LẠ: Thằn lằn bị nuốt vào bụng vẫn thò đầu cắn lại rắn:
Cảnh tượng hy hữu xảy ra khi một con thằn lằn bị rắn vua nuốt vào bụng bỗng thò đầu ra cắn lại kẻ săn mồi và tẩu thoát khiến người xem vô cùng ngạc nhiên.
Bryan cho biết, con rắn vua đã dùng thân quấn chặt lấy con thằn lằn. Thế nhưng thay vì nuốt đầu con thằn lằn trước thì nó lại quyết định nuốt phần đuôi của con thăn lằn.
Với hàm răng chắc khỏe, kẻ săn mồi rắn vua đã nhanh chóng nuốt gần hết toàn bộ con thằn lằn lớn. Nhưng bất ngờ con thằn lằn há miệng cắn vào mình con rắn vua.
Video đang HOT
Bị con mồi tấn công trong tình huống quá khó xử, con rắn vua không thể nào nuốt tiếp được. Thằn lằn đã nhanh chóng tẩu thoát.
Dĩ nhiên, không phải lúc nào cũng có sự may mắn như vậy. Rắn vua là loài rắn lớn có cách săn và giết mồi giống như loài trăn. Khi bắt được mồi nó sẽ dùng lực của cơ thể siết chặt cho con mồi gãy xương, sau đó mới nuốt. Nếu nuốt từ phần đầu của con mồi thì thằn lằn khó có cơ hội phản công lại như thế.
Khám phá bí ẩn 'vua rắn' trong cổ mộ của người Maya
Các nhà nghiên cứu hy vọng phát hiện này sẽ giúp họ khám phá những bí mật về triều đại "vua rắn".
Các nhà khảo cổ học ở Guatemala đã khai quật được hai ngôi mộ của người Maya cổ đại cùng với chiếc răm khảm ngọc bích, bộ xương ống chân người và mặt dây chuyền biểu tượng thần mặt trời dưới chân hai kim tự tháp Maya.
Hai ngôi mộ có niên đại khoảng năm 650-700 trước Công nguyên, được tìm thấy tại tàn tích Holmul, cách TP Guatemala khoảng 500 km về phía bắc. Đây được xem là thời kỳ thống trị của vương triều Maya, trước khi nền văn minh này sụp đổ một cách bí ẩn một vài thế kỷ sau đó.
Tên gọi "vua rắn" xuất phát từ biểu tượng đầu rắn của gia tộc mà nhóm khai quật tìm thấy tại khu vực. Gia tộc này được cho là cai trị một vùng đất rộng lớn ở phía bắc khu mộ.
Mặt dây chuyền có khắc tên một vị vua rắn
Thành phố Holmul bị bỏ hoang sau khi nền văn minh Maya suy vong vào giữa thế kỷ 8-9. Một trong hai ngôi mộ chứa hài cốt một người đàn ông trung niên córăng nạm ngọc bích,nhiều khả năng thuộc hoàng tộc Maya. Bộ xương bao gồm cả xương ống chân, được đánh giá là phát hiện vô cùng hiếm hoi, theo nhà nghiên cứu Francisco Estrada-Belli.
Ngôi mộ nằm dưới kim tự tháp xây xung quanh một công trình lâu đời hơn. Bên trong mộ, nhóm nghiên cứu tìm thấy những đồ vật sản xuất thủ công từ vỏ sò, ngọc bích, đá thủy tinh núi lửa và xương người cùng với đồ gốm sứ. Tranh khắc gần mộ có hình 5 vị vua, nhưng các nhà khảo cổ cho rằng bộ xương họ tìm thấy không nằm trong số đó. Số đồ gốm sứ đặt cạnh hài cốt chỉ ra người chết sống ở thời kỳ muộn hơn thời điểm bức tranh vẽ ra đời.
Ngôi mộ thứ hai được tìm thấy ở một kim tự tháp khác gồm hai gian phòng. Theo các nhà nghiên cứu, ngôi mộ này dường như được cải tạo từ các phòng trong cung điện. Họ cũng tìm thấy hài cốt của một người trung niên, một băng ghế ngồi lớn được chôn cất cùng đồ gốm sứ, xương và ngọc bích, cùng với một mặt dây chuyền mà theo nhà khoa học Estrada-Belli, đây là "phát hiện lớn đầu tiên trong nghiên cứu này."
Theo nhóm nghiên cứu, dây chuyền tìm thấy trong mộ là đồ vật bằng ngọc bích đầu tiên có thể gọi tên "vua rắn". Biểu tượng được khắc trên dây chuyền là hình đầu chim cốc biến hóa thành thần mặt trời. Dòng chữ khắc trên mặt dây chuyền có nội dung "Yuknoom Ti' Chan, Thánh quân Kaanul". Nhà vua Yuknoom Ti' Chan được cho là một thành viên trong gia tộc "vua rắn", cai trị ở một TP hoàn toàn khác là Dzibanche, ngày nay thuộc Mexio.
Các nhà khảo cổ học hy vọng sẽ có nhiều phát hiện hơn nữa ở khu vực Trung Mỹ và các khu vực khác với những công nghệ mới được phát triển.
Clip: Cuộc chiến không khoan nhượng giữa 2 con rắn Tài khoản Youtube có tên Sean Shaw vừa đăng tải đoạn video màn hỗn chiến giữa hai con rắn. Kết quả, con rắn lớn hơn đã giành chiến thắng và nuốt đối thủ vào bụng. Đoạn video này được Sean Shaw quay được tại khu vực Myponga ở miền Nam Australia. Trong đoạn clip này, hai con rắn đã tấn công nhau một...