Lá tía tô và lá kinh giới có tác dụng gì với sức khỏe?
Tía tô và kinh giới là hai loại rau gia vị quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày, vậy lá tía tô và lá kinh giới có tác dụng gì với sức khỏe?
Lá tía tô và lá kinh giới không chỉ là loại rau gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn mà còn là vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền. Vậy, lá tía tô và lá kinh giới có tác dụng gì với sức khỏe?
Lá tía tô và lá kinh giới có tác dụng gì với sức khỏe?
Tác dụng của lá tía tô
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, lá tía tô màu xanh đậm, bên trong nhiều gân màu đỏ tía. Từ xa xưa, người Việt đã lưu truyền nhiều bài thuốc từ dược liệu này và các món ăn dân giã không thể thiếu tía tô. Không ít nghiên cứu chỉ ra rằng lá tía tô có thể hỗ trợ điều trị cúm, ngộ độc thực phẩm, hen suyễn, virus đường hô hấp, tiểu đường.
Các công dụng tiêu biểu của dược liệu tía tô có thể kể đến là:
Hoạt chất Priseril ở lá tía tô có vai trò cải thiện sắc tố và loại bỏ tế bào chết trên da tương đối hiệu quả. Xét trên phương diện này thì lá tía tô giúp cho da trở nên đều màu và tươi sáng hơn. Mặt khác, thành phần vitamin E trong lá tía tô còn tăng cường độ ẩm và giúp da trở nên mịn màng.
Chống dị ứng, bảo vệ hệ tim mạch và thần kinh
Chiết xuất thu được từ lá tía tô có thể ngăn cản sự xuất hiện của phản ứng dị ứng bên trong cơ thể. Thành phần Omega-3 trong loại lá này tương đối cao nên chống viêm, chống oxy hóa tốt đồng thời cũng là nguồn năng lượng để tăng cường chức năng nhận thức của não bộ, nhờ đó mà chống lại nguy cơ mất trí nhớ ở người già. Đặc biệt, Omega-3 nếu được hấp thụ hàng ngày còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch.
Điều trị gout và tốt cho tiêu hóa
Có đến 4 hoạt chất trong lá tía tô có thể làm giảm enzym xanthin oxidase – tác nhân làm hình thành axit uric gây ra bệnh gout. Lý giải về lá tía tô có tác dụng gì qua các thử nghiệm đã được thực hiện cho thấy rằng, việc hàng ngày sử dụng chiết xuất từ lá tía tô sẽ cải thiện triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa, bệnh trào ngược dạ dày và chứng táo bón nhẹ ở hội chứng ruột kích thích.
Phòng bệnh ung thư
Một lượng lớn luteolin, axit rosmarinic và triterpene trong lá tía tô được chứng minh có khả năng chống lại các tế bào ung thư đang tiềm ẩn bên trong cơ thể.
Chữa bệnh về da
Uống nước lá tía tô có thể cải thiện tình trạng mẩn ngứa, mề đay trên da. Việc dùng loại nước này hàng ngày đặc biệt hiệu quả với việc đẩy lùi các triệu chứng buồn bực, ngứa ngáy ở người bị nổi mề đay.
Video đang HOT
Hỗ trợ giảm cân
Nước từ lá tía tô có nhiều protein thực vật, khoáng chất, chất xơ và vitamin nên sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu hóa của dạ dày từ đó giảm nguy cơ bị thừa cân và béo phì.
Tác dụng của cây kinh giới
Bài viết của DS Đỗ Bảo trên Báo Sức khỏe & Đời Sống cho biết, kinh giới còn có tên là khương giới, giả tô có tác dụng giải cảm, giải độc, cầm máu…Tinh dầu kinh giới có tác dụng kháng khuẩn.
Dưới đây là những tác dụng của lá kinh giới đối với sức khỏe:
Công dụng giải cảm, làm ra mồ hôi
- Kinh giới trị các bệnh ngoại cảm phong hàn, có thể phối hợp với tía tô, bạch chỉ (dùng kinh giới tuệ, tác dụng mạnh hơn).
- Kinh giới trị ngoại cảm phong nhiệt phối hợp với ngưu bàng tử, bạc hà, liên kiều, cúc hoa.
Công dụng thanh nhiệt, giải độc
Làm cho sởi đậu mọc, phối hợp với cát căn, ngưu bàng, thuyền thoái.
Trị dị ứng mẩn ngứa, dùng kinh giới sao vàng sắc uống; hoặc sao lá kinh giới với cám rồi xát nhẹ trên chỗ bị da ngứa.
Công dụng khứ ứ, chỉ huyết (cầm máu)
Kinh giới đem sao cháy, có tác dụng cầm máu tử cung, đại tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, băng lậu… thời gian phụ nữ có kinh nguyệt mà bị cảm mạo dùng kinh giới sao, uống rất tốt, có thể phối hợp với các vị cầm máu khác để tăng cao hiệu quả trị liệu.
Khử phong chỉ kinh (dùng trong trúng phong cấm khẩu)
Khi bị trúng phong toàn thân tê dại, bất tỉnh, chân tay nặng nề, mặt, mắt, miệng méo xệch. Dùng hoa kinh giới khô 10g, tán bột, mỗi lần uống 5g với nước sôi để nguội hoặc dùng rượu để chiêu thuốc.
Lá kinh giới (trái) và tía tô rất tốt cho sức khỏe
Hoặc dùng bài: Kinh giới tươi 100g, bạc hà tươi 100g. Giã nát, lọc lấy nước cốt của hai vị trộn đều, mỗi lần uống 15ml, uống dần trong ngày. Phương pháp này còn dùng để chữa bệnh trúng thử (cảm nắng, cảm nóng).
Lợi đại tiểu tiện
Dùng khi đại tiểu tiện bí táo phối hợp với đại hoàng. Nếu tiểu tiện bí thì giảm đại hoàng. Nếu bí đại tiện giảm kinh giới.
Chú ý: Những trường hợp đổ mồ hôi nhiều, bệnh động kinh, sởi đậu mọc, mụn nhọt đã vỡ không dùng kinh giới.
Trên đây là những tác dụng của lá tía tô và lá kinh giới với sức khỏe.
Những loại rau gia vị tăng sức đề kháng, phòng bệnh trong thời tiết giao mùa
Tính cay ấm trong một số loại rau gia vị như rau mùi, rau húng, sả, tía tô... giúp sát khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trong thời tiết giao mùa.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y dược TP.HCM, cho biết từ xa xưa các loại rau thơm được sử dụng để tăng hương vị cho món ăn và góp phần phòng bệnh, chữa bệnh. Dưới đây là các loại rau gia vị quen thuộc, có tính cay ấm, mùi thơm, chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng đề kháng, tốt cho sức khỏe.
1. Rau mùi
Rau mùi hay còn được gọi là ngò ta. Rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc, tiêu thức ăn, trị phong tà, thông đại tiểu tiện, trị các chứng đậu, sởi khó mọc, phá mụn độc...
2. Sả
Sả thường được ăn sống hoặc dùng làm gia vị tẩm ướp cho các món ăn. Sả có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng kích thích ra mồ hôi, sát khuẩn, chữa ho do cảm cúm và giúp lợi tiểu.
Sả còn được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu...
3. Húng chanh
Húng chanh hay còn gọi là cây rau tần. Trong dân gian thường dùng lá tươi làm rau sống trong các bữa ăn. Húng chanh có vị chua the, thơm hăng, tính ấm, vào phế có công dụng giải cảm, tiêu đờm, khử độc và các chứng bệnh cảm cúm, lạnh phổi, có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, có tác dụng chữa viêm họng, giải cảm, cho ra mồ hôi và chữa ho, chữa cảm cúm, sốt không ra mồ hôi được,...
Húng chanh (rau tần) có vị chua the, thơm hăng, tính ấm. Ảnh LÊ CẦM
Trong dân gian thường dùng lá húng chanh tươi hoặc sắc uống. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất thuốc nam cũng thường chưng cất tinh dầu húng chanh kết hợp với một số thảo dược khác để sản xuất thuốc trị ho, cảm cúm.
4. Húng quế
Theo đông y, húng quế có vị cay, tính nóng, có mùi thơm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giảm đau, kích thích tiêu hóa. Toàn cây có tác dụng chữa cảm cúm, cảm sốt nhức đầu, ho, nghẹt mũi, đầy bụng, kém tiêu.
5. Bạc hà
Bạc hà cùng họ với húng quế, là một loại rau gia vị ăn sống. Húng cây là một bài thuốc khá hữu hiệu trong việc chữa trị cảm cúm và các vết côn trùng cắn, giúp lợi tiêu hóa, chữa chứng đầy hơi, thấp khớp, nấc cục, thông cổ, trị viêm xoang nhẹ...
6. Tía tô
Tía tô là vị thuốc được y dược học đông phương xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi) thuốc nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh) cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt. Tía tô có hai loại: tía tô mép lá phẳng, màu tía nhạt, ít thơm và tía tô mép lá quăn, màu tía sẫm, mùi thơm nồng.
Không chỉ là rau gia vị thơm ngon, tía tô còn là cây thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa.
Lá tía tô có vị cay, tính ấm. Ảnh LÊ CẦM
7. Lá lốt
Lá lốt còn có tên là tất bát, thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae). Lá lốt là loại cây mọc hoang và được trồng ở khắp mọi nơi. Lá lốt có công dụng ấm trung tiêu, ấm dạ dày. Chữa nôn mửa do bị khí lạnh bụng đầy đau. Chữa nhức đầu, đau răng, mũi luôn luôn chảy nước, đại tiện lỏng ra nước, ra máu.
Trong dân gian, lá lốt thường được dùng chữa các bệnh như đau nhức xương khớp, bệnh phụ khoa (các viêm nhiễm ở vùng âm đạo, ngứa, ra khí hư), chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân...
8. Thì là
Lá thì là là gia vị quen thuộc không thể thiếu trong món canh cá, canh lươn, ốc, giúp tăng thêm hương vị thơm ngon cho món ăn, loại bỏ được mùi tanh. Trong đông y, thì là là một vị thuốc rất thông dụng. Hạt và lá thì là vị cay, tính ấm, không độc, điều hòa món ăn, bổ thận, kích thích giúp ăn ngon miệng và tốt cho hệ tiêu hóa.
Chuối luộc ăn có tốt? Ngoài chuối chín, chuối chiên thì chuối luộc cũng là món ăn khoái khẩu của nhiều người, vậy chuối luộc ăn có tốt không? Từ lâu chuối được xếp vào danh sách đầu tiên của các "siêu thực phẩm". Chuối được nhiều người yêu thích không chỉ bởi hương vị thơm ngon mà còn bởi những lợi ích của chuối đối với sức...