Lá thư xúc động Hoa hậu Diễm Hương viết cho con trai 8 tháng tuổi
Hoa hậu Diễm Hương tin con trai sẽ là người đàn ông bản lĩnh, tự tạo dựng mái ấm riêng cho mình và gia đình.
Trải qua những ồn ào của cuộc hôn nhân đầu không mấy hạnh phúc với một đại gia, Hoa hậuDiễm Hương đã tìm được bến đỗ mới của cuộc đời mình trong vòng tay yêu thương của người đàn ông hết sức bình dị và tổ ấm của họ nhanh chóng chào đón một “hoàng tử bé” ngay sau đó.
Gia đình nhỏ hạnh phúc của Hoa hậu Diễm Hương
Khác với một Diễm Hương có phần kiêu sa qua những bức ảnh, ngoài đời Hoa hậu thế giới người Việt 2010 là người hết sức tình cảm. Cô từng dành những lời ngọt ngào cho cậu con trai của mình ngay từ khi bé còn là một hình hài nhỏ bé trong bụng mẹ. Và mới đây nhất, Diễm Hương lại khiến nhiều người xúc động khi tâm sự rất thật lòng gửi tới chàng trai Noah 8 tháng tuổi.
Bức thư xúc động Hoa hậu viết cho con trai Noah
Cô viết: “Chàng trai nhỏ đẹp trai của Mẹ! Con biết không, trong cuộc sống này, Ba Mẹ còn rất nhiều điều cần phải giải quyết. Những khó khăn, những thử thách trập trùng phía trước. Bởi lẽ, gia đình mình thì chỉ vừa mới bắt đầu con đường HẠNH PHÚC thôi con ah!
Cũng như muốn xây 1 căn nhà, muốn căn nhà được tồn tại xinh đẹp với thời gian, chúng ta cần có phải nền móng vững chắc, cấu trúc và thiết kế tỉ mỉ. Căn nhà nhỏ, nền móng nhỏ, công sức ít. Nhưng Ba Mẹ thương con, thương con rất nhiều, nên… chỉ biết là phải có 1 cơ ngơi to lớn, ở bên trong đó chắc chắn phải luôn đong đầy tình thương yêu của Gia đình chúng ta, để dành cho con phát triển, vui chơi và học tập. Mà để được như vậy, thì cần có thời gian, công sức cũng như trí tuệ, con trai ah!”
Bé Noah với tư thế ngủ đáng yêu
Video đang HOT
Cũng như bao bà mẹ trẻ khác, Diễm Hương cũng không giấu nổi tâm trạng lo lắng khi nghĩ về ngày con trai lớn và rời khỏi vòng tay mình: “Dù Mẹ biết rõ về 1 ngày kia, con trai Mẹ sẽ cất cánh bay khỏi vòng tay Mẹ, con sẽ sớm thành nhân và có thành tựu của riêng mình. Con trai Mẹ sẽ là người đàn ông bản lĩnh, con sẽ phải tự tạo dựng mái ấm riêng cho mình và gia đình của con cũng như Ba của con. Noah của Mẹ sẽ là người đàn ông như vậy!
Mẹ tin vào điều đó!
Kể từ khi sinh con, Hoa hậu Diễm Hương chưa từng một lần công bố ảnh cận cảnh khuôn mặt của con. Cô thường chỉ khoe bàn tay, bàn chân hay cái lưng nhỏ xinh. Đây là kiểu ảnh duy nhất về bé Noah đã được chụp nghiêng để che khuôn mặt rất khéo léo khiến cư dân mạng luôn tò mò về ngoại hình của cậu.
Diễm Hương cũng mong muốn con trai sẽ tự lập trên chính đôi chân của mình, và ba mẹ sẽ là hậu phương luôn ở bên cạnh: “Mẹ sẽ không cho con được gì hơn, ngoài trừ kiến thức – sự giáo dục kĩ lưỡng và tình yêu thương vô bờ của mình.
Dẫu thế, nhà của Ba Mẹ sẽ luôn ở đó, chào đón con hay gia đình của con mỗi khi trở về. Sẽ là nơi trao cho con thêm sức mạnh trong mọi quyết định của đời mình, là nơi con sẽ sạc lại năng lượng những lúc cuộc sống ngoài kia rút cạn sức lực của con. Và con trai nè, bật mí cho con nhé, Ba nói với Mẹ, Ba mong muốn nhà chúng ta sẽ là điều con tự hào nhất khi nghĩ về! “
Mẹ con Diễm Hương tay trong tay hạnh phúc đong đầy
Người đẹp cũng lường trước những khó khăn trong tương lai khi muốn xây dựng một nền tảng cơ bản cho con cũng như duy trì tổ ấm của mình trước sóng gió cuộc đời: “Ba Mẹ đã chuẩn bị rồi, Ba muốn để lại cho con là sự kiêu hãnh và niềm tự hào, Mẹ muốn tặng con là 1 tình yêu không toan tính và vụ lợi.
Và để làm được tất cả những mong mỏi đó của Ba Mẹ, Ba Mẹ biết rõ lắm về những mệt mỏi và áp lực của cuộc sống đời thường sắp tới. Nhưng chỉ cần cho Mẹ được nghĩ về con, Ba được “nhìn thấy con là anh vui rồi” thì… không gì ngăn cản được sự quyết tâm mạnh mẽ của Ba Mẹ với tương lai của chúng ta, con ah! Còn việc của con hãy ăn, hãy ngủ, hãy học tập và vui chơi, “Cục thúi” nhé!”
Theo Luna / Trí Thức Trẻ
10 bộ phim mang đề tài tôn giáo gây tranh cãi
Khai thác đề tài tôn giáo là một hướng đi khá rủi ro đối với các nhà làm phim vì độ nhạy cảm của công chúng trước các tình tiết và nội dung trong phim.
The Exorcist (1973): Mặc dù thành công về mặt thương mại và trở thành một trong những tượng đài phim kinh dị cho đến tận ngày nay, The Exorcist vẫn là một tựa phim lọt vào danh sách "báng bổ" của Nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã. Tuy thánh giá cũng như thánh kinh là vũ khí hiệu nghiệm để tiêu diệt con ác quỷ đã nhập vào bé gái Regan McNeil, nhưng những lời phỉ báng, từ ngữ tục tĩu dành cho Chúa trời được gào thét xuyên suốt phim lại quá mạnh mẽ và gây "ấn tượng sâu sắc" cho cộng đồng Công giáo.
Monty Python's Life of Brian (1979): Do nhóm hài kịch Monty Python thực hiện, bộ phim xoay quanh câu chuyện về Brian, một chàng trai Do Thái được sinh ra vào đúng thời gian và địa điểm như Chúa Jesus, rồi bị nhầm lẫn thành Đấng cứu thế. Khi vừa ra mắt tại Anh, bộ phim lập tức bị cấm trình chiếu ở nhiều thành phố có đông người dân theo đạo. Tại New York, thậm chí nhiều cha xứ và nữ tu đã ra đường biểu tình để ngăn cấm phim phát hành. Lý do chủ yếu khiến họ cảm thấy bị xúc phạm tín ngưỡng là hình ảnh cuối phim, khi nhân vật Brian bị đóng đinh y hệt như Chúa Jesus.
The Prince of Egypt (1998): Bộ phim hoạt hình năm 1998 không đặc tả chân dung một Moses khắc khổ, bi hùng với diễn biến nội tâm phức tạp như phiên bản điện ảnh Exodus: Gods and Kings mới đây. Nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng trẻ em mặc dù vẫn dựa trên nguyên tác là các sự kiện trong kinh Cựu ước, Hoàng tử Ai Cập là bộ phim hoạt hình gây được thiện cảm cho người xem về một chàng hoàng tử dũng cảm sẵn sàng hy sinh bản thân cho tương lai người dân. Tuy nhiên, phim bị cấm trình chiếu ở hai quốc gia Malaysia và Maldives, những nơi vốn có phần lớn dân số theo đạo Hồi. Theo đức tin của các tín đồ Islam, nhà tiên tri hay người đưa tin trong huyền tích đều đại diện cho ý Chúa, vì vậy việc đưa hình ảnh họ lên phim là một điều báng bổ.
Stigmata (1999): Là tác phẩm kinh dị tâm linh xoay quanh những bí ẩn đáng sợ và ý nghĩa thực sự của biểu tượng thánh giá, Stigmata bị toàn thể cộng đồng Thiên chúa ở Mỹ lẫn Nhà thờ Thiên chúa La Mã tẩy chay. Được xem như một biểu tượng thiêng liêng đối với các tín đồ, bản thân hình ảnh thập tự giá trong phim lại được miêu tả như nguyên nhân gây ra những sự kiện siêu nhiên thảm khốc. Chưa kể trong phim còn có một nhân vật theo chủ nghĩa vô thần, tin rằng thánh giá là dấu ấn của sự nguyền rủa và một cha xứ tìm cách che giấu những sự thật chết người.
Dogma (1999): Thuộc thể loại hài hước, Dogma là một trong những tựa phim hiếm hoi giễu nhại tôn giáo và nhà thờ. Đây cũng là một trong những bộ phim "bệ phóng" đối với Ben Affleck và Matt Damon, khi họ thủ vai hai thiên thần bị đày từ thiên đường xuống hạ giới. Cùng với Giáo chủ Hồng y Ignatius Glick, họ lập nên một "Nhà thờ thân thiện", nơi chứa chấp và rửa tội cho những "thành phần" giống mình, trong đó có cả ma quỷ và các sinh vật thần thoại. Đến thời điểm hiện tại, phim vẫn bị Liên đoàn Thiên chúa giáo gán cho mác "báng bổ", còn bản thân đạo diễn Kevin Smith từng nhận được ít nhất hai lá thư nặc danh hăm dọa cướp mạng sống.
The Passion of the Christ (2004): Bộ phim gây ra sự tranh cãi kịch liệt ngay từ lúc đang được thực hiện và sau khi ra mắt thì nhận được nhiều ý kiến khen chê khác nhau. Bộ phim kể lại chuyện Chúa Jesus bị phản bội và đóng đinh lên thập giá cũng là một trong những tác phẩm điện ảnh đề tài tôn giáo bạo lực bậc nhất, tạo ra một "trận cuồng phong và chiến tranh văn hoá" hồi năm 2004. Tài tử Mel Gibson chứng minh mình không chỉ là một diễn viên tài năng mà còn có khả năng tự tay tạo ra những tác phẩm để đời, bằng cách đi ngược lại những chuẩn mực "khuôn vàng thước ngọc" của Hollywood như không quảng bá rầm rộ, tự bỏ tiền túi ra làm phim hay thuê những diễn viên tầm tầm để đóng phim...
The Da Vinci Code (2006): Dựa trên cuốn tiểu thuyết ăn khách cùng tên của nhà văn Dan Brown, bộ phim với sự tham gia của tài tử Tom Hanks là hành trình đưa khán giả tới thế giới của những tri thức bị lãng quên. Kinh thánh và các niềm tin tôn giáo mà con người theo đuổi bấy lâu hoá ra đã bị cải biến, và giáo sư Langdon chính là người có sứ mệnh phủi đi lớp bụi lịch sử đã che đậy sự thật quá lâu. Không chỉ phim, mà cả cuốn tiểu thuyết gốc cũng từng bị lên án kịch liệt bởi Tòa án Thiên chúa giáo La Mã. Họ tuyên bố rằng những bí mật tôn giáo tăm tối trong phim hoàn toàn là hư cấu, đồng thời xúc phạm đến hình ảnh của nhà thờ và Giáo hoàng.
Noah (2014): Noah gây ra một cơn "đại hồng thuỷ" thực sự tại các phòng vé khi thu về hơn 44 triệu USD ngay trong tuần đầu tiên trình chiếu. Với những cái tên tài năng như Russell Crowe, Jennifer Connelly, Anthony Hopkins, Emma Waston, cùng tài năng của đạo diễn Darren Aronofsky, Noah là một cuộc hành trình tới vùng đất của những truyền thuyết, cùng cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, cũng như ước mơ hướng thiện của con người giữa bùn nhơ. Tuy nhiên, bộ phim lại bị cộng đồng các nước Tiểu Hồi giáo tẩy chay, vì họ cho rằng hình ảnh người hùng Noah được thể hiện trong phim là không đúng sự thật và xúc phạm đến tín ngưỡng.
Son of God (2014): Không như tác phẩm của Mel Gibson, Son of God đưa khán giả theo bước cuộc đời của Chúa Jesus từ khi thiếu thời tới lúc Ngài du hành tới Jerusalem. Một số điểm nhấn mà Son of God mang lại có thể kể tới như cách bóc trần những âm mưu chính trị của giới cầm quyền La Mã, hay một Barabbas hiện lên như ví dụ về lương tâm của con người đã rơi vào hố sâu không đáy của sự độc ác và ghê rợn. Với phong cách làm phim theo mô-típ các phim bom tấn với tình tiết nhanh, cảnh quay chớp nhoáng và tận dụng hiệu quả từ kĩ xảo CGI, một số nhà phê bình phim khó tính cho rằng Son of God đã "Mỹ hóa" hình ảnh của Chúa còn cốt truyện trong phim thì vẫn chứa đầy lỗ hổng.
Exodus: Gods and Kings (2014): Dựa theo câu chuyện chép trong Kinh Thánh về người hùng Moses rẽ đôi mặt nước để đưa người dân Do Thái thoát khỏi trận thảm sát của quân Ai Cập, Exodus: Gods and Kings phải hứng chịu nhiều lời phê bình cũng như tranh cãi từ trước khi ra mắt, khi phim biến tấu quá sai lệch so với huyền tích gốc. Đó là chưa kể các nhân vật Moses và vua Pharaoh Ramesses lại do hai diễn viên da trắng là Christian Bale và Joel Edgerton thủ vai. Ngoài ra, nhiều chi tiết quan trọng bị thay đổi so với nguyên bản, khi Moses từ người nô lệ giờ lại trở thành anh em kết nghĩa của Ramesses và ông vốn xuất thân là một võ tướng giỏi giang.
Theo Zing
8 cuộc tái ngộ màn ảnh đáng nhớ năm 2014 Cameron Diaz và Jamie Foxx, Keira Knightley và Benedict Cumberbatch, Emily Blunt và Meryl Streep... là những cuộc tái ngộ ấn tượng trên màn ảnh Hollywood 2014. Philip Seymour Hoffman và Julianne Moore trong The Hunger Games: Mockingjay - Part I: Hai diễn viên gạo cội Hollywood từng có hai lần làm việc với nhau trong các tác phẩm điện ảnh nổi tiếng...