Lá sen chống nóng ẩm, giải cảm và giảm béo
Sen là loài “thực – dược lưỡng dụng” – vừa là thức ăn vừa là thuốc.
Tác dụng dược lý của lá sen
Theo Đông y truyền thống, lá sen có vị đắng chát (khổ sáp) tính bình. Vào 3 kinh tâm, can và tỳ. Có tác dụng thanh thử, lợi thấp, thăng phát thanh dương và chỉ huyết (cầm máu). Chủ trị thử thấp tiết tả (tiêu chảy do nóng ẩm mùa hè), huyễn vận (chóng mặt hoa mắt), phù thũng, thổ huyết, nục huyết (chảy máu mũi), băng lậu, tiện huyết, sản hậu huyết vận (choáng váng sau khi sinh)… Thời xưa, lá sen tươi là vị thuốc rất thông dụng trong dân gian, dùng để chữa trị các chứng bệnh do thử thấp gây nên trong những tháng hè như: cảm nắng, say nắng, đau bụng tiêu chảy… Còn lá sen khô, hoặc đã thiêu tồn tính, dùng để chữa các chứng xuất huyết.
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, ngoài những tác dụng mà người xưa đã phát hiện, lá sen còn có tác dụng giảm béo và chống xơ vữa động mạch, do trong lá có nhiều loại alkaloids và flavonoid đặc biệt; ngoài ra còn có tác dụng giải độc nấm. Do đó, trên lâm sàng hiện nay, lá sen còn được sử dụng để phòng ngừa và chữa trị béo phì, phòng trị cao huyết áp, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành tim và viêm túi mật. Theo các chuyên gia, những người cao tuổi cơ thể đã suy yếu, động mạch não đã bị xơ cứng, hoặc từng bị liệt nửa người do tai biến mạch máu não, nên thường xuyên sử dụng lá sen.
Những cách cụ thể dùng lá sen phòng bệnh
Thanh thử trừ thấp, chống xuất huyết
Kinh nghiệm thực tế của Đông y truyền thống cho thấy, nhờ tác dụng thanh nhiệt giải thử (thanh trừ hỏa nhiệt trong mùa hạ) và sinh tân (tăng thể dịch) chỉ khát (chống khát) lá sen được dùng trong những tháng hè, để phòng ngừa và chữa trị các chứng bệnh do nắng nóng gây nên. Cụ thể, có thể dùng lá sen theo những cách sau:
Cháo lá sen (hà diệp chúc): dùng lá sen tươi 1 tàu, gạo tẻ 50g. Gạo vo sạch, nấu cháo theo cách thông thường. Lá sen rửa sạch, khi cháo sắp chín lấy lá sen úp lên trên mặt cháo; tiếp tục nấu nhỏ lửa một lúc, đến khi thấy cháo có màu lục nhạt là được. Chia ra ăn trong ngày, có thể cho thêm chút đường trắng.
Tác dụng: loại cháo này có tác dụng thanh thử lợi thấp, thăng dương kiện tỳ. Chủ trị “thử khí khốn tỳ” (nóng ẩm mùa hạ gây tổn thương chức năng tiêu hóa); “Dương khí bất thăng” dẫn tới tình trạng vùng thượng vị đầy tức kém ăn, người mệt mỏi, chân tay bải hoải.
Thanh lạc ẩm: lá sen tươi 6g (dùng phần rìa lá; kim ngân hoa 6g, tây qua thúy y (vỏ xanh dưa hấu) 6g, ty qua bì (vỏ trái mướp) 6g, búp tre tươi 6g. Cho vào nồi, đổ ngập nước, sắc còn 2 bát; chia 2 lần uống trong ngày.
Video đang HOT
Tác dụng: giải thử (trừ nóng mùa hè), thanh phế (mát phổi). Dùng trong trường hợp sau khi bị cảm nắng đã chữa khỏi, nhưng vẫn còn đau đầu, ho khan, mắt hoa nhìn không rõ.
Hà diệp hồng táo thang: dùng lá sen tươi 20g (cắt nhỏ), hồng táo (táo tàu) 5 trái, sắc lấy uống, chia ra uống từng ít một như uống trà.
Tác dụng: thanh thử, ích khí, thoái nhiệt. Dùng chữa trẻ nhỏ và người cao tuổi sốt nóng nhẹ dai dẳng trong ngày hè.
Song hà tiên: lá sen 7 tàu (bỏ phần rìa và chóp), ngó sen 7 cái. Hai thứ giã nát, thêm nước và mật ong lượng thích hợp, sắc lấy nước; chia ra 2 – 3 lần uống trong ngày, uống ấm (nếu nguội cần hâm lại).
Tác dụng: thanh nhiệt lương huyết; dùng chữa thổ huyết do xuất huyết ở đường tiêu hóa trên, tiêu phân đen.
Giảm béo, phòng trị bệnh tim mạch
Trà lá sen (độc vị lá sen): dùng lá sen khô 10g (tươi 30g), xé nhỏ, nấu nước uống thay trà trong ngày, liên tục 2 – 3 tháng. Có tác dụng hạ mỡ máu và chống béo phì rõ ràng.
Trà táo mèo lá sen (sơn tra hà diệp trà): sơn tra (hoặc táo mèo) 15g (đã thái lát, phơi khô), hà diệp (lá sen) 10g khô (hay 20g tươi), thái nhỏ. Hãm nước sôi, uống thay trà trong ngày.
Tác dụng: sơn tra có tác dụng xúc tiến tiêu hóa, chống tích trệ, hạ cholesterol máu và tăng lưu lượng máu trong động mạch vành tim; còn có tác dụng bảo vệ gan. Lá sen phối hợp với sơn tra thành loại trà có hương vị đặc biệt, có tác dụng phòng bệnh tim mạch, điều hòa chuyển hóa mỡ và giảm béo rõ ràng. Đồng thời còn có tác dụng xúc tiến tiêu hóa, chống đầy bụng, giúp ăn ngon miệng trong những ngày nắng nóng.
Cháo lá sen: lá sen 2 tàu, rửa sạch, sắc lấy nước, cho 50 – 100g gạo, thêm chút đường phèn, nấu cháo ăn. Tác dụng: lợi thủy tiêu mỡ, giảm thiểu sự ngưng tập tiểu cầu, cải thiện tuần hoàn máu, sử dụng thường xuyên có khả năng phòng ngừa tăng huyết áp và tai biến mạch máu não. Rất thích hợp với người cao tuổi.
Theo SKDS
Những lợi ích trên cả tuyệt vời của nước
Nước - ngoài tác dụng chính là thoả mãn cơn khát, nó còn có thể chữa được 8 chứng bệnh mà có thể bạn cũng đang gặp phải.
1.Bảo vệ sức khoẻ
Chúng ta vẫn biết rằng buổi sáng trước khi ngủ dậy nên uống 1 cốc nước. Có người thì dùng nước muối loãng, có người lại uống nước có thêm vài giọt chanh, người thì dùng nước mật ong. Vậy chính xác thì dùng loại nước nào sẽ là tốt nhất?
Sau một đêm, cơ thể trải quá quá trình trao đổi chất, cần nước để phục vụ cho quá trình bài tiết của cơ thể. Tuy nhiên, lúc này nếu bạn uống nước có chứa đường hoặc các chất dinh dưỡng vào thì sẽ rất khó cho quá trình chuyển hoá. Chính vì vậy mà sáng sớm nên uống một cốc nước ấm giải độc tố trong người là tốt nhất.
2. Béo phì
Uống nước để giảm cân là một phương pháp khoa học và đã được chứng minh rất rõ ràng. Nếu bạn không uống nước, các chất béo trong cơ thể sẽ rất khó tiến hành trao đổi chất và kết quả là khiến cho trọng lượng cơ thể tăng lên nhiều. Chức năng tiêu hoá của cơ thể cần nước, chức năng nội tiết cũng cần nước, sự chuyển hóa các chất độc hại dựa vào nước để loại bỏ độc tố ra ngoài, uống nước đầy đủ còn có thể tránh rối loạn tiêu hoá. Bạn có thể uống nước nửa giờ sau khi ăn để hỗ trợ quá trình này.
3. Bị cảm
Cách nhanh nhất để giải cảm chính là hãy uống nhiều nước. Lý do chính là người bị cảm thì nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao hơn bình thường, điều này sẽ dẫn đến hiện tượng toát mồ hôi. Nếu uống nhiều nước vào cơ thể sẽ càng ra nhiều mồ hôi và bài tiết chất độc, từ đó giúp nhiệt độ cơ thể hạ thấp hơn.
4. Ho
Khi bị ho đờm, nhiều người cảm thấy nghẹt thở, khó chịu, khó ho. Tại thời điểm này, hãy uống nhiều nước để pha loãng đờm và giúp cơ thể ho một cách dễ dàng. Thứ hai là sự gia tăng lượng nước trong cơ thể sẽ giúp nhanh chóng đào thải chất độc có hại, làm dễ chịu khí quản, giảm tần số của việc ho.
5. Đau bụng
Chứng đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt thường khiến các bạn gái cảm thấy vô cùng khó chịu. Lúc này bạn có thể cung cấp nước cho cơ thể bằng cách ăn cháo loãng nóng ở nhiệt độ 60 độ. Cháo chứa nhiều nước và cũng giúp bôi trơn dạ dày, nhiệt độ ấm của cháo sẽ giúp làm giảm các cơn đau bụng.
6. Mất ngủ
Nhiệt độ ấm chính là điều kiện tốt nhất "ru" chúng ta vào giấc ngủ ngon. Chính vì vậy mà khi mất ngủ, bạn hãy ngâm mình trong nước nóng để khiến cơ thể dễ chịu hơn.
7. Táo bón
Nguyên nhân dẫn đến táo bón một là do thiếu nước, hai là quá trình bài tiết kém. Người mắc chứng táo bón cần phải uống nhiều nước hơn. Cách uống chính là uống từng ngụm to và nuốt sau đó lấy hơi để uống tiếp ngụm khác. Mục đích của việc làm này chính là kích thích nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình bài tiết và trị táo bón.
8. Cáu kỉnh
Trạng thái tâm lý của con người có liên kết với não bộ và thật bất ngờ là việc uống nước cũng có liên quan chặt chẽ đến việc điều khiến những trạng thái này. Não bộ có thể tạo ra hai loại hormone có tên là "hormone hạnh phúc" và chất adrenaline thường được gọi là " hormones đau khổ". Khi một người bị khó chịu, các chất adrenaline sẽ tăng, nhưng ta có thể điều tiết tình trạng này bằng cách uống nhiều nước để điều khiển trạng thái tâm lý của mình.
Bảo Vy
Tổng hợp từ PC