Lá thư hiến xác của cử nhân kinh tế lừa đảo
Day dứt về hành vi sai trái của mình, Chương xin hiến các bộ phận cơ thể cho những bệnh nhân nghèo như một hành động trả nợ đời, dù hiện tại anh ta vẫn đang là phạm nhân.
Trước khi trở thành kẻ lừa đảo, Phạm Hồng Chương, sinh năm 1972 từng là thần tượng của nhiều thanh niên vùng đất nghèo hiếu học Can Lộc (Hà Tĩnh) khi một lúc rinh về 3 phiếu thi đậu Đại học mà toàn là những trường danh tiếng. Vậy mà giờ này, anh ta đang thi hành bản án 24 năm tù về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tổ chức cưỡng ép người khác đi nước ngoài trái phép.
Ngoài đôi mươi đã là chuyên viên cấp Bộ
Dáng vẻ bề ngoài không toát lên sự linh lợi nhưng cách nói chuyện của Chương rất thông minh thể hiện qua lời văn xúc tích, rạch ròi. Chương không nói dài, chỉ vắn tắt rằng có một nỗi đau rất đau đang đè nặng trong tâm trí.
Lớn lên trong nghèo khó nên ngay từ bé, Chương đã quyết tâm vượt khó thoát nghèo. Năm 1989, Chương đi thi đại học và đậu liền 3 Đại học danh tiếng gồm: Bách Khoa, Giao thông Vận tải và ĐH Tổng hợp. Người ta đỗ 1 trường Đại học đã khó, còn Chương cái khó không phải đỗ Đại học mà là theo học trường nào trong điều kiện kinh tế gia đình vô cùng eo hẹp.
Bố mẹ làm ruộng, lo ăn còn thiếu nên để có tiền đi học, ngày ngày sau buổi lên giảng đường, Chương ra đầu đường làm anh bơm vá xe đạp, thậm chí còn kiêm cả chân chạy bàn cho các quán bia, hàng cơm hay quán cắt tóc, gội đầu vào các buổi tối. Vật lộn kiếm tiền nhưng Chương học rất giỏi, năm nào cũng đứng top đầu khóa.
Khi Chương đem về nhà tấm bằng tốt nghiệp loại ưu, cậu trở thành thần tượng, là tấm gương cho nhiều thanh niên vùng đất nghèo Can Lộc nhìn vào phấn đấu.
Phạm nhân Phạm Hồng Chương.
Tốt nghiệp loại giỏi nên Chương được nhận vào làm việc tại Trung tâm Thông tin của một Bộ lớn ở Hà Nội. Con đường danh vọng trở nên thênh thang hơn với Chương khi mà chỉ một thời gian ngắn bằng sự thông minh, cần cù và sáng tạo, Chương đã xây dựng và đưa vào sử dụng thành công vài dự án mang tên “Văn phòng điện tử” cho mấy tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Thế nhưng ý nguyện của Chương không phải ở đó. Cậu muốn làm một việc gì đó lớn hơn, có tầm hơn đem lại lợi ích cho người dân miền Trung quê mình. Chính vì thế mà khi “dắt lưng” vài trăm triệu đồng, số tiền kiếm được từ những dự án kể trên, Chương quyết định quay trở về quê hương Hà Tĩnh, lập nghiệp.
Video đang HOT
Với dự án điện tử “Tiềm năng và cơ hội đầu tư khu vực miền Trung”, Chương thành lập công ty riêng và chưa đầy hai tháng sau, sự làm việc cật lực của Chương đã khiến anh ta có được một ngân hàng dữ liệu đầy đủ về cảng Vũng Áng, mỏ sắt Thạch Khê, bãi biển Thiên Cầm, cửa khẩu Cầu Treo. Chương cũng tận dụng cơ hội này, giới thiệu và chào hàng các sản phẩm đặc sản quê hương như cam bầu Hương Sơn, bưởi Phúc Trạch… trên trang tin điện tử của mình.
Các nhà đầu tư, khách hàng tìm đến, trang điện tử của Chương thành công ngoài mong đợi. Để mở rộng thị trường hoạt động của công ty, Chương chạy đôn chạy đáo tìm nguồn đầu tư và đó chính là bước ngoặt khiến cuộc đời anh ta rẽ sang một ngả khác khi Chương tham gia vào đường dây đưa người lao động ra nước ngoài trái phép.
Nhắc đến quá khứ ngày nào, Chương bảo với một người dân bình thường vì ham giàu mà liều lĩnh đã là một nhẽ nhưng với Chương, một cử nhân kinh tế, am hiểu pháp luật thì tội lỗi đó không thể tha thứ, nhất là việc làm sai trái đó đã gây ra biết bao đau khổ cho những gia đình nông dân nghèo. Đó cũng chính là lý do khiến Chương day dứt để rồi đi đến quyết định làm một việc gì đó trả nợ đời.
Hiến thân xác để trả nợ đời
Nói về gia đình, Chương bảo không còn vương vấn, lo nghĩ bởi bố mẹ già cũng đã khuất núi; vợ cũng đã yên phận với người chồng khác. Đứa con chung giữa Chương với người vợ ấy giờ cũng đã lập gia đình, có công ăn việc làm ổn định, thế là mãn nguyện. Chỉ có những người nông dân nghèo bị Chương lừa gạt tiền bạc mới là điều khiến anh ta phải suy nghĩ.
Chương bảo từng ấy năm trong tù là chừng ấy thời gian anh ta day dứt, ân hận vì những việc mình đã làm trước đây. Chỉ vì muốn có tiền mở rộng thị trường, phát triển công ty, Chương cố tình như không biết về những rủi ro đem lại cho người lao động khi tham gia đường dây đưa người lao động xuất khẩu trái phép.
Kể từ khi quyết định trực tiếp tham gia vào đường dây tổ chức đưa người trốn đi nước ngoài bất hợp pháp, Chương cho nhân viên công ty tỏa đi khắp các tỉnh thành thiết lập “chân rết”. Từ Hà Tây, Phú Thọ, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…, đâu đâu Chương cũng cắm “cò” xuất khẩu lao động.
Ban đầu, số người được công ty của Chương đưa ra nước ngoài theo diện thăm thân, du lịch chỉ vài chục. Mỗi người, khi sang đến nước bạn thì họ sẽ phải nộp phí môi giới cho Chương từ vài trăm đến vài ngàn đô la. Chỉ trong vòng một thời gian rất ngắn, số tiền lợi nhuận Chương thu được từ việc làm bất hợp pháp đó lên tới hàng trăm ngàn USD.
Khi đã thực hiện trót lọt vài vụ như thế, uy tín của Chương ngày một lên cao, phí “môi giới” cũng không còn thấp. Chương thiết lập một hệ thống nhà ở phục vụ cho việc đưa đón khách nghỉ ngơi giống như các trạm trung chuyển, vừa thuận lợi an toàn, vừa tiết kiệm chi phí. Sau khi đã hoàn chỉnh các giấy tờ giả, từ hộ chiếu công vụ đến công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Chương đưa người sang Campuchia hoặc Thái Lan cho một bộ phận khác của đường dây, đưa người lao động đến Đông Âu, Nga, Australia, Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc…
Tỷ lệ ăn chia là 50/50, có chuyến, Chương đưa liền lúc gần 200 người sang đất nước Chùa Tháp, đút túi gần nửa triệu đô la. Thế nhưng “thiên bất dung gian”, cuối năm 2000, Chương bị bắt, lĩnh án 24 năm tù và số tiền buộc phải bồi thường là 1.127 tỷ đồng…
Hỏi Chương đã bồi hoàn cho các bị hại được tí nào chưa, anh ta cười buồn: “Làm gì còn mà bồi thường chứ”. Tiền phi pháp vào túi nhanh thì ra đi cũng nhanh không kém. Chỉ có vợ con Chương là mang tiếng oan vì họ chẳng được hưởng lợi gì. Bao nhiêu tiền kiếm được Chương ném vào những bữa nhậu nhẹt, những em váy ngắn, chân dài hết.
Gần 13 năm cải tạo tại Trại giam số 3 là chừng ấy thời gian chịu những cái nắng như đổ lửa ở xứ sở miền Trung, Chương càng thấy ân hận khi nghĩ tới những người lao động quê mình, vì muốn thoát nghèo mà bị anh ta lừa tiền, giờ này chắc đang oằn lưng trên thửa ruộng, kéo cày trả nợ. Thiên nhiên khắc nghiệt đã tạo cho người miền Trung một tính cách cần cù, tiết kiệm, vậy mà…
Chương bảo chắc có nhiều gia đình oán giận anh ta lắm, bởi chính anh ta đã đẩy gia đình họ vào cảnh mất nhà, mất cửa, gia đìnhly tán. Trong số họ, Chương nghĩ thế nào cũng có người ốm đau, bệnh tật nhưng chẳng có tiền để thuốc thang, chữa trị và cái ý nghĩ hiến tặng các bộ phận cơ thể cho bệnh nhân nghèo cũng từ đó xuất hiện.
“Tôi muốn hiến tặng các bộ phận cơ thể không phải vì tôi không sợ chết mà đơn giản vì tôi muốn làm một việc gì đó để lương tâm mình nhẹ nhõm”, Chương tâm sự. Không chỉ hiến tặng các bộ phận cơ thể người, Chương còn có mong muốn hiến xác mình cho khoa học, coi như đó cũng là một việc làm có ích cho đời.
Được giao phụ trách đội văn nghệ, công việc của Chương là xây dựng các kế hoạch thi đua cho phạm nhân toàn phân trại như “Hội thi tìm hiểu Việt Nam đất nước, con người”, “Học tập tìm hiểu tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Hội thi Tiếng hát tình đời lần thứ 2″, hay các hội thi tìm hiểu, phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội….
Tích cực cải tạo, Chương đã được giảm án 3 lần với tổng cộng là 34 tháng và đó là một minh chứng cho sự hướng thiện của một con người lầm lỗi. Chương bảo những lúc rảnh rỗi, anh ta đọc sách và muốn dùng vốn kiến thức của mình làm một việc gì đó có ích cho xã hội.
Hỏi Chương thời gian vài năm nữa không phải là nhiều, đã có dự định gì chưa, Chương cười mà rằng vẫn theo đuổi công việc ở ngành truyền thông nhưng không biết sau chừng ấy năm sống tách biệt xã hội còn theo kịp thời đại nữa không.
Theo Người đưa tin
Đại gia có 3 tiền án đền trả nợ đời
Câu chuyện tôi nghe hệt như một chuyện cổ tích có thật được viết bằng nghị lực hiếm thấy giữa thủ đô sầm uất với nhân vật chính là vợ chồng anh Nguyễn Văn Tiến.
Nguyễn Văn Tiến và vợ anh, Ngô Thị Hải
Chiều đứng trên cầu Vĩnh Tuy, phóng tầm mắt về phía thượng nguồn, sẽ thấy một điền trang trù phú, xanh mướt ở bãi giữa sông Hồng. Nơi ấy có những con trâu gặm cỏ dưới trời thu yên ả, có đàn chim câu bay rợp trời. Nơi ấy cũng chính là tổ ấm của một người đàn ông đã đoạn tuyệt với món nợ giang hồ, trở về nẻo thiện...
Đại gia có 3 tiền án
Tiến bảo: "Đời tôi không có tuổi thanh niên". Sở dĩ nói vậy bởi anh đã từng 3 lần ra tù vào tội cộng với thời gian trốn chạy lên đến 16 năm trời. Nhà có 9 anh chị em, Tiến là con thứ năm, khỏe mạnh nhất nhưng cũng nóng nảy và ương bướng nhất. Khi lầm lỡ lần đầu năm 1979, anh đã dính vào tội trộm trâu, bị kết án 2 năm tù và thụ án tại Trại giam Tân Lập, Phú Thọ. Được giảm án một năm, mấy năm sau, Tiến lại nhận thêm cái án 3 năm tù vì tội cố ý gây thương tích trong một vụ đòi nợ thuê. Lần này, anh phải "thăm" Trại giam Gia Khánh, Ninh Bình.
Được giảm án 9 tháng, ra tù, Tiến nghĩ thế là đủ cho mình phải làm lại cuộc đời không thể cứ sai lầm mãi. Nhưng thực khó, nợ giang hồ vay trả không xong, dòng đời lại cứ phũ phàng xô đẩy anh ra xa bến hoàn lương. Thế mới có lần thứ ba, Tiến chém người trọng thương rồi trốn lệnh truy nã, bôn tẩu đường dài khắp đất Trung - Nam: nay Đà Nẵng, mai Quảng Nam rồi Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk. Chỉ đến khi nghe tin, nơi quê nhà mẹ già đau ốm, lúc ấy hẳn là do lòng hiếu thảo thôi thúc, Tiến mới lần trở về để tạ tội với bậc sinh thành, quyết chí hoàn lương. Ra đầu thú, anh được Tòa tặng" thêm 5 cuốn lịch để trong song sắt tĩnh tâm sám hối. Lần này do quyết tâm cải tạo, anh chỉ thụ án 3 năm đã được ra tù.
Trở về đời thường trong cảnh trắng tay, với "tài sản" là 3 tiền án chất chồng từ thời trai trẻ, anh thấy mình lạc lõng, bơ vơ trước ánh mắt thiếu thiện cảm của người đời. Chẳng ai tin anh sẽ dựng được tương lai mới, sẽ hoàn lương để trở về làm người lương thiện.
Giữa lúc khó khăn nhất, may thay, Tiến được một người con gái làng bên kém mình gần một giáp đem lòng yêu mến. Người nhìn ra cái khát khao làm lại cuộc đời của anh chính là Ngô Thị Hải, người con gái thôn Thạch Cầu tần tảo. "Đến với tôi, cô ấy chịu nhiều áp lực lắm. Để đáp đền tình cảm chân thành ấy, tôi biết mình cần phải làm gì và quãng thời gian sau đó cũng là quãng đời gian nan nhất khi tôi trở lại đời thường".
Đền trả nợ đời
Năm mà vợ chồng Tiến - Hải kết tóc se tơ cũng là năm mùa đông rét buốt, hai vợ chồng ra giữa bãi giữa sông Hồng lau sậy ngập đầu để vỡ đất khai hoang. Đêm đông, gió bấc hun hút, người vợ nhỏ lạnh cóng cứ run lên bần bật trong cái lán dựng bằng lau lách, nước mắt sụt sịt. Tiến nhìn vợ mà không nói nên lời, tim buốt như dao cứa, chỉ biết kéo vợ vào vòng tay ôm thật chặt.
Để tránh cái rét, cứ đêmxuống, hai vợ chồng lại tay dao, tay liềm ra bãi hoang hàng mấy chục héc ta để cắt sậy. Mấy tháng đông ròng rã cặm cụi, cuối cùng thì đất hoang cũng trồng được khoai, được sắn. "Ai cũng bảo vợ chồng tôi gàn dở. Khi ấy, cả khu vực này như cái hoang mạc không một bóng người. Chỉ có hai vợ chồng tôi thui thủi đào xới suốt đêm ngày..." - Hải cho biết.
Cũng năm ấy, Tiến vay lãi 2 triệu đồng mua một con trâu cái, ngày ngày đánh trâu vào xóm cày thuê. Sang năm sau, nhìn nó có chửa, hai vợ chồng cứ mừng mừng tủi tủi. Trâu đẻ được con nghé đực, Tiến bán đi lại vay mượn thêm tiền mua 4 con trâu nữa. Do Tiến khôn khéo, chỉ nuôi một vài tháng anh lại có thêm nghé. Đàn trâu cứ thế mà tăng dần từ chục đến vài chục con rồi ngoảnh đi ngoảnh lại, anh có cả gia tài khổng lồ với gần 200 con trâu mộng, trị giá hàng chục tỷ đồng.
Cả triền sông Hồng hoang vắng với một trời lau sậy, sau mấy năm, vợ chồng Tiến đã làm sạch được 20 héc ta. Có vốn, anh mua cây về trồng để bây giờ, ở điền trang của anh chẳng thiếu thứ cây gì, loại nào đếm gốc cũng lên con số vài trăm, thậm chí là không đếm xuể. Tiến kể: "Có năm nước sông Hồng lên, ngập mênh mông. Cây ngập úng chết sạch, trâu lợn vùng vẫy trong biển nước. Tôi phải gửi vợ và con nhỏ vào trong xóm, một mình gác ván lên xà nhà để ngủ. Nước rút, vợ chồng tôi lại hì hụi gieo trồng, cứ thế". Khi có lưng vốn, Tiến thuê máy múc đất đổ nền, để từ những hố sâu như thung lũng, giờ đã thành vườn cây trái xanh rì.
Trong tay Tiến, điền trang rộng mấy mươi héc ta trù phú, cây trái um tùm, lợn, gà, ngan, ngỗng, chim câu mỗi loại cả ngàn con. Tiến còn trồng hoa, cây cảnh cho thuê mượn khắp nội thành Hà Nội. Công nhân giúp việc có lúc lên đến vài ba chục người, với công ăn việc làm được trả lương hậu hĩnh.
Khi nghe tôi gọi vợ chồng anh là đại gia, thực sự đi lên bằng nghị lực phi thường và đôi bàn tay trắng, Tiến cứ lắc đầu nguầy nguậy mà bảo việc anh làm được cùng cái cơ ngơi ấy là quá nhỏ bé. Tôi hiểu, với anh, tổ ấm với người vợ hiền và 2 đứa con trai ngoan ngoãn kia mới là tài sản vô giá, bởi chính nó đã giúp anh bỏ cái ác, vác cái thiện, và đã khiến "đại bàng" quay về nẻo thiện.
Theo xahoi
Người luôn nghĩ đến trả nợ đời Từ một cậu bé mò cá, bắt kỳ nhông... hai tay không đến nước Nhật, ông đã trở thành một thương nhân thành đạt... Ông thấu hiểu sự đắng cay, thua thiệt của những người thất học, bởi vậy, giờ đây ông muốn làm một cái gì đó để giúp các em được học. Đầu xuân Nhâm thìn, trong cuộc giao lưu giữa...