LẠ: Nấm mối rừng, kẻ lùng cả ngày không ra, người chưa qua đã thấy
Sau nhiều ngày mưa dầm, nắng trở lại. Rồi chợt nắng chợt mưa, có khi mưa trong nắng, sợi mưa óng ánh rất đẹp. Rồi sau đó là mưa nấm! Quê tôi gọi là mưa nấm bởi lúc đó nấm mối bắt đầu mọc. Người trong làng lục tục vào mùa kiếm nấm.
Nấm mối là lộc trời nên không phải dễ thấy, nên mới có chuyện hạp (hợp) hay không hạp. Hạp lúc đi: Người thì tờ mờ sáng đã gặp nấm, người thì mặt trời lên bằng con sào, trưa tròn bóng hoặc chạng vạng mới thấy.
Lại còn hạp nơi nấm mọc nữa. Cũng một chỗ đó, người này vừa đi qua không thấy, người kia đi sau một lát lại nhổ được nhiều. Gặp nhau, người trước thấy người sau bưng đầy một nón nấm, nhìn mà vừa bực vừa nhỏ nước dãi. Nghe nói là do nặng vía nhẹ vía gì đó.
Người dân đi nhổ nấm mối. Ảnh: internet.
Người vào rừng xa kiếm nấm phải mang theo áo tơi, nón cời và cái rựa. Rựa là để phát gai góc cho dễ nhổ. Nón cời dùng đựng nấm, nếu có dơ, bị gai cào rách thêm cũng không tiếc. Còn áo tơi không chỉ để mặc mà quan trọng là che mưa cho nấm.
Video đang HOT
Gặp đám nấm lúc trời mưa to, nhổ không kịp là phải che cho nấm không bị rụng tai, mau tàn hoặc thấm nước sẽ bị dở đi. Khi nhổ phải cẩn thận, nhẹ nhàng, không dùng cuốc xẻng để đào mà dùng que cây để cạy gốc nấm. Xong chỗ nào nhớ đánh dấu kín đáo chỗ đó để mùa sau còn hưởng nữa.
Người đi nhổ nấm kỵ nhất là rủ nhau. Thật ra cực chẳng đã mới rủ một vài người thân thiết, vì vào rừng lúc mờ sáng hoặc chạng vạng cũng sợ. Nhưng cứ y như rằng hôm nào đi chung là công cốc. Không rủ nhau đông cũng tại vì nấm kỵ ồn ào. Đi nhổ nấm cứ lẳng lặng mà đi, không được cười nói rôm rả. Vì nghe tiếng nhiều người, nấm sắp mọc sẽ nằm im dưới đất, nấm nhú lên rồi sẽ tàn mất. Nấm là lộc trời nên khó tính.
Có người ham đến mức khi thấy nấm là chẳng thấy gì nữa. Quẳng rựa quẳng nón xáp tới như bị nấm ám. Nấm mọc trong lùm tre hay giữa đám gai cắt cu vẫn chui vào như không. Nhưng lúc nhổ xong ra không được vì xung quanh đều gai nhọn. Không dao không rựa làm sao phát trổ mà chui ra. Bí quá phải kêu làng. Ai đi ngang qua nghe có tiếng người trong bụi rậm lúc đầu sợ hết hồn, sau đó mới lấy rựa dọn cho cái lỗ chui ra. Được ít nấm nhưng mặt mũi tay chân trầy trụa xóc xước đủ chỗ. Thế mới biết lộc trời cũng không phải dễ ăn.
Cũng có người hám quá nên cả mùa nấm mối không nhổ được tai nào! Vậy nên ông bà bảo: Người hạp thì ít hám, người hám thì không hạp! Lộc trời cho ai thì người ấy hưởng, có muốn cũng không được.
Theo Phan Văn Thiên (Báo Gia Lai)
Nấm mối rừng, ở đâu bán cả triệu bạc, ở đây chỉ có giá 200 ngàn/ký
Ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Nông nói riêng, khi mùa mưa đến cũng là lúc nhiều người dân lại hăm hở lên nương rẫy tìm nấm mối rừng về ăn và bán.
Số lượng nấm nhiều hay ít tùy thuộc vào từng năm và giá cả của loại "nấm trời cho" này cũng khá cao, từ 120.000-180.000 đồng/kg, nên nhiều gia đình đã kiếm được tiền triệu vào mùa nấm mối.
Nấm mối có giá trị dinh dưỡng cao, nên giá khá cao.
Theo kinh nghiệm của những người chuyên đi hái nấm mối thì thời gian phát triển của nấm rất ngắn. Nấm mọc từ trong đêm, đến khoảng 5-6 giờ sáng thì bắt đầu mọc rộ, và chỉ trong vòng 3-4 tiếng đồng hồ sau sẽ nở bung. Vì vậy, việc hái nấm thường diễn ra vào sáng sớm, thậm chí phải đi lúc 3-4 giờ sáng, vì nếu không, chỉ ít lâu sau khi nở, nấm sẽ tàn lụi. Nấm mối thường mọc trên những trảng đất bằng hoặc những ụ đất cao tương đối thoáng và có độ che phủ của tán rợp cây vừa phải.
Đặc biệt, ở những nơi có nhiều ụ mối là nấm hay mọc nhất. Nấm mối sau khi hái hoặc mua về chỉ cần cạo sạch lớp đất bám ở thân và ngâm qua nước muối là có thể chế biến. Do mọc tự nhiên và chỉ có vào mùa mưa nên nấm mối được xem là đặc sản.
Anh Lê Văn Tú ở phường Nghĩa Đức (Gia Nghĩa) thường đi tìm nấm mối về bán mấy năm nay cho biết: "Gia đình tôi từ miền Trung vào Đắk Nông lập nghiệp, thời gian đầu cũng chỉ lấy nấm mối về phục vụ bữa ăn thôi nhưng sau thấy nhiều quá ăn không hết lại mang bán cho những nhà xung quanh. Năm nào trong rẫy của tôi cũng đều có nấm mối mọc, nhiều lắm, nên thường hái bán kiếm được khá tiền".
Chị H'Ốp ở bon Bu Sốp, xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) cũng cho hay: "Nhà tôi có 1 ha cà phê, hàng năm cứ vào mùa mưa là trên những ụ đất cao lại mọc rất nhiều nấm mối, chỉ cần mang cuốc ra đào thôi. Nấm mối hiếm và chỉ có vào mùa mưa nên rất đắt. Năm nay mưa nhiều nên nấm mối cũng nhiều, ăn không hết, tôi mang ra chợ bán, mỗi ký cũng được 100.000 đồng. Vì vậy, ngoài hái ở vườn nhà, chồng tôi còn lặn lội vào rừng xa để kiếm nấm về bán, có thêm một khoản thu nhập.
Nấm mối rừng là đặc sản của người Tây Nguyên khi mùa mưa về.
Theo y học, nấm mối có giá trị dinh dưỡng cao và cũng là một loại dược liệu ngăn ngừa bệnh ung thư. Nấm mối có vị ngọt, khi chế biến thành món ăn thì thân nấm vừa giòn vừa dai, mũ nấm rất mềm. Vì vậy, dù có giá cao nhưng nhiều gia đình vẫn ưa chuộng và tìm mua về chế biến bằng được vì giá trị dinh dưỡng và sự thơm ngon của nó. Tùy theo sở thích của từng gia đình mà chế biến nấm mối dưới nhiều dạng như xào thịt bò, đổ bánh xèo, chiên trứng, nấu cháo...
Chị Nguyễn Thị Hà ở phường Nghĩa Đức (Gia Nghĩa) chia sẻ: "Năm nào cũng vậy, đến mùa nấm mối là tôi tìm mua về cho gia đình mình thưởng thức. Mặc dù giá khá cao, nhưng một năm mới có một lần và cũng vì giá trị dinh dưỡng, tôi vẫn thường mua nấm mối về ăn".
Theo Mỹ Hằng (Báo Đắk Nông)
Đặc sản bé tí càng ngày càng hiếm bán giá tiền triệu ở Vĩnh Long Vào thời điểm này, nhiều người dân sống ở vùng nông thôn Vĩnh Long nhổ nấm mối bán với giá từ 750 ngàn- 1 triệu đồng/kg. Tuy nhiên, so với những năm trước thì năm nay lượng nấm mối mọc tự nhiên ít hơn nhiều. Anh Cao Anh Quốc thích thú phát hiện gò nấm mối. Theo nhiều người chuyên đi nhổ nấm...