Lá trầu Không thể thiếu sau sinh
Nhờ việc xông lá trầu không mà vùng kín của em phục hồi rất nhanh sau sinh nở.
Nhân lúc bạn Heo đang ngủ say, em mới có dịp lên mạng tám chuyện với chị em. Thấy nhiều mẹ bầu đến kỳ sinh nở lo lắng về chuyện chăm sóc vùng kín sau sinh quá. Em dù gì thì cũng đã qua một lần sinh nở nên có chút ít kinh nghiệm và rất muốn chia sẻ với chị em.
Vốn là hồi mang bầu em rất hay bị ngứa vùng kín các chị ạ. Theo em được biết thì khi mang thai, tiết dịch âm đạo thường nhiều hơn nên vùng kín đễ ẩm ướt và từ đó chúng ta có cảm giác ngứa ngáy. Dù biết nguyên nhân là thế nhưng em chẳng thể làm cách nào ngoài việc vệ sinh hàng ngày với nước ấm và dung dịch vệ sinh phụ nữ. Thế nhưng suốt 4 tháng đầu mang thai, tình trạng ẩm ướt và ngứa ngáy chẳng thuyên giảm.
Hồi đó em về quê chồng chơi, thấy mặt em lúc nào cũng nhăn nhó, mẹ mới hỏi có phải em không được khỏe? “Được lời như cởi tấm lòng” em đành đem chuyện thầm kín của mình tâm sự với mẹ. Em bảo với mẹ rằng chẳng hiểu sao từ ngày có bầu tới giờ em luôn bị ngứa âm đạo. Em rất sợ bệnh sẽ ảnh hưởng đến con. Nghe xong chuyện, mẹ chồng bảo sao không nói với mẹ sớm, sao cứ âm thầm chịu đựng thế. Xong rồi bà đi sang nhà bác hàng xóm một lúc, mang về một nắm lá trầu không xanh mướt. Mẹ chồng tự tay rửa sạch, vò nát, cho vào nồi, cho thêm một chút muối nữa và cho nước vào đun sôi. Đun sôi khoảng 10 phút, bà bỏ ra ngoài cho nguội rồi 30 phút sau khi nước lá trầu không còn âm ấm, bà bảo em dùng để rửa vùng kín.
Mẹ chồng đã mách em cách trị ngứa vùng kín bằng lá trầu không. (ảnh minh họa)
Em thì chưa từng nghe đến cách làm này nhưng nghĩ mẹ chồng dù sao cũng có nhiều kinh nghiệm hơn mình, bà lại sinh đến 4 người con rồi nên cách của mẹ chắc là hiệu quả. Trước khi em vào nhà vệ sinh mẹ còn gọi với bảo không cần ngâm vùng kín quá lâu, cũng không được thụt rửa sâu, chỉ rửa như bình thường là được.
3 ngày ở nhà mẹ chồng, em đều được mẹ đun nước lá trầu không cho vệ sinh vùng kín. Cộng nhận là hiệu quả thật. Chỉ 3 ngày thôi mà em đã bớt ngứa đến 90%. Hôm 2 vợ chồng đi lên Hà Nội, bà còn hái cho em một nắm to bảo mang lên để tủ lạnh dùng dần lúc cần thiết. Mẹ chồng còn dặn thêm là lá trầu cũng rất tốt cho bà đẻ. Sau sinh, nhớ phải mua lá trầu không về để xông và rửa vùng kín.
Mẹ chồng nhắc đi nhắc lại thế nhưng sau lần về quê đó, vùng kín em hết ngứa hẳn và bài thuốc với lá trầu không em cũng quên luôn. Đến khi Heo chào đời rồi, em cũng chẳng nghĩ gì đến việc vệ sinh vùng kín với lá trầu như lời mẹ chồng dặn. Em sinh được khoảng 10 ngày thì bà nội lên chăm cháu thay cho bà ngoại. Vừa lên đến nơi, mẹ chồng đã hỏi em đã xông vùng kín được lần nào chưa. Lúc này em mới nhớ ra bài thuốc của mẹ. Em vội bảo anh xã ra chợ mua thì mẹ ngăn lại. Bà nói đã chuẩn bị sẵn lá trầu không đây rồi. Hóa ra là mẹ chồng em đã hái sẵn lá trầu không ở quê mang lên cho em.
Từ hôm đó cứ 2 ngày một lần, mẹ lại đun nước lá trầu không muối cho em xông và rửa vùng kín. Nước này vừa đun sôi, bà đổ ra chậu nhỏ, để bớt nóng một chút rồi bảo em ngồi cao lên trên chậu để hơi nước bốc lên vùng kín. Theo mẹ chồng em thì cách làm này sẽ giúp hơi nước lá trầu thấm sâu vào trong vùng kín, giúp vùng kín sạch mùi hôi (vì sản dịch sau sinh) và ngăn ngừa nấm, ngứa. Ngồi xông khoảng 10 phút, đợi nước này nguội, mẹ bảo em lấy ngay nước đó để rửa lại vùng kín. Phải công nhận những ngày sau sinh, sản dịch kéo dài đến 1-2 tuần khiến vùng kín em lúc nào cũng ẩm ướt khó chịu. Ấy vậy mà áp dụng cách xông và rửa với lá trầu không của mẹ chồng, em thấy vùng kín khô ráo, sạch sẽ hơn hẳn.
Video đang HOT
Sau sinh, chị em nên xông vùng kín với lá trầu không. (ảnh minh họa)
Tham khảo trên mạng, em mới biết rằng lá trầu không có rất nhiều công dụng. Thành phần quan trọng của lá trầu không là đường và tinh dầu. Trầu không có hoạt tính ức chế các chủng vi khuẩn, các chủng nấm, các nguyên sinh động vật… nên có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào bộ phận nhạy cảm nhất của phụ nữ. Lá trầu không còn giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, nấm ngứa và giúp vùng kín chị em khô ráo nữa.
Điều đặc biệt là nhờ xông, rửa vùng kín với lá trầu không mà vết khâu do rạch tầng sinh môn khi đẻ của em rất nhanh lành các chị ạ. Vì khi rửa nước này, da dẻ sẽ khô ráo, giúp vết thương cũng nhanh khô và lành. Tuy nhiên, chị em chỉ nên rửa 1 tuần 2-3 lần và trong 2 tháng đầu sau sinh thôi nhé. Vì rửa hàng ngày sẽ giúp da chúng ta bị khô đấy. Với phụ nữ bình thường, nếu có hiện tượng ngứa vùng kín hoặc sau thời kỳ kinh nguyệt cũng có thể vệ sinh vùng kín bằng nước lá trầu không cũng rất sạch và bớt ngứa ngáy đấy.
Một chút kinh nghiệm nhỏ về việc chăm sóc vùng kín khi mang thai và sau sinh, xin chia sẻ với chị em. Hy vọng chúng sẽ có ích cho các mẹ.
Theo VNE
Đổi mới giáo dục không thể thiếu thực tế
"Không đến tận nơi sẽ không thấy vấn đề; cứ bày ra, cứ cào bằng, đến lúc chỗ nào cũng cần tiền thì sẽ lại không làm được!", Giáo sư Hoàng Xuân Sính nói về câu chuyện đổi mới giáo dục.
Bà Hoàng Xuân Sính, nữ tiến sĩ toán học đầu tiên của Việt Nam là một trong những người sáng lập trường đại học (ĐH) dân lập đầu tiên ở Việt Nam. GS Sính đã trao đổi với phóng viên báo Tiền Phong về bản dự thảo Đề án Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam gần đây nhất.
Giáo sư Hoàng Xuân Sính
Cảm nhận của bà khi đọc bản dự thảo Đề án Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục VN gần đây nhất là gì?
Bản dự thảo còn chung chung, thiếu thực tế và sẽ đến một ngày, người ta thấy là không làm được, phải xin tiền... Vì chưa vạch ra đường lối đi cụ thể nên tình cảnh giống như một người tiền thì ít mà muốn "bước đi rất dài", cái gì cũng làm! Người cầm chịch giáo dục, ngoài hiểu biết về giáo dục, phải hiểu biết về kinh tế, để tính xem hệ thống của mình là thế nào, chỗ nào cần đầu tư, đầu tư bao nhiêu, có tiền không, chỗ nào không cần hoặc chỗ nào cần hy sinh, không thể cào bằng tất cả.
Sinh viên Đại học Dân lập Thăng Long trong giờ học. Ảnh: Ngọc Châu.
Vậy theo bà, những chỗ nào còn bất hợp lý?
Anh lái xe của tôi có 2 con; cháu lớn học ở một trường tốt của Hà Nội. Anh này than: vô lý, trường tốt rồi nhưng tiền học thêm mỗi tháng là 2 triệu hơn, một năm hơn 20 triệu đồng, nhiều hơn cả học phí học ĐH.
Hay như, đối với người nông dân, Việt Nam là đất nước nông nghiệp, cái ăn cái uống của cả nước đặt lên vai họ, thế mà, việc con em họ không có đủ điều kiện để học hành cũng không được xem xét tới. Ai đời, trường ở khu vực thành phố thì rõ to, rõ đẹp; trường ở nông thôn, miền núi thì chát bùn, chát đất...
Thế mà cứ say sưa bàn đến chương trình, sách giáo khoa, giảm tải... Tôi có thể khẳng định: chương trình hoàn toàn không nặng. Nặng là do học thêm nhiều quá! Tôi ở tập thể trường Hà Nội-Amsterdam, ngày nào cũng thấy đầy trẻ em đeo kính cận, ba lô nặng trịch sau lưng, đợi lớp sắp tan để vào học tiếp. Phụ huynh đợi đón con đông nghịt phố. Câu chuyện quá tải nằm ở đó chứ không phải giảm tải!
Đối với hệ thống ĐH thì tôi chỉ xin lấy một ví dụ tôi nhìn thấy khi đi "vi hành" các trường ngoài công lập (trường Lương Thế Vinh ở Nam Định). Một thành phố không to, sản xuất không lớn có một trường ĐH được xây dựng chính quy có nhà xưởng thực tập, nhà nội trú, nơi thực hành... như Lương Thế Vinh là đủ.
Nhưng đang yên đang lành, một trường cao đẳng (CĐ) được phép nâng cấp thành ĐH (xin lỗi nhé, trừ cái mác là ĐH, còn CĐ là CĐ, làm sao là ĐH được!); sau đó, lại có thêm 2 trường ĐH nữa xuất hiện.
Thế là sinh viên đổ hết vào ĐH công lập học. Một trường như Lương Thế Vinh mà rục xuống, chết ngắc ngoải. Hay như cho thành lập Trường ĐH Trưng Vương dưới chân núi Tam Đảo. Có nữ sinh nào dám đi đến chân núi vào lúc lảng bảng cuối chiều, đường vắng hoe để học không? Thế là... chết!
Vậy bà có đề xuất nào không?
Người làm giáo dục phải thực tế và biết mình đang làm giáo dục ở đâu, từ đó mới vẽ nên bức tranh của mình chứ không thể như người làm bản dự thảo, đã đứng trên vai trò của một anh làm giáo dục của một đất nước có tiền để làm ra một thứ hoàn toàn trên lý thuyết...
Nghe bà miêu tả, có thể phác họa chân dung một người làm giáo dục ít tiền nhưng lãng mạn đến thiếu thực tiễn. Bà có thể mách nước cụ thể hơn không?
Trước khi vẽ bức tranh chung cho cải cách, người hoạch định chính sách cần phải biết đầu tư trọng tâm ở đâu trong cùng một cấp học, trong từng địa phương để có kế hoạch cụ thể và phải hiểu được "giáo dục ăn thủng ngân sách", như người Pháp đã nói, chứ không thể quá phi thực tế.
Khi tiền có ít thì chỉ nên rót thực sự vào các trường nghiên cứu khoa học (ĐHQG) và một số trường đào tạo kỹ sư, kinh tế lớn, trường sư phạm, những trường mà thiếu họ, "dây chuyền sản xuất" của đất nước không vận hành được. Loại thứ hai cần được quan tâm là trường CĐ đào tạo kỹ thuật viên.
Như vậy, khu vực dân lập sẽ bị "bỏ rơi" và tình cảnh họ có bi đát hơn không?
Trường ngoài công lập chỉ cần chính sách để đứng vững, chứ làm cái kiểu đẩy trường tư ra xa, cho xây trường công lập học phí rẻ đầy ra ở trung tâm thì ngoài công lập nào tuyển sinh được. Để trường tư phát triển, nếu không có tiền giúp họ thì có chính sách hữu hiệu là đủ.
Dù làm gì cũng nên biết một điều: không đến tận nơi sẽ không thấy vấn đề; cứ bày ra, cứ cào bằng, đến lúc chỗ nào cũng cần tiền thì sẽ lại không làm được!
Cảm ơn bà!
GS Hoàng Xuân Sính từng được nhà nước Pháp trao tặng Huân chương Cành cọ Hàn lâm vì những đóng góp cho việc phát triển và hợp tác khoa học giữa hai quốc gia Pháp - Việt.
Theo TNO
Những cách tự nhiên chữa hôi nách hiệu quả Những phương pháp trị hôi nách hiệu quả được lưu truyền trong dân gian từ lâu. Chính nhờ những công dụng như tính acid, tính cay, nóng khử mùi ... mà phèn chua, gừng, lá trầu không đều thuộc top 5 cách tự nhiên chữa hôi nách hiệu được nhiều người áp dụng. Top 5 cách chữa hôi nách từ tự nhiên 1....