiệt độ kinh khủng giữa ngày và đêm.
2. Sa mạc Lencois Maranhenses, Brazil
Lencois Maranhenses quả là sự kỳ diệu của thiên nhiên khi có mặt cả sự ướt át và sự khô cằn trong cùng một nơi: sa mạc xen kẽ hồ nước! Mặc dù không có thảm thực vật nào nhưng mưa lớn từ tháng 7 đến tháng 9 vẫn đổ đầy xen kẽ những cồn cát trắng xóa là những hồ nước ngọt xanh biếc. Sau đó là sự xuất hiện của cá, trai, rùa trong hồ chừng vài tháng rồi lại biến mất như chưa tồn tại. Chính những điều đặc biệt này đã tạo nên giá trị du lịch rất tốt cho khu vực.
3. Sa mạc Salar de Uyuni, Bolivia
Là một sa mạc muối khổng lồ, trông Salar de Uyuni như một tấm gương phẳng soi rọi thế giới. Vài nghìn năm trước, nơi đây vốn là hồ nước mặn Minchin, bị cạn trơ đáy và tạo nên đồng muối Salar de Uyuni. Cao khoảng 5565 mét so với mực nước biển, khoảng cách giữa Salar và bầu trời dường như không còn quá xa nữa. Khi sa mạc phản chiếu mây trên bầu trời xanh biếc, du khách sẽ được dịp tận hưởng cảm giác như đang "đi trên mây" vậy.
4. Sa mạc Farafra, Ai Cập
Farafra vốn là một sa mạc 100% cát trắng ở phía Tây Ai Cập và là nơi thường xuyên có hiện tượng chuyển màu độc đáo theo ngày đêm. Ban ngày, ánh nắng mặt trời phủ lên Farafra một màu hồng cam nhẹ nhàng, quyến rũ, nhưng về đêm, nhìn sa mạc như một Nam Cực thứ hai, trắng xóa và lạnh lẽo. Ở đây, lớp đá phấn bị "vân phong hóa" tạo ra lớp cát trắng xóa và những tảng đá mang hình dáng kỳ lạ rải rác khắp Farafra.
5. Sa mạc Atacama, Chile
Được mệnh danh là "sa mạc khô cằn nhất thế giới" vì gần như không có mưa trong hàng thế kỷ qua, nhưng không ở đâu được như Atacama: hoa nở giữa lòng sa mạc! Vào tháng 9, 10 hằng năm, một đợt sương mù dày đặc từ Thái Bình Dương "cập bến" Chile, mang theo hơi ẩm của biển. Thế là những bông hoa Ananuca, cúc dại, diên vĩ,... rụt rè mọc lên khỏi lớp cát, tạo nên một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú có một không hai. Sa mạc cũng vì vậy mà trở nên sống động lạ thường.
6. Sa mạc Namib, Namibia
Không phải sa mạc nào cũng có voi, trong số ít đó có sa mạc ở Namibia. Sa mạc Namib là một trong những sa mạc lâu đời nhất của thế giới (khoảng 80 triệu năm), vì vậy mà nó giữ được nhiệt độ khá ổn định cho sinh vật có thể sống sót.
7. Sa mạc Simpson, Australia
Sa mạc Simmson của Australia còn được biết đến với tên "sa mạc đỏ", vì cát ở đây có màu đỏ cam rực rỡ khác lạ. Màu sắc này là do thành phần cao sắt oxit trộn lẫn trong cát, dưới nắng trời chói chang cho ra kết quả. Nhưng đây hoàn toàn không phải một điểm đến du lịch thú vị, vì sức nóng kinh khủng của nó vào mùa hè. Chính phủ Australia cũng ban lệnh cấm, người nào đặt chân vào sa mạc Simpson sẽ bị phạt 1000 AUD (khoảng 21 triệu đồng).
8. Sa mạc đen, Ai Cập
Ai Cập sở hữu hai sa mạc ở hai thái cực: sa mạc trắng Farafra và sa mạc đen! Sa mạc đen cách Farafra 100 km về hướng Đông Bắc, là kết quả của sự phun trào núi lửa. Màu đen của nó chính là tàn tro núi lửa lẫn với cát mà tạo thành. Ở đây, du khách thường bắt gặp những tảng đá màu đen xen kẽ với đá nâu vàng lạ mắt.
9. Nam Cực
Bản thân Nam Cực là một sa mạc lạnh khổng lồ của thế giới. 98% vùng đất này ngập chìm trong lớp băng tuyết dày cộm nhưng độ ẩm không khí lại gần như bằng không! Bão tuyết cùng những cơn gió với tốc độ lớn thường xuyên phủ kín những công trình xây dựng, gây khó khăn lớn cho việc nghiên cứu. Vì thời tiết ở đây vừa khắc nghiệt, vừa ẩm lạnh đến thấu xương, nên con người không thể sinh sống nổi.
10. Sa mạc Sahara, Bắc Phi
Khi yêu cầu bạn nói tên của một sa mạc, cái tên Sahara chắc chắn sẽ xuất hiện đầu tiên trong suy nghĩ của bạn! Sahara, sa mạc rộng lớn và được biết đến nhiều nhất trên thế giới, trải dài trên một diện tích đến 9 triệu km vuông. Sahara bao phủ phần lớn Bắc Phi và là "mái nhà chung" của nhiều bộ tộc du cư khác nhau, tổng dân số có thể lên đến 4 triệu người - một con số ấn tượng trong một sa mạc khô cằn.
Theo 24h
Khám phá sa mạc Gobi Rất nhiều tài liệu về Gobi nói rằng: chưa đến Gobi là coi như chưa đến Mông Cổ. Thế là chúng tôi quyết định đến được Gobi cho thỏa chí. Tuy nhiên, mọi chuyện không đơn giản. 1. Đến với Gobi chỉ có con đường duy nhất là đi máy bay. Và cũng chỉ có 1 hãng hàng không duy nhất có chuyến...